Boi duong hoc sinh gioi

Chia sẻ bởi Huỳnh Kim Son | Ngày 14/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: boi duong hoc sinh gioi thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


Bài 1 Kiến thức chung về tin học

và máy tính điện tử

I / khái niệm về Thông tin : ( InFORMATION )

+ Mỗi đối tượng trong một vấn đề nghiên cứu , chứa một tập các đặc trưng của nó . Đối tượng học sinh trong bài toán quản lý điểm gồm các đặc trưng : số báo danh, họ tên, ngày sinh, điểm các môn ...Tập các giá trị của các đặc trưng này gọi là tập các dữ liệu mô tả đối tượng .

+ Thông tin về một đối tượng : là một dạng vật chất giúp chúng ta nhận biết và hiểu rõ hơn về đối tượng nghĩa là nhờ thông tin này ta hiểu rõ hơn các đặc trưng của đối tượng .
+ Độ bất định của đối tượng : Giả sử hiện tại một đối tượng có n trạng thái , nếu khả năng xuất hiện trạng thái i (1<= i<=n) được đánh giá là số p i , thì người ta định nghĩa độ bất định hiện tại của đối tượng là số P , được tính theo công thức


P = - ( p1 log 2 p 1 + p2 log 2 p 2 +....+ pi log 2 p i +..... + pn log 2 p n )


Thí dụ :
Đối tượng nghiên cứu một ngọn đèn với đặc trưng “ đèn có sáng hay không “ thì khả năng đèn sáng là 0.5 , khả năng đèn không sáng là 0.5 . Nếu ta chưa rõ ngọn đèn sáng hay tắt thì độ bất định của đối tượng là Ptrước = -(0.5.log20.5+0.5.log20.5) = 1 . Sau đó ta nhìn ngọn đèn (thấy nó sáng chẳng hạn ) thì độ bất định mới của đối tượng là Psau=-log21=0,do đó ta đã nhận được lượng thông tin về đèn là T= | Ptrước - Psau | = 1 (Bit)

Thông tin có thể đo được thông qua sự thay đổi của độ bất định của đối tượng trước và sau khi nhận được thông tin về đối tượng này , sự thay đổi độ bất định gọi là lượng tin của thông tin : T= | Ptrước - Psau |

Tổng quát , xét một sự kiện chỉ có 2 trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau thì độ bất định của sự kiện là Ptrước = -(0.5.log20.5+0.5.log20.5) = log22 =1 . Khi đã rõ một trạng thái của sự kiện xảy ra thì sự kiện còn độ bất định Psau = 0 , vậy thông tin làm rõ trạng thái của sự kiện này chứa lượng tin là T= | Ptrước - Psau | = 1-0 =1 ( Bit )

Đơn vị đo thông tin là Bit . Thông tin 1 bit là thông tin có lượng tin vừa đủ để nhận biết 1 trong 2 trạng thái xảy ra của đối tượng mà đối tượng này chỉ có 2 trạng thái với khả năng xảy ra như nhau .

Ta có thể dễ dàng tính được lượng tin của thông tin biết hình ảnh sáng của dãy 8 bóng đèn ( các bóng mắc độc lập ) là 8 bit
Tổng quát : khi biết rõ đã xảy ra 1 trong 256 = 28 khả năng như nhau của một hiện tượng thì ta đã nhận được thông tin 8 bit
Đơn vị đo thông tin :

8 Bit = 1 Byte ( Bai )
2 10 Byte =1024 Byte = 1 KB ( Ka bai )
2 10 KB =1024 KB = 1 MB ( Mê ga bai )
2 10 MB =1024 MB = 1 GB ( Gi ga Bai )

