Bồi dưỡng thường xuyên mn 15

Chia sẻ bởi Huỳnh Nguyễn Trúc Nhi | Ngày 05/10/2018 | 79

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng thường xuyên mn 15 thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG 3– MN15:
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT
Thời gian học: Từ ngày 1/1 đến ngày 31/1/2016
Tự học 9 tiết; Tập trung: Lí thuyết 6 tiết, thực hành 0 tiết
Tài liệu: Quyển tài liệu BDTX ND3 – MN15 “Đặc điểm trẻ có nhu câu đặc biệt”

KHÁI NIỆM TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT:
Trẻ được gọi là trẻ có nhu cầu đặc biệt là những trẻ em có những trở ngại về thể lý khiến cho các em không có khả năng tiếp thu một chương trình giáo dục như trẻ bình thường. trong việc chăm sóc về mặt tâm lý, các em cũng đòi hỏi những biện pháp, kỹ thuật mà chỉ có những người được đào tạo mới có khả năng hướng dẫn. Trẻ cũng đòi hỏi ở cha mẹ các em những quan điểm tích cực và hợp lý để có thể cùng với các nhà chuyên môn xây dựng cho các em các chương trình giáo dục chuyên biệt.
Có 4 nhóm trẻ được xem là có nhu cầu đặc biệt là: các trẻ khuyết tật về thể chất như trẻ bại liệt, khiếm thị, khiếm thinh; trẻ có các khuyết tật về trí tuệ như trẻ chậm khôn, trẻ hội chứng Down, trẻ Bại não …Nhóm thứ hai là trẻ năng khiếu, tài năng…Nhóm thứ ba: trẻ có nguy cơ bỏ học…. Nhóm thứ tư: trẻ dân tộc thiểu số.

PHÂN LOẠI TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT:
Gồm 4 loại:
Trẻ khuyết tật
Trẻ có năng khiếu, tài năng
Trẻ có nguy cơ bỏ học
Trẻ dân tộc thiểu số
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT THEO TỪNG LOẠI:
NHÓM 1: TRẺ KHUYẾT TẬT
Khuyết tật trí tuệ:
Khuyết tật trí tuệ là:
Chức năng trí tuệ dưới mức độ trung bình: là chỉ số thông minh đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân. (Đối với trẻ nhỏ, người ta dựa vào các đánh giá lâm sàng để xác định).
Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng xã hội/liên cá nhân, sử dụng các tiện ích trong cộng đồng, tự định hướng, kỹ năng học đường chức năng, làm việc, giải trí, sức khoẻ và độ an toàn.
Tật KTTT xuất hiện trước 18 tuổi.

Khuyết tật vận động:
Khiếm thính
Trẻ nghe không rõ hoặc không nghe được đều là trẻ khiếm thính,. Theo quy định của Tổ chức y tế Thế giới, thì nếu độ mật thính lực trung bình từ 50 dB trở lên, hay nói một cách khác trẻ không nghe được trọn vẹn câu nói( nói chuyện bìh thường) ở khoảng cách 1m là trẻ khiếm thính. Nếu trẻ có độ mất thính lực trung bình trên 80 dB, nghĩa là chỉ nghe được những tiếng động mạnh, kề sát tai, thường những trường hợp này gọi là điếc, đi kèm theo điếc là bị mất ngôn ngữ - câm.
Vị trí tổn thương:
Khiếm thính tiếp nhận: tổn thương tai ngoài và tai giữa.
Khiếm thính dẫn truyền: tổn thương tai trong
Khiếm thính hỗn hợp: tổn thương cả tai ngoài, tai giữa, tai trong.
Khiếm thính trung ương: dây thần kinh số 8, tổn thương ở não.
Cường độ âm thanh có thể nghe được.
Nghe kém nhẹ: Không nghe được tiếng nói thầm. Khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn.
Nghe kém trung bình: Không nghe được tiếng nói thầm và tiếng nói thường. Rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn
Nghe kém nặng: Không nghe được ngay cả tiếng nói lớn. Các cuộc nói chuyện được thực hiện rất khó khăn với nhiều nỗ lực.
Nghe kém sâu: Không nghe được ngay cả khi hét sát vào tai. Nếu không sử dụng thiết bị trợ thính thì không thể giao tiếp.

Khiếm thị
Đây là một tổn thương khá nặng nề, có hai dạng: Bẩm sinh và hậu đắc. Trẻ mù bẩm sinh thường  do một nguyên nhân hết sức đơn giản, đó là do thiếu vitamin A. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khô giác mạc  nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác:
- Do bệnh giang mai (của mẹ) hay nhiễm trùng bệnh lậu.
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh
- Glôcom bẩm sinh (Bệnh cườm nước )
- Bệnh gai thị, thoái hóa sắc tố võng mạc
- Viêm màng bồ đào phôi thai.
- Teo nhãn cầu, không có nhãn cầu bẩm sinh.
- Cận thị nặng gây mù  hay khuyết mi.
Trong trường hợp mù sau khi sinh thường do gặp tai nạn hay bệnh tật dẫn tới mù:: Bị pháo, chất nổ, cháy ... hay nhuyễn giác mạc.
Hiện nay, việc giáo dục các trẻ mù đã hình thành ở nhiều tỉnh thành và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Nguyễn Trúc Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)