Bộ đề ôn văn 9
Chia sẻ bởi Ngô Thị Hằng |
Ngày 12/10/2018 |
14
Chia sẻ tài liệu: bộ đề ôn văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHẦN TIẾNG VIỆT
Từ xét về cấu tạo, Từ xét về nguồn gốc
A.TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Từ xét về cấu tạo
1. Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng.
VD: