Bui Hữu Nghĩa

Chia sẻ bởi Thach Sene | Ngày 03/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bui Hữu Nghĩa thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Cần thơ là một thành phố trung tâm của đồng bằng sông Cữu Long một thành phố đang phát triển.
Dù vậy, chúng ta vẫn giữ được nhiều phong tục, nhiều địa danh nổi tiếng
Một trong số đó, chúng ta có thể kể đến di tích mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Nằm một góc trên đường CMT8
Ngôi đền Bùi Hữu Nghĩa hiện ra nhỏ bé nhưng oai nghiêm, là nơi an nghĩ của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

Vài nét lịch sử
Bùi Hữu Nghĩa hiệu Nghi Chi, sinh năm Đinh Mão(1807) tại thôn Long Tuyền, tổng Định Thới, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh( nay thuộc phường An Thới, thành phố Cần Thơ )
Ông đỗ thủ khoa ,khoa thi Hương (1835). Và được làm tri huyện Trà Vang.
Ông mất tại quê nhà lúc 65 tuổi.

Bùi hữu Nghĩa là một vị quan thanh liêm, một nhà thơ, nhà soạn tuồng nổi tiếng của miền nam cuối thế kỉ XIX. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, góp phần không nhỏ vào lịch sử Việt Nam.
Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa
Vài nét về phần mộ
Mộ thủ khoa nằm trên phần đất thuộc phường An Thới, cách cầu Bình Thủy, Cần Thơ trên một cây số.
Mộ được xây bằng đá ong xanh đã bị sụp đỗ nhiều mảng. Mộ bia xiêu vẹo rất nhiều năm không ai tu sửa.

Mãi cho đến năm 1974, khi làm quận trưởng quận nhứt, trung tá Lê Văn Giàu đã vận động thân hào nhân sĩ địa phương và nhóm Hưng cổ văn đàn của các cụ Hà Thủy Nguyễn Sanh Kim, Nguyễn Tài Năng ở Bình Thủy..chung nhau trùng tu ngôi mộ.
Mộ cụ Thủ khoa được xây dựng lại bằng đá mài với mộ bia và đền thờ có ghi bài vị và câu đối nói lên tài đức và nghiã khí của nhà thơ danh sĩ đất Bình Thủy- Long Tuyền. Mộ xây trên nền cao lót gạch xanh đỏ, xung quanh là hàng rào xi măng phết sơn sáng sủa.
Nhiều chậu kiểng đặt dọc theo hàng rào, xen vào các cái “đôn” cho du khách ngồi nghỉ chân trông đẹp mắt.
Do cụ mất đi không để lại hình ảnh và chân dung nên đời sau khó hình dung được vóc dáng và khuôn mặt cụ.
Năm 1987, nhân dip 192 năm ngày sinh của cụ , Trần Thanh Phong đã tưởng tượng qua các tư liệu về ông, rồi khắc ra tượng đặt nó ở phần mộ của ông.
Đây là bia tưởng niệm ông



















bàn thờ ông được trang trí rất trang nghiêm.

cuộc đời của ông, đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, góp phần quan trọng trong thơ văn Việt Nam.
Dân ta có câu ca ngợi ông:
“Đồng Nai có bốn rồng vàng
Lộc Họa, Lễ Phú, Sang Đàn, Nghĩa thi”
Cuộc đời và sự nghiệp là tấm gương sáng, công minh, chính trực dấu tranh chống áp bức, cường quyền để cho hậu thế học tập và tôn kính.
Ngày 25 tháng 1 năm 1994, bộ văn hóa thông tin đã ra quyết định công nhận mộ thủ khoa Bùi hữu Nghĩa là di tích lưu niệm danh nhân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thach Sene
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)