Bô đề thi hoc sinh gioi van 8
Chia sẻ bởi Lê Hữu Hùng |
Ngày 11/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: bô đề thi hoc sinh gioi van 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ 1
Câu 1 ( 2 điểm )
Có một câu chuyện như sau :
Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình, đã ghé vào thăm trường.Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn:
Thưa thầy, thầy còn nhớ em không ? Em là.
Người thầy giáo già hoảng hốt ;
Thưa ngài, ngài là thống tướng.
Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào.
Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào ?
Cả hai nhân vật đều cắt lời người đối thoại. Như thế có bất lịch sự không? Tại sao?
Hãy nhận xét về tính cách của vị tướng trong câu chuyện.
Câu 2 ( 2 điểm )
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau :
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
( Quê hương - Tế Hanh )
Câu 3 ( 6 điểm )
Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừngThế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu), có ý kiến cho rằng :
“ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐỀ 2
Câu 1: 2 điểm:
Bài thơ “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ”.
( Viếng lăng Bác của Viễn Phương)
a. Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong 2 câu thơ trên.
b. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hình ảnh thơ ấy.
Câu2: ( 4 điểm ).
Có ý kiến cho rằng: “ Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu và 2 tên tay sai, trong “ Tức nước vỡ bờ” – Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất lô gíc, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao”.
Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trình bày ý kiến của em.
Câu3: ( 4 điểm ). Chân dung Hồ Chí Minh qua: “ Tức cảnh Pác bó”, “ Ngắm trăng”, “ Đi đường” – Ngữ văn lớp 8 – tập 2.
ĐỀ 3
1. Câu 1 (4 điểm): Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích nghệ thuật sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời non nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
( Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
2. Câu 2 (4 điểm): Cho câu chủ đề sau: Truyện “Cô bé bán diêm”đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh” Em hãy viết thành một đoạn văn (khoảng 8 dòng) theo lối diễn dịch .
3. Câu 3 (12 điểm): Tình cảnh của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
ĐỀ 4
Câu 1( 4điểm)
Phân tích giá trị tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 2: (4điểm)
Trong bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy (1949), Bác Hồ viết:
Dòng sông lặn ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo.
Em hiểu và cảm nhận hai câu thơ trên như thế nào cho đúng.
Câu 3 : (12 điểm)
Trong buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 vừa qua, em nhận chỉ định thay mặt các bạn học sinh đọc lời chào mừng các thầy cô giáo. Em đã chuẩn bị bài viết như thế nào để thể hiện được nhận thức đúng đắn của mình về ngày 20 – 11,
Câu 1 ( 2 điểm )
Có một câu chuyện như sau :
Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình, đã ghé vào thăm trường.Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn:
Thưa thầy, thầy còn nhớ em không ? Em là.
Người thầy giáo già hoảng hốt ;
Thưa ngài, ngài là thống tướng.
Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào.
Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào ?
Cả hai nhân vật đều cắt lời người đối thoại. Như thế có bất lịch sự không? Tại sao?
Hãy nhận xét về tính cách của vị tướng trong câu chuyện.
Câu 2 ( 2 điểm )
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau :
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
( Quê hương - Tế Hanh )
Câu 3 ( 6 điểm )
Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừngThế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu), có ý kiến cho rằng :
“ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐỀ 2
Câu 1: 2 điểm:
Bài thơ “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ”.
( Viếng lăng Bác của Viễn Phương)
a. Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong 2 câu thơ trên.
b. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hình ảnh thơ ấy.
Câu2: ( 4 điểm ).
Có ý kiến cho rằng: “ Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu và 2 tên tay sai, trong “ Tức nước vỡ bờ” – Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất lô gíc, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao”.
Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trình bày ý kiến của em.
Câu3: ( 4 điểm ). Chân dung Hồ Chí Minh qua: “ Tức cảnh Pác bó”, “ Ngắm trăng”, “ Đi đường” – Ngữ văn lớp 8 – tập 2.
ĐỀ 3
1. Câu 1 (4 điểm): Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích nghệ thuật sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời non nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
( Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
2. Câu 2 (4 điểm): Cho câu chủ đề sau: Truyện “Cô bé bán diêm”đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh” Em hãy viết thành một đoạn văn (khoảng 8 dòng) theo lối diễn dịch .
3. Câu 3 (12 điểm): Tình cảnh của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
ĐỀ 4
Câu 1( 4điểm)
Phân tích giá trị tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 2: (4điểm)
Trong bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy (1949), Bác Hồ viết:
Dòng sông lặn ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo.
Em hiểu và cảm nhận hai câu thơ trên như thế nào cho đúng.
Câu 3 : (12 điểm)
Trong buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 vừa qua, em nhận chỉ định thay mặt các bạn học sinh đọc lời chào mừng các thầy cô giáo. Em đã chuẩn bị bài viết như thế nào để thể hiện được nhận thức đúng đắn của mình về ngày 20 – 11,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hữu Hùng
Dung lượng: 485,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)