BT về phương thức chuyển nghĩa

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thanh Tuyền | Ngày 12/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: BT về phương thức chuyển nghĩa thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Bài tập về phương thức chuyển nghĩa
I. Hiện tượng chuyển nghĩa:
Câu 1 (4 điểm)
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
(Viếng lăng Bác-Viễn Phương)
Hãy cho biết tư ø"Mặt trời" trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không?Vì sao?
Câu 2:
Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau:
a. Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Gợi ý: a. Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Từ “chân” trong hai câu thơ này được dùng theo nghĩa gốc là cái chân, bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; được coi là biểu tượng hoặc hoạt động đi lại của con người (Từ điển tiếng Việt, 1992, NXB Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam).
b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Từ “chân” trong câu này được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường…) [Từ điển tiếng Việt, 1992, NXB Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam].
Câu 3:
Cho câu thơ:
‘’ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng’’
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm.
Ngữ Văn 9 - Tập 1. )
Từ mặt trời nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ mặt trời nào được dùng theo nghĩa chuyển? Có thể coi từ mặt trời là một từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Phân tích giá trị nghệ thuật của từ mặt trời ở câu thơ trên.
Gợi ý;

Mặt trời trong câu Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi được dùng theo nghĩa gốc, trong câu Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng được dùng theo nghĩa chuyển. Từ mặt trời ở đây không được coi là một từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển ở đây chỉ có ý nghĩa lâm thời.
b. - Chỉ ra được biện pháp tu từ: ẩn dụ 0,5đ
- Nêu được tác dụng: Con là mặt trời của mẹ. Con là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống.
Câu 4:
“Ta đi trọn kiếp con ngời
Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru”
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xa – Nguyễn Duy)
a) Nêu nghĩa của từ “đi”
- Từ “đi” trong câu 1 …………………………………….
- Từ “đi” trong câu 2 …………………………………….
b) Từ “đi” đợc dùng theo nghĩa nào ?
A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển
Câu 5:
Đọc và xác định phương thức chủ yếu trong sự phát triển nghĩa của các từ ngữ trong các câu thơ sau:
a/ Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bờ sông thương.
(Chiều sông thương – Hữu Thỉnh)
b/ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Bài ca vỡ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thanh Tuyền
Dung lượng: 62,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)