Bồi dưỡng văn 8- buổi 1- ôn tập vă tự sự
Chia sẻ bởi Vũ Thị Ngọc |
Ngày 03/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng văn 8- buổi 1- ôn tập vă tự sự thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Bồi dưỡng văn 8
Buổi 1
Ôn luyện kĩ năng làm bài văn tự sự
1- Khái niệm:
Tự sự là kiểu văn bản nhằm trình bầy một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
I- Ôn kiến thức:
2- Mục đích:
Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bầy tỏ thái độ
Thế nào là văn bản tự sự?
Mục đích của văn bản tự
sự là gì?
3- Bố cục: Gồm ba phần
Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc chính của câu chuyện
Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể
4- Đặc điểm:
Nhân vật: người thực hiện các sự việc, người được thể hiện trong văn bản. Có nhân vật chính, nhân vật phụ.
Sự việc: xảy ra trong thời gian , địa điểm, do nhân vật thực hiện. Có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Được sắp xếp theo một trật tự diễn biến nhằm thể hiện tư tưởng mà người kể muốn đạt được.
Văn bản tự sự thường có bố cục mấy phần? Hãy nêu những đặc điểm về nhân vật, sự việc, ngôi kể của văn bản tự sự?
Chủ đề: mỗi câu chuyện mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Ý nghĩa đó toát từ nhân vật sự việc , cốt truyện.
Lời văn tự sự:
chủ yếu là kể người, kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, lai lịch, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động đó đem lại
- Ngôi kể:
+Có thể là ngôi thứ nhất: bộc lộ được những tâm tư tình cảm, suy nghĩ trực tiếp của nhân vật một cách sâu sắc.
+Có thể kể theo ngôi thứ ba: thể hiện được sự khách quan với câu chuyện. Phạm vi câu chuyện được kể trong không gian lớn hơn và có thể cùng lúc.
Người kể chuyện:
có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện, giới thiệu nhân vật, tình huống, tả người , tả cảnh, đưa ra các nhận xét, đánh giá, bộc lộ thái độ. Cảm xúc
II- Bài tập thực hành
*Đề bài:
Khi trở về, người con trai lão Hạc đã được nghe ông giáo kể về cuộc sống của cha và những tâm nguyện của ông trước khi chết. Em hãy kể lại câu chuyện trên.
I- Định hướng:
- Nội dung: ngày trở về của con trai lão Hạc.
- Chủ đề: Tình yêu thương , trân trọng của đứa con với người cha đã hi sinh tất cả cho mình được sống tốt hơn.
Ngôi kể thứ nhất: bộc lộ những tâm tư tình cảm, suy nghĩ trực tiếp của nhân vật người con một cách sâu sắc.
Lời văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả ngoại hình, nội tâm, và sử dụng biểu cảm tạo chất trữ tình cho bài văn.
II- Dàn ý: Gồm ba phần
A- Mở bài: Giới thiệu
Gần năm năm , tôi mới trở về.
Làng cũ, cảnh vật như tiêu điều hơn, không biết thầy tôi ra sao.
B- Thân bài: Diễn biến sự việc
a/ Cảnh nhà, hình ảnh người cha, hình ảnh con chó vàng .
b/ Câu chuyện với ông giáo.
c/ Thăm mộ cha, nghĩ về cuộc đời của cha mình, của mình và những người đang đấu tranh vì một cuộc sống tốt hơn.
C- kết bài: Kết thúc
Lời của ông giáo văng vẳng bên tai.
Hình bóng người cha hiện về trong ánh hoàng hôn
Đoạn mở bài:
Vậy là ngày trở về của tôi cũng đã đến. Thấm thoắt đã gần năm năm rồi. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, chẳng chờ đợi bất kì một ai cả. Không biết thầy tôi bây giờ ra sao? Có khỏe mạnh không? Tôi bước chân về làng cũ, ngôi làng xưa vẫn thế- vẫn bóng cây đa đầu làng, vẫn cái giếng đình nước trong lấp loáng.
* Một đoạn trong thân bài:
Vẻ mặt ông giáo thay đổi hẳn, trĩu xuống một nỗi buồn. Ông đẩy nhẹ tôi ngồi xuống ghế, giót bát nước chè xanh rồi khẽ nói:
- Thầy anh đã mất rồi!
- Sao ạ! – tôi hoảng hốt đứng lên.
- Ông cụ mất cách đây gần một năm. Cụ ốm một trận khủng khiếp…cụ đã cố đợi anh về nhưng không thể đợi được.
I- Viết các đoạn văn:
Đoạn kết bài:
Lời của ông giáo như thấm đọng trong lòng tôi. Thầy tôi mất rồi! Tôi xót xa đau đớn. Tôi thẫn thờ trở về nhà thắp nén hương trên bàn thờ cha… Tôi nhìn ra mảnh vườn, chợt như thấy bóng cha tôi hiện ra mờ ảo trong ánh hoàng hôn.
Hãy nhận xét về nội dung và cách diễn đạt
trong các đoạn văn trên. Các yếu tố miêu tả,
biểu cảm có được sử dụng không? Tác dụng
như thế nào?