Biểu diễn thông tin : Một thông tin được phản ánh bằng các kiểu dữ liệu khác nhau : chữ số, chữ cái , con số , hình ảnh ,hoặc một kí hiệu nào đó .... Thí dụ : Thông tin đánh giá học lực học sinh có thể là các chữ số 0,1,2...9,10 cũng có thể là lời nhận xét của thày giáo trên bài thi như : ‘Cách giải tuyệt vời ‘..., hoặc lời khen “Một học sinh đầy năng khiếu ‘.
Ngược lại cùng 1 cách biểu diễn dữ liệu lại phản ánh các thông tin khác nhau : “Cách giải tuyệt vời “ là lời khen một học sinh xuất sắc , nhưng cũng có thể là lời châm biếm về 1 cách giải vội vàng hấp tấp của 1 học sinh láu táu . Cái gật đầu đối với người Hy Lạp lại là biểu thị sự phản đối !
Dãy số 01010001 có thể phản ảnh đúng hình ảnh sáng của 1 dãy bóng đèn gồm 8 bóng , chứa lượng tin 8 Bit = 1 Byte ; nhưng cũng có thể là thông tin phản ánh một hiện tượng trừu tượng nào đó trong cuộc vui chơi SV96 !

Mã hoá và phân loại thông tin : Các dữ kiện phản ánh thông tin được mã hoá bằng dãy các chữ số hoặc chữ cái . Thí dụ bộ mã ASCII (American Standard code for Information Interchange ) có 128 kí hiệu được mã hoá

Ký tự
Mã ASCII
Ký tự
Mã ASCII

0
00110000
A
01000001

1
00110001
B
01000010

2
00110010
C
01000011

3
00110011
D
01000100

4
00110101
E
01000101

5
00110111
F
01000111

6
00111000
G
01001000

7
00111001
H
01001001

8
00111010
I
01001010

9
00111011
K
01001011

...
...
...
...


Bảng mã ASCII mở rộng có 256 kí tự được mã hoá từ 0 đến 255

II / Khái niệm về Tin học ( Informatic ):

Tin học là khoa học công nghệ nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán ,nhằm mô tả ,thu nhập , lưu trữ và xử lý thông tin một cách tự động theo những mục đích đặt ra dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu là MTĐT.

Vì vậy đối tượng nghiên cứu của tin học gồm 2 phần :
1) Phần cứng ( HardWare) là toàn bộ các thiết bị Vật lý , kỹ thuật của công nghệ máy tính . Do đó các mục tiêu đặt ra cho kỹ thuật phần cứng là : nâng cao tốc độ xử lý , tăng dung lượng bộ nhớ chứa thông tin , tăng độ tin cậy , giảm thể tích , giảm tiêu hao năng lượng , tăng khả năng ghép nối ...
2) Phần mềm ( SoftWare ) là các chương trình gồm 3 loại :
a) Hệ điều hành :
Hệ điều hành là các chương trình dùng để khởi động máy , tạo môi trường cho người sử dụng máy tính được tiện lợi và có hiệu quả thực hiện được các chương trình ứng dụng , có thể coi hệ điều hành là phương tiện giao diện giữa người sử dụng máy và hệ thống phần cứng của máy . Hiện nay thường dùng 2 hệ : Hệ điều hành Dos ( tạo ra môi trường Dos ) và Hệ điều hành Non-Dos ( tạo ra môi trường Windows , giao diện thuận lợi hơn như Win98 , nhưng win98 còn phải kèm theo Dos 7.0 mới trở thành một hệ điều hành thực sự )
b) Phần mềm ứng dụng : giải quyết các vấn đề chuyên môn khác nhau . thường chia làm 2 loại :
- Các hệ soạn thảo và xử lý văn bản như : Winword , Bked ...
- Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu : Foxbase , FoxPro , Quatro , Lotus ,Excel , Acces
c) Các ngôn ngữ lập trình : Để có các chương trình nói trên , phải có ngôn ngữ lập trình . Ngôn ngữ lập trình chia làm 3 loại :
- Ngôn ngữ máy ( các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy hầu hết gồm các số 0 và số 1)
- Hợp ngữ (Assermbler) các lệnh còn có thêm một số từ
- Ngôn ngữ bậc cao : các lệnh viết gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên hơn : Fortran (1954), Cobol (1959),Basic (1965), Pascal (1971) và C (1972) . Hiện nay trong hầu hết các trường học trung học , cao đẳng và đại học đều nghiên cứu Turbo Pascal do thuận lợi dùng nó để giải các bài toán có thuật toán . Gần đây bắt đầu có nhiều người thích thú với Visual Basic (1990) lập trình basic trên môi trường windows .

