Bộ đề thi HS giỏi lớp 9 môn Ngữ văn

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Trình | Ngày 12/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bộ đề thi HS giỏi lớp 9 môn Ngữ văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THCS
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Đề thi gồm có 01 trang, 02 câu

Câu 1 (8 điểm)
Có người cho rằng «Nói dối có hại cho bản thân» nhưng cũng có ý kiến «Có lúc nói dối tạo nên niềm tin ». Theo em hai ý kiến này có mâu thuẫn nhau hay không ? Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày quan điểm của mình.
Câu 2 ( 12 điểm)
Hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ qua hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.


_____Hết_____
Giám thị không giải thích gì thêm























KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9
Đáp án gồm có 2 trang

Câu 1 (8 điểm)
a, Kĩ năng
- Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội .
- Văn phong trong sáng ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ.
b, Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Tuy nhiên cần đảm bảo những yêu cầu sau:


Nội dung

Biểu điểm

Mở bài
Đặt vấn đề, dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
1 điểm

Thân bài
*Giải thích
- Nói dối là gì? (Nói dối là nói không đúng sự thật, không trung thực)
- Vì sao nói dối lại có hại cho bản thân? nói dối có thể đưa mọi người vào những rắc rối nghiêm trọng. Làm mất lòng tin của mọi người, mất danh dự của bản thân, trở thành người bất hạnh, bị xa lánh.
- Vì sao có thể khẳng định có lúc nói dối mang lại niềm tin? Trong cuộc sống cũng có khi ta phải nói dối. Bởi nếu ta nói sự thật sẽ khiến người ta thất vọng, bi quan. Chính những lời nói dối ấy đã tiếp thêm cho họ niềm vui. Lòng tin vào cuộc sống.
=> Những câu nói hoàn toàn đúng nhưng không mâu thuẫn mà hỗ trợ, bổ sung ý nghĩa cho nhau mang lại cách nhìn nhận đúng đắn, toàn diện về việc nói dối.
* Chứng minh: Học sinh đưa ví dụ từ thực tế vào để làm sáng tỏ vấn đề.
- Suy nghĩ của bản thân
+ Nói dối là thói xấu. Trong cuộc sống cũng có khi ta phải nói dối nhưng không nên lạm dụng. Ta chỉ nên nói dối khi nó mang lại lợi ích không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người.
- Nói dối xấu hay tốt hoàn toàn do mục đích của người sử dụng. Cần phải suy nghĩ cân nhắc trước khi nói hay hành động. Bất kì việc gì nếu hành động không suy nghĩ cũng đều mang lại hậu quả.

0,5 điểm

1 điểm



1 điểm




0,5 điểm



1 điểm

1 điểm



1 điểm

Kết bài
Đánh giá khái quát vấn đề vừa nghị luận và nêu bài học cho bản thân
1 điểm



Câu 2 (12 điểm)

Hình thức trình bày:
+ Đúng kiểu bài nghị luận văn học: phân tích, so sánh, tổng hợp.
+ Bố cục 3 phần
+ Khai thác nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ.
+ Lời văn mạch lạc.
+ Có lấy dẫn chứng ở các bài thơ khác có cùng chủ đề.
Nội dung:
- Giống nhau: đều nói về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn.
- Khác nhau:
Bài Đồng chí: Người lính xuất thân từ nông dân nghèo, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính cách mạng.
Bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe - một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

0,5 điểm

0,5 điểm
2,0 điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Trình
Dung lượng: 17,67KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)