Hãy viết lại đoạn mở bài và kết bài theo
cách của em.
Buổi 1
Ôn luyện kĩ năng làm bài văn tự sự
1- Khái niệm:
Tự sự là kiểu văn bản nhằm trình bầy một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
I- Ôn kiến thức:
2- Mục đích:
Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bầy tỏ thái độ
Thế nào là văn bản tự sự?
Mục đích của văn bản tự
sự là gì?
3- Bố cục: Gồm ba phần
Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc chính của câu chuyện
Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể
4- Đặc điểm:
Nhân vật: người thực hiện các sự việc, người được thể hiện trong văn bản. Có nhân vật chính, nhân vật phụ.
Sự việc: xảy ra trong thời gian , địa điểm, do nhân vật thực hiện. Có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Được sắp xếp theo một trật tự diễn biến nhằm thể hiện tư tưởng mà người kể muốn đạt được.
Văn bản tự sự thường có bố cục mấy phần? Hãy nêu những đặc điểm về nhân vật, sự việc, ngôi kể của văn bản tự sự?
Chủ đề: mỗi câu chuyện mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Ý nghĩa đó toát từ nhân vật sự việc , cốt truyện.
Lời văn tự sự:
chủ yếu là kể người, kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, lai lịch, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động đó đem lại
- Ngôi kể:
+Có thể là ngôi thứ nhất: bộc lộ được những tâm tư tình cảm, suy nghĩ trực tiếp của nhân vật một cách sâu sắc.
+Có thể kể theo ngôi thứ ba: thể hiện được sự khách quan với câu chuyện. Phạm vi câu chuyện được kể trong không gian lớn hơn và có thể cùng lúc.
Người kể chuyện:
có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện, giới thiệu nhân vật, tình huống, tả người , tả cảnh, đưa ra các nhận xét, đánh giá, bộc lộ thái độ. Cảm xúc
II- Bài tập thực hành
*Đề bài:
Khi trở về, người con trai lão Hạc đã được nghe ông giáo kể về cuộc sống của cha và những tâm nguyện của ông trước khi chết. Em hãy kể lại câu chuyện trên.
I- Định hướng:
- Nội dung: ngày trở về của con trai lão Hạc.
- Chủ đề: Tình yêu thương , trân trọng của đứa con với người cha đã hi sinh tất cả cho mình được sống tốt hơn.
Ngôi kể thứ nhất: bộc lộ những tâm tư tình cảm, suy nghĩ trực tiếp của nhân vật người con một cách sâu sắc.
Lời văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả ngoại hình, nội tâm, và sử dụng biểu cảm tạo chất trữ tình cho bài văn.
II- Dàn ý: Gồm ba phần
A- Mở bài: Giới thiệu
Gần năm năm , tôi mới trở về.
Làng cũ, cảnh vật như tiêu điều hơn, không biết thầy tôi ra sao.
B- Thân bài: Diễn biến sự việc
a/ Cảnh nhà, hình ảnh người cha, hình ảnh con chó vàng .
b/ Câu chuyện với ông giáo.
c/ Thăm mộ cha, nghĩ về cuộc đời của cha mình, của mình và những người đang đấu tranh vì một cuộc sống tốt hơn.
C- kết bài: Kết thúc
Lời của ông giáo văng vẳng bên tai.
Hình bóng người cha hiện về trong ánh hoàng hôn
Đoạn mở bài:
Vậy là ngày trở về của tôi cũng đã đến. Thấm thoắt đã gần năm năm rồi. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, chẳng chờ đợi bất kì một ai cả. Không biết thầy tôi bây giờ ra sao? Có khỏe mạnh không? Tôi bước chân về làng cũ, ngôi làng xưa vẫn thế- vẫn bóng cây đa đầu làng, vẫn cái giếng đình nước trong lấp loáng.
* Một đoạn trong thân bài:
Vẻ mặt ông giáo thay đổi hẳn, trĩu xuống một nỗi buồn. Ông đẩy nhẹ tôi ngồi xuống ghế, giót bát nước chè xanh rồi khẽ nói:
- Thầy anh đã mất rồi!
- Sao ạ! – tôi hoảng hốt đứng lên.
- Ông cụ mất cách đây gần một năm. Cụ ốm một trận khủng khiếp…cụ đã cố đợi anh về nhưng không thể đợi được.
I- Viết các đoạn văn:
Đoạn kết bài:
Lời của ông giáo như thấm đọng trong lòng tôi. Thầy tôi mất rồi! Tôi xót xa đau đớn. Tôi thẫn thờ trở về nhà thắp nén hương trên bàn thờ cha… Tôi nhìn ra mảnh vườn, chợt như thấy bóng cha tôi hiện ra mờ ảo trong ánh hoàng hôn.
Hãy nhận xét về nội dung và cách diễn đạt
trong các đoạn văn trên. Các yếu tố miêu tả,
biểu cảm có được sử dụng không? Tác dụng
như thế nào?
Hãy viết lại đoạn mở bài và kết bài theo
cách của em.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Ngọc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)