Bôi dương HSG văn 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai Phương |
Ngày 11/10/2018 |
75
Chia sẻ tài liệu: Bôi dương HSG văn 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:
+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.
+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).
+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn!
- Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).
- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao?
- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.
II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài (…)
- Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) (…)
b. Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào?
* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…
- Đề xuất phương châm đúng đắn…
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1 Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chùm hoa thật rực rỡ.
Trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Câu nói miêu tả một hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi ra nhiều suy tưởng đẹp.
- Đó là biểu tượng của nghị lực và ý chí vươn lên của con người
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:
+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.
+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).
+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn!
- Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).
- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao?
- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.
II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài (…)
- Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) (…)
b. Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào?
* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…
- Đề xuất phương châm đúng đắn…
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1 Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chùm hoa thật rực rỡ.
Trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Câu nói miêu tả một hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi ra nhiều suy tưởng đẹp.
- Đó là biểu tượng của nghị lực và ý chí vươn lên của con người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai Phương
Dung lượng: 46,05KB|
Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)