Cac bai toan vo co (co dap an)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiền | Ngày 15/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: cac bai toan vo co (co dap an) thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Bài 1
Cho 6,45 gam hỗn hợp hai kim loại hoá trị (II). A và B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi phản ứng xong thu được 1,12 lít khí (đktc) và 3,2g chất rắn. lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kim loại E. Lọc lấy E rồi cô cạn dung dịch D thu được muối khan F.
1. Xác định các kim loại A, B, biết rằng B đứng sau A trong dãy hoạt động hoá học các kim loại.
2. Đem lượng muối khan F nung ở nhiệt độ cao một thời gian thu được 6,16g chất rắn G và V lít hỗn hợp khí. Tính thể tích V(đktc), biết khi nhiệt phân muối F tạo thành ôxít kim loại, NO2 và O2.
3. Nhúng một thanh kim loại A vào 400ml dung dịch muối F có nồng độ mol là CM. Sau khi phản ứng kết thúc lấy thanh kim loại ra rửa sạch, làm khô và cân lại thấy khối lượng của nó giảm 0,1 gam.
Tính nồng độ CM, biết rằng tất cả kim loại sinh ra sau phản ứng bám lên bề mặt của thanh kim loại A.
HDG:
1) Kim loại không tan trong dung dịch H2SO4 loãng phải là B (đứng sau H) và có khối lượng là 3,2(g)
Khối lượng kim loại A bằng 6,45 - 3,2 = 3,25 (g)
PTHH: A + H2SO4 -> ASO4 + H2 (1) (0,25điểm)
Vì nA = nH2 = 1,12: 22,4 = 0,05 mol
Do đó KLNT của A = 3,25 : 0,05 = 65
Vậy kim loại A là Zn (0,25điểm)
PTHH: B + 2AgNO3 -> B(NO3)2 + 2Ag (2) (0,25điểm)
Vì nAgNO=0,2 .0,5 =0,1mol
Do đó nB = 0,1 :2 = 0,05 mol
và KLNT của B = 3,2 : 0,05 = 64. Vậy B là Cu (0,25điểm)
2) Dung dịch D là dung dịch Cu(NO3)2 , Muối khan F là Cu(NO3)3
Theo PTHH (2) nF =nB = 0,05 mol (0,25điểm)
Phản ứng nhiệt phân F:
2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2(k) + O2(k) (3) (0,25điểm)
Nếu lượng Cu(NO3)2 bị phân huỷ hết thì lượng chất rắn CuO bằng
0,05 .80 = 4g, mâu thuẫn với 6,16g. (0,25điểm)
Gọi n là số mol của Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân, ta có phương trình về khối lượng chất rắn G:
(0,05 -n) .188 + 80n =6,16. ( 0,25điểm)
Rút ra n = 0,03 mol
Vậy theo PTHH (3): V= (2 .0,03 +0,5 .0,03) .22,4 = 1,68 lít (0,25điểm)
3) PTHH: Zn + Cu(NO3)2 -> Zn(NO3)2 + Cu (4) (0,25điểm)
Gọi a là số mol Zn tham gia phản ứng (4) ta có phuơng trình giảm khối lượng của thanh Zn: 65a - 64a = 0,1.
Rút ra a = 0,1 mol. (0,25điểm)
Vậy nồng độ mol của Cu(NO3)2 bằng 0,1 : 0,4 = 0,25M (0,25điểm)

Bài 2
Hòa tan 1,97g hỗn hợp Zn, Mg, Fe trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 1,008l khí ở đktc và dung dịch A. Chia A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền
Dung lượng: 275,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)