Bo de thi HSG 9 co dap an

Chia sẻ bởi Lê Tiến Nhật | Ngày 16/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: bo de thi HSG 9 co dap an thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
A- LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 7,0 điểm )

Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1
(2,5 điểm )





















Câu 2
(2,0 điểm)























Câu 3
(2,5 điểm)

Phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925 có những bước phát triển mới nào ?.
1. Do tác động của nhiều nhân tố, phong trào công nhân 1919-1925 có bước phát triển mới so với trước. Các cuộc đấu tranh đã bùng nổ ở khắp các trung tâm kinh tế, chính trị trong cả nước như ở Hà Nội, Nam Định, Hải phòng, Sài Gòn...
2. Công nhân đã bước đầu lập ra tổ chức chính trị của mình để lãnh đạo đấu tranh. Ví như, công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn từ 1920 đã thành lập ra Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng đứng đầu để tổ chức lãnh đạo đấu tranh.
3. Công nhân bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son ( 8- 1925 ) với mục đích ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.
4. Phong trào công nhân Việt Nam 1919-1925, cho thấy ý thức giai cấp đang phát triển, làm cơ sở cho các tổ chức và phong trào đấu tranh chính trị cao hơn về sau.
Chứng minh từ sau chiến thắng Biên giới 1950 đến trước Đông-Xuân 1953-1954, quân ta đã giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường.
1- Sau chiến thắng Biên giới 1950, quân ta liên tiếp mở các chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch ở các chiến trường vùng rừng núi, trung du và đồng bằng nhằm phá âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp- Mỹ, giữ vững thế chủ động đánh địch.
2- Trên các chiến trường trung du và đồng bằng, trong Đông - Xuân 1950-1951 quân ta mở ba chiến dịch: Trung du, Đường số 18, Hà Nam Ninh, ta đã tiêu diệt được 1 vạn tên địch và nhiều cứ điểm quan trọng của chúng. Trên vùng rừng núi, ta mở chiến dịch phản công đánh thắng địch ở Hoà Bình
( từ 11-1951 đến 2-1952).
3- Tiếp tục thực hiện phương châm " đánh chắc thắng" và phương hướng chiến lược " tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu", tháng 10-1952 ta mở chiến dịch Tây Bắc, giải phóng toàn tỉnh Nghĩa Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La… với 25 vạn dân, phá tan âm mưu lập "xứ Thái tự trị" của địch. Đầu tháng 4 năm 1953, bộ đội ta cùng quân giải phóng Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, căn cứ kháng chiến Lào mở rộng nối liền với Tây Bắc Việt Nam, tạo thế và lực mới để uy hiếp địch.
Trình bày sự liên minh đoàn kết giữa ba dân tộc Việt Nam- Lào- Cam-pu-chia trong thời kỳ chống chiến lược “ Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ (1969- 1973).
1- Từ năm 1969 cùng với việc thực hiện
“ Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam, Mỹ đã tiến hành “ Đông Dương hóa chiến tranh” bằng việc sử dụng quân đội Sài Gòn như một lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
2- Trước âm mưu và thủ đoạn mới của kẻ thù, nhân dân ba nước Đông Dương càng đoàn kết chặt chẽ hơn nữa đồng thời đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự và chính trị được thể hiện qua các sự kiện sau:
a- Trong 2 ngày 24 và 25 -4- 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
b- Từ 30-4 đến 30-6-1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Campuchia, đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân.
c. Từ 12-2 đến 23-3-1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” ở đường 9- Nam Lào của 4,5 vạn quân Mỹ và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tiến Nhật
Dung lượng: 302,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)