Boi duong hsg
Chia sẻ bởi Nguyễn Quyền Thu |
Ngày 09/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: boi duong hsg thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
TAÛP CHÊ KHOA HOÜC, Âaûi hoüc Huãú, Säú 22, 2004
TỪ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
ĐẾN PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
Hà Viết Hải
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
I. MỞ ĐẦU
Trước đây, phương pháp dạy học chương trình hóa được đề cập khá nhiều và cũng đã có khá nhiều người cố gắng áp dụng nó. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm về mặt lý thuyết, phương pháp này đặt ra một số vấn đề khó khăn khi sử dụng nên nó không được dùng nhiều trong thực tế và dần dần bị lãng quên. Cùng với sự ứng dụng ngày càng rộng rãi máy tính vào cuộc sống nói chung và vào công việc giảng dạy, học tập nói riêng, một phương pháp học tập mới được ra đời và hiện đang được sử dụng nhiều hơn là phương pháp học chương trình hóa, với dạng thể hiện thường gặp nhất là các trang web tự học. Bài viết này trình bày nhận xét của tác giả về hai phương pháp dạy và học nói trên cũng như mối liên quan giữa chúng cùng với phần phân tích lý do tại sao bài giảng chương trình hóa thường được biên soạn ở dạng trang web.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
Theo phương pháp này, một bài học lớn được chia thành nhiều phần, mỗi phần được gọi là một liều kiến thức. Giáo viên tổ chức và điều khiển lớp học không theo kiểu đồng nhất đối với tất cả học sinh như trong lớp học bình thường mà cá biệt hóa cho từng học sinh. Mỗi học sinh, sau khi học xong một liều kiến thức thì ngay lập tức được kiểm tra và diễn tiến học tập tiếp theo của người này xảy ra thế nào tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của mình. Nếu kết quả kiểm tra là tốt thì tiếp tục học liều kiến thức tiếp theo, nếu kém thì phải quay lại học liều kiến thức vừa học, thậm chí có trường hợp phải học lại những kiến thức bổ sung.
Phương pháp dạy học chương trình hóa có hai ưu điểm chủ yếu là thể hiện được quan điểm đặt trọng tâm của quá trình dạy học vào người học và cá biệt hóa quá trình dạy học theo trình độ và năng lực của từng học viên. Hai điểm này được đánh giá rất cao trong lý luận dạy học hiện đại. Điểm thứ nhất được thể hiện ở chổ để cho người học chủ động tiếp thu kiến thức (giáo viên thường chỉ đóng vai trò hướng dẫn), do vậy phát huy được tính tích cực và chủ động của họ. Điểm thứ hai dễ nhận thấy hơn, từng cá nhân học viên có thể tiếp thu kiến thức với lượng thời gian khác nhau cũng như theo các diễn tiến khác tùy vào kiến thức có sẵn và khả năng, tốc độ học tập của riêng mình.
Nếu không có máy tính hỗ trợ, đối với giáo viên, có nhiều khó khăn về mặt chuẩn bị cũng như điều khiển lớp học để có thể thực hiện được một buổi dạy học chương trình hóa. Trước hết là phải biên soạn bài giảng theo cấu trúc bài giảng chương trình hóa - phân chia thành từng đơn vị tương đối độc lập, mỗi đơn vị có một loạt các câu hỏi kiểm tra đủ chất lượng để đánh giá mức độ tiếp thu của người học. Tiếp theo, phải có hình thức để có thể tổ chức quá trình dạy học sao cho cá biệt hóa được với từng học sinh chứ không theo kiểu diễn biến đều trong cả lớp. Nếu như vấn đề khó khăn thứ nhất liên quan nhiều đến tính chuyên môn và thời gian, sự cố gắng của giáo viên thì khó khăn thứ hai chủ yếu liên quan đến khả năng điều khiển, quản lý của giáo viên đến từng học sinh, một điều không dễ thực hiện nếu không có máy tính hỗ trợ.
Do những khó khăn trên, nhất là nguyên nhân thứ hai, nên mặc dù có nhiều ưu điểm, phương pháp dạy học chương trình hóa không được ứng dụng nhiều lắm và hiện tại ta cũng ít nghe nhắc đến nó trong số các phương pháp dạy học hiện đại. Tuy nhiên, những ý tưởng chủ đạo của nó được thể hiện trong một hình thức học tập khác đang được sử dụng rộng rãi trong thời đại tri thức là học trên máy tính dưới dạng các bài học chương trình hóa được biên soạn theo hình thức các trang web.
III. PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
1. Định nghĩa:
Quá trình học trong đó học viên tiến tới theo nhịp độ riêng của họ bằng cách dùng sách bài tập, sách giáo khoa hoặc các công cụ điện tử khác trong đó thông tin được cung cấp theo từng bước rời rạc, kiểm tra việc học sau mỗi bước và cung cấp ngay thông tin phản hồi về kết quả. (http://www.ibe.unesco.org/International/DocServices/Thesaurus/00003759.htm)
2.Ví dụ:
Ta hãy xem xét một ví dụ dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện bài học chương trình hóa. Đây là một trích đoạn
TỪ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
ĐẾN PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
Hà Viết Hải
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
I. MỞ ĐẦU
Trước đây, phương pháp dạy học chương trình hóa được đề cập khá nhiều và cũng đã có khá nhiều người cố gắng áp dụng nó. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm về mặt lý thuyết, phương pháp này đặt ra một số vấn đề khó khăn khi sử dụng nên nó không được dùng nhiều trong thực tế và dần dần bị lãng quên. Cùng với sự ứng dụng ngày càng rộng rãi máy tính vào cuộc sống nói chung và vào công việc giảng dạy, học tập nói riêng, một phương pháp học tập mới được ra đời và hiện đang được sử dụng nhiều hơn là phương pháp học chương trình hóa, với dạng thể hiện thường gặp nhất là các trang web tự học. Bài viết này trình bày nhận xét của tác giả về hai phương pháp dạy và học nói trên cũng như mối liên quan giữa chúng cùng với phần phân tích lý do tại sao bài giảng chương trình hóa thường được biên soạn ở dạng trang web.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
Theo phương pháp này, một bài học lớn được chia thành nhiều phần, mỗi phần được gọi là một liều kiến thức. Giáo viên tổ chức và điều khiển lớp học không theo kiểu đồng nhất đối với tất cả học sinh như trong lớp học bình thường mà cá biệt hóa cho từng học sinh. Mỗi học sinh, sau khi học xong một liều kiến thức thì ngay lập tức được kiểm tra và diễn tiến học tập tiếp theo của người này xảy ra thế nào tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của mình. Nếu kết quả kiểm tra là tốt thì tiếp tục học liều kiến thức tiếp theo, nếu kém thì phải quay lại học liều kiến thức vừa học, thậm chí có trường hợp phải học lại những kiến thức bổ sung.
Phương pháp dạy học chương trình hóa có hai ưu điểm chủ yếu là thể hiện được quan điểm đặt trọng tâm của quá trình dạy học vào người học và cá biệt hóa quá trình dạy học theo trình độ và năng lực của từng học viên. Hai điểm này được đánh giá rất cao trong lý luận dạy học hiện đại. Điểm thứ nhất được thể hiện ở chổ để cho người học chủ động tiếp thu kiến thức (giáo viên thường chỉ đóng vai trò hướng dẫn), do vậy phát huy được tính tích cực và chủ động của họ. Điểm thứ hai dễ nhận thấy hơn, từng cá nhân học viên có thể tiếp thu kiến thức với lượng thời gian khác nhau cũng như theo các diễn tiến khác tùy vào kiến thức có sẵn và khả năng, tốc độ học tập của riêng mình.
Nếu không có máy tính hỗ trợ, đối với giáo viên, có nhiều khó khăn về mặt chuẩn bị cũng như điều khiển lớp học để có thể thực hiện được một buổi dạy học chương trình hóa. Trước hết là phải biên soạn bài giảng theo cấu trúc bài giảng chương trình hóa - phân chia thành từng đơn vị tương đối độc lập, mỗi đơn vị có một loạt các câu hỏi kiểm tra đủ chất lượng để đánh giá mức độ tiếp thu của người học. Tiếp theo, phải có hình thức để có thể tổ chức quá trình dạy học sao cho cá biệt hóa được với từng học sinh chứ không theo kiểu diễn biến đều trong cả lớp. Nếu như vấn đề khó khăn thứ nhất liên quan nhiều đến tính chuyên môn và thời gian, sự cố gắng của giáo viên thì khó khăn thứ hai chủ yếu liên quan đến khả năng điều khiển, quản lý của giáo viên đến từng học sinh, một điều không dễ thực hiện nếu không có máy tính hỗ trợ.
Do những khó khăn trên, nhất là nguyên nhân thứ hai, nên mặc dù có nhiều ưu điểm, phương pháp dạy học chương trình hóa không được ứng dụng nhiều lắm và hiện tại ta cũng ít nghe nhắc đến nó trong số các phương pháp dạy học hiện đại. Tuy nhiên, những ý tưởng chủ đạo của nó được thể hiện trong một hình thức học tập khác đang được sử dụng rộng rãi trong thời đại tri thức là học trên máy tính dưới dạng các bài học chương trình hóa được biên soạn theo hình thức các trang web.
III. PHƯƠNG PHÁP HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
1. Định nghĩa:
Quá trình học trong đó học viên tiến tới theo nhịp độ riêng của họ bằng cách dùng sách bài tập, sách giáo khoa hoặc các công cụ điện tử khác trong đó thông tin được cung cấp theo từng bước rời rạc, kiểm tra việc học sau mỗi bước và cung cấp ngay thông tin phản hồi về kết quả. (http://www.ibe.unesco.org/International/DocServices/Thesaurus/00003759.htm)
2.Ví dụ:
Ta hãy xem xét một ví dụ dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện bài học chương trình hóa. Đây là một trích đoạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quyền Thu
Dung lượng: 150,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)