BT cho HSG_kim loai td vs axit thong thuong

Chia sẻ bởi Giáo Án | Ngày 15/10/2018 | 126

Chia sẻ tài liệu: BT cho HSG_kim loai td vs axit thong thuong thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT THÔNG THƯỜNG
Bài 1: Cho 13,7 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch axit HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch Y nặng hơn hơn dung dịch axit ban đầu là 12,6 gam. Tính V. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X.
Bài 2: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Thêm 2,24 gam Fe vào cốc A và m gam Al vào cốc B. Sau khi cả Fe và Al tan hoàn toàn thì thấy cân vẫn ở vị trí cân bằng. Tính m.
Bài 3: Hoà tan m gam hỗn hợp A gồm sắt và kim loại M (có hoá trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối khan. Tính giá trị của m.
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 22,75 gam Zn vào 146,00 gam dung dịch HCl 20,00% thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Tính V và nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch X.
Bài 5: Hòa tan 16,8 gam kim loại M vào dung dịch HCl dư, thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng nặng hơn khối lượng dung dịch axit ban đầu là 16,2 gam. Xác định kim loại M.
Hòa tan 25,2 gam kim loại M ở trên vào dung dịch H2SO4 10,000% loãng, vừa đủ. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc). Làm lạnh dung dịch A thu được 55,6 gam chất rắn B tách ra và còn lại dung dịch muối sunfat bão hòa có nồng độ 9,275%. Tính V và xác định công thức của chất rắn B.
Bài 6: Hòa tan hết m gam Mg vào dung dịch H2SO4 20,00% (loãng) vừa đủ, thu được dung dịch X và khí H2. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài 7: Hòa tan hết m gam một kim loại M hóa trị II không đổi vào dung dịch HCl 10,00% vừa đủ thu được dung dịch X và khí H2. Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch X là 17,15%. Xác định kim loại M.
Bài 8: R là một kim loại hóa trị II không đổi. Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại R vào dung dịch H2SO4 10,000% (loãng) thì thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có chứa H2SO4 dư (nồng độ 1,636%) và muối (nồng độ 10,017%). Xác định kim loại R. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 9: Cho K đến dư vào m gam dung dịch HCl nồng độ x% thu được 0,05m gam H2. Tính x%.
Bài 10: Cho 11,7 gam hỗn hợp Zn và Mg vào 100 ml dung dịch HCl xM. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Tính x.
Bài 11: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp Mg và Al vào 500 ml dung dịch chứa HCl 1,00M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch A và 8,736 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Bài 12: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20,000% thu được dung dịch Y. Biết nồng độ MgCl2 trong dung dịch Y là 11,787%. Tính nồng độ % của muối sắt trong dung dịch Y.
Bài 13: Cho 46,4 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với 17,92 lít khí hiđrô (đktc). Cho toàn bộ lượng kim loại thu được tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 43,8 gam HCl. Xác định công thức hóa học của oxit.
Bài 14: Hoà tan 4,0 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại M (hoá trị II) vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc. Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại M thì dùng không hết 0,5 mol HCl. Xác định kim loại M.
Bài 15: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 8,5 gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Tính m và xác định hai kim loại.
Bài 16: Cho 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Giáo Án
Dung lượng: 35,50KB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)