Các bài Luyện tập

Chia sẻ bởi Lê Thu Hà | Ngày 12/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: Các bài Luyện tập thuộc Đại số 8

Nội dung tài liệu:

Soạn:
Giảng :
Tiết 45 §3 BIỂU ĐỒ
I Mục tiêu bài học
1 Kiến thức
Hiểu được ý nghĩa minh họa của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
Biết biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng.
2 Kĩ năng
Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “ Tần số ” và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian .
Biết cách trình bày bằng biểu đồ doạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng.
Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
3 Thái độ
- Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
II.Phương pháp:
- Hoạt động nhóm.
- Luyện tập thực hành.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình đàm thoại.
III.Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Thầy : SGK, bảng phụ, phấn mầu.
2. Trò : SGK, bảng nhóm, thước kẻ.
IV.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra:
Hoạt động 1: Khởi động
Thời gian hoàn thành cùng 1 loại sản phẩm (tính bằng phút) của 35 công nhân được ghi trong bảng sau:
3 5 4 5 4 6 3 4 7 5 5 5 4 4 5 4 5 7 5 7 6 5 5 7 6 4 5 5 6 3 6 7 7 5 8
Dấu hiệu ở đây là gì?
Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu?
b) Lập bảng tần số và rút ra nhận xét?
Học sinh thực hiện
Dấu hiệu ở đây là thời gian (phút) hoàn thành 1 sản phẩm của 35 công nhân
Có 6 giá trị khác nhau của dấu hiệu
b
Giá trị (x)
3
4
5
6
7
8


Tần số (n)
3
7
13
5
6
1
N=35

- Đa số nhân công hoàn thành 1 sản phẩm trong thời gian 4 đến 6 phút
1 nhân công hoàn thành công việc trong 8 phút
3.Bài mới:
ĐVĐ : Ngoài số liệu thống kê ban đầu, bảng “tần số” trên người ta còn dùng biểu đồ để thể hiện một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số. trong thực tế hàng ngày các em gặp rất nhiều biểu đồ như biểu đồ đoạn thẳng ,biểu đồ hình chữ nhật biểu đồ hình quạt .Bài học hôm nay cô và các em cùng nghiên cứu một dạng biểu đồ đó là biểu đồ đoạn thẳng .

Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung

15’
























15’
Hoạt động 2(15’): Giúp học sinh tìm hiểu cách vẽ biểu đồ *GV :Yêu cầu học sinh quan sát bảng tần số ở bảng đã làm ở kiểm tra ?.
Hãy dựng biểu đồ đoạn thẳng theo các bước ở ? SGK:
GV Cho HS đọc từng bước và làm theo.
*HS Đọc từng bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
*GV Độ dài đơn vị trên hai trục có thể giống nhau không ?
*HS Trả lời: Độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau.
*GV: Trục hoành biểu diễn giá trị nào, trục tung biểu diễn giá trị nào?
*HS: Trục hoành biểu diễn giá trị x trục tung biểu diễn tần số n.
*GV: Giá trị viết trước, tần số viết sau.
*GV: Cho HS thực hiện vẽ.
( GV Chú ý xác định tọa độ theo bảng chúng ta lập)
*HS: Thực hiện.
*GV: Em hãy nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
*HS
Bước 1:Dựng hệ trục tọa độ.
Bước 2: Vẽ các điểm có các tọa độ có đã cho trong bảng.
Bước 3 : Vẽ các đoạn thẳng.
*GV : Nhận xét và khẳng định:
Biểu đồ vừa dựng được gọi là biểu đồ đoạn thẳng.
*HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.
Hoạt động 3:Luyện tập
(10’)
Bài tập.


*GV: Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?
*HS: Dấu hiệu ở đây là bài kiểm tra 1 tiết của học sinh lớp 7. Số giá trị là 40.














Hoạt động 4: (15’)Chú ý.
*GV : Giới thiệu:
Ngoài biểu đồ đoạn thẳng như trên còn có các biều đồ khác, đó là biểu đồ hình chữ nhật ( dạng cột).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thu Hà
Dung lượng: 1,54MB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)