III / Máy tính :

A - Máy tính gồm các bộ phận chính là :





1 ) Bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit ) : Gồm bộ điều khiển và bộ xử lý số học nhằm hướng dẫn và điều khiển các bộ phận trong máy tính phối hợp thực hiện các lệnh

2 ) Các thanh ghi ( Registers ) là vùng nhớ tạm thời cho các dữ liệu và lệnh . Liên kết chặt chẽ với CPU , giúp CPU thực hiện được chức năng của nó

3 ) Bộ nhớ trong ( Main Memory ) gồm RAM ( Random Access Memory - Bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên - hay còn gọi là bộ nhớ truy nhập trực tiếp ) và ROM ( Read - Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc )
RAM chia thành các ô nhớ , mỗi ô có một địa chỉ . Dựa vào địa chỉ ô nhớ để ghi , xoá và lấy các thông tin trong khi máy làm việc . Khi tắt máy các thông tin trong RAM sẽ bị xoá. Trong RAM có bộ nhớ thường trú ( 640 Kb) , bộ nhớ mở rộng ( Extended ) , bộ nhớ bành trướng (Expanded ) .

4 ) Bộ nhớ ngoài : gồm đĩa mềm , đĩa cứng , đĩa cứng , đĩa quang
Đĩa mềm có nhiều loại : 360 KB , 1.2 MB , 1.44 MB , ...( chú ý chống ẩm , bụi , nhiệt độ , nóng , điện từ , nấm mốc ... )
Đĩa cứng 20Mb, 40 Mb, ... , 650 Mb , 1.2 Bb , 2.1 Gb , 3.2 Gb ...
Đĩa quang các loại đọc nhanh như đĩa cứng , sử dụng thuận tiện như đĩa mềm .
5 ) Thiết bị vào : Bàn phím . Chú ý các phím ENTER,SHIFT,SPACE BAR, BACK SPACE , ESC, TAB, các phím có 2 kí tự ..., phím dấu phảy và phím dấu nháy , phím phép chia và phím kí hiệu đường dẫn ..., phím INSERT ...các phím F1,F2, ...F12 , các phím CTRL , ALT kết hợp với các phím nào đó để thực hiện một số việc do phần mềm cụ thể qui định

6 ) Thiết bị ra : Máy in , màn hình ...Chú ý màn hình có 3 thông số ( độ phân giải, số màu max, kích thước chữ trên màn hình ) Khi in tiếng Việt cần nạp Phông cho máy in ( theo hướng dẫn của từng loại hệ soạn thảo Tiếng Việt )

B - Các thế hệ máy tính

+ Theo tuyên bố của Thomas Watson ( Chủ tich Hãng IBM - Doanh số trên 64 tỷ USD - lãi xuất 1994 : 3 tỷ USD ) : Trên thế giới năm 1943 có 5 chiếc máy tính đầu tiên thì đến nay (1994) có khoảng 200 triệu máy tính .

+ Theo Gordon Moore người sáng lập mạng Intel thì năng lực của máy tính cứ sau 18 tháng lại tăng gấp đôi ! ( Giả sử năm 1943 bạn bỏ tiền mua 1 đơn vị năng lực máy tính thì cũng với số tiền đó đến nay bạn có thể mua 8,5 tỷ đơn vị năng lực máy tính , 1 năm rưỡi sau nữa bạn có thể mua 17 tỷ đơn vị năng lực máy tính ...) . Máy tính với năng lực ngày càng hoàn thiện đã tràn ngập vào cuộc sống chúng ta . Máy tính điều khiển các thiết bị khác xung quanh ta , kết nối ta với bạn bè và đồng nghiệp , điều hành tài chính, ngân hàng , bưu điện , giao thô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Kim Son
Dung lượng: 1,48MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)