CÁC BÀI TOÁN ĐIỂN HÌNH LỚP 5

Chia sẻ bởi Phan Bảo Ngọc | Ngày 09/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: CÁC BÀI TOÁN ĐIỂN HÌNH LỚP 5 thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

CÁC BÀI TOÁN ĐIỂN HÌNH LỚP 5 VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
1.Bài toán về tìm số trung bình cộng:
a. Nội dung:
Bài toán về tìm số trung bình cộng đã được học ở lớp 4. Trong chương trình Toán 5 không có phần dành riêng cho toán trung bình cộng mà chỉ lồng ghép đan xen với các nội dung khác để ôn tập, củng cố, khắc sâu và mở rộng nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải loại toán này ở mức độ thành thạo hơn. Trong mỗi bài toán, nội dung cũng đan xen với các loại toán khác. Vì vậy, xét về mức độ liên quan thì dung lượng dành cho toán trung bình cộng ở Toán 5 là khoảng trên 10 bài.
b. Phương pháp giảng dạy:
Do dung lượng không nhiều, cũng không phân phối thành tiết dạy riêng biệt nên khi dạy, giáo viên cần chú ý nội dung tích hợp của các bài toán mà củng cố cho học sinh kịp thời, chính xác và đảm bảo mục tiêu bài dạy.
Khi dạy loại toán trung bình cộng này, để đạt kết quả cao hơn, giáo viên cần thực hiện theo 2 mức độ sau đây:
Mức độ 1: Củng cố về cách tìm số trung bình cộng
Ví dụ: Tìm số trung bình cộng của: 19 ; 34 và 46 (Toán 5 – trang 177).
Mục đích của bài toán này là giúp học sinh củng cố về cách tìm số trung bình cộng.
Vì vậy, khi dạy bài toán này, giáo viên cần yêu cầu học sinh nêu cách tìm số trung bình cộng của hai số, ba số, bốn số,…
Sau đó yêu cầu học sinh thực hành giải bài toán để nắm được cách giải:
Bài giải:
Trung bình cộng của 19 ; 34 và 46 là:
(19 + 34 + 46) : 3 = 33.
Đáp số : 33.
Mức độ 2: Giải bài toán có lời văn
Bài toán: Một người đi xe đạp trong 3 giờ, giờ thứ nhất đi được 12km, giờ thứ hai đi được 18km, giờ thứ ba đi được nửa quáng đường đi trong hai giờ đầu. Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? (Toán 5 – trang 170)
Bài toán này là dạng toán “Tìm số trung bình cộng”. Trước hết, yêu cầu học sinh tìm quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba: (12 + 18) : 2 = 15 (km).
Từ đó tính được trung bình mỗi giờ xe đạp đi được quãng đường là:
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km).
2. Bài toán về “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”:
a. Nội dung:
Dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” đã được học ở lớp 4. Vì vậy, trong chương trình Toán 5 gồm có 6 bài, không trình bày riêng mà chỉ phân bố rải đều trong chương trình và ở phần ôn tập cuối năm, mục đích là để củng cố kiến thức thường xuyên cho học sinh.
b. Phương pháp giảng dạy:
Khi dạy dạng toán này, giáo viên cần tập trung học sinh vào việc nhận dạng bài toán và nêu cách giải. Một trong những điểm cần lưu ý khi dạy bài toán này là việc tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Việc hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng là bước quan trọng nhất. Nếu tóm tắt đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho các em dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa các yếu tố của bài toán đã cho. Từ đó, các em sẽ tìm ra được cách giải thuận lợi hơn.
Chẳng hạn: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 120m. Chiều dài hơn chiều rộng 10m. Tính diện tích mảnh đất đó.
Điều then chốt ở đây là học sinh phải hiểu được Tổng của chiều dài và chiều rộng chính là nửa chu vi; chiều dài chính là số lớn; chiều rộng chính là số bé. Khi nhận biết được điều này, học sinh sẽ dễ dàng tìm ra được chiều dài và chiều rộng. Khi đó, giáo viên cần lưu ý thêm là: Sau khi tìm được chiều dài, chiều rộng thì còn phải tính diện tích mảnh đất.
Tóm tắt:
Chiều dài:
Chiều rộng: 10m
Diện tích: …….m2 ?
Bài giải:
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
(60 + 10) : 2 = 35 (m).
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
35 - 10 = 25 (m).
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
35  25 = 875 (m2).
Đáp số :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Bảo Ngọc
Dung lượng: 156,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)