Buổi 2 lớp 4 tuần 5

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Tùng | Ngày 09/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: buổi 2 lớp 4 tuần 5 thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

Tuần 5 (từ ngày 03-07/10/2011)
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Luyện tập từ ghép và từ láy

I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố lại khái niệm từ ghép và từ láy.
- Nhận biết từ ghép và tưqf láy trong đoạn văn, thơ. Tìm được các từ láy âm, láy vần, láy cả âm cả vần. đặt câu được với từ ghép và từ láy.
- Có ý thức giũ gìn sự trong sáng của Tiếg Việt.
II. Đồ dùng dạy học: hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Chữa bài về cho HS
2. Bài mới:
* Hướng dẫn học sinh ôn tập.
- Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép?
- Thế nào là từ láy? Có mấyloại từ láy?
*Bài tập vận dụng
Bài 1: Dùng gạch chéo tách các từ trong 2 câu sau và xếp vào bảng phân loại
“Mưa/ mùa/ xuân /xôn xao/ phơi phớiNhững/ hạt mưa/ bé nhỏ /mềm mại/ rơi/ mà/ như/ nhảy nhót”/

Từ đơn
Từ phức


Từ ghép
Từ láy







Bài 2: Gạch bỏ từ không cùng nhóm cấu tạo với các từ còn lại trong những dãy từ sau:
a) nắng nôi, nóng nảy, nứt nẻ, nồng nàn, nơm nớp.
b) lạnh lẽo, lạnh lùng,lành lạnh, lạnh tanh, lành lặn.
c) đi đứng, mặt mũi, tóc tai, đúng đắn, rổ rá.
d) lạnh toát, lạnh giá, lạnh nhạt, lạnh lẽo.
e) ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật, chân thật.
g) thật lòng,thật thà,thành thật, chân thật.
*Đọc đề, làm miệng nêu lí do vì sao từ đó khác với các từ còn lại.
- Nhận xét, chốt ý đúng:a. nhóm từ láy từ “nứt nẻ” là từ ghép
Bài 3: Thay các từ đơn hoặc tổ hợp từ trong đoạn văn sau thành từ láy để các câu văn trở nên sinh động hơn. Chép lại đoạn văn sau khi đã thay từ.
a) Gió thỏi mạnh, lá cây rơi nhiều; từng đàn cò bay nhanh theo mây.
b) Mưa rất to suốt đêm ngày, mưa làm ttối mặt mũi.
c) Trên nền trời có những cánh cánh cò đang bay.
* Đọc đề , tìm từ thay và viết lại vào vở.
+ Chấm bài và nhận xét, chốt bài đúng (các từ có thể thay thế)
a) ào ào, lả tả, vun vút.
b) ồ ồ (xỗi xả) tói tăm.
c) rập rờn (chấp chới)

Tiết 2: Luyện tập đổi đơn vị đo đại lượng
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
-Nhớ lại các đơn vị đo đại lượng đã học và mối quan hệ của các đơn vị đo đại lượng đó.
-vận dụng các mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng để làm tính, giải toán có liên quan.
-Phát triển tư duy cho Hs.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau;
- Em đã học nhữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tùng
Dung lượng: 96,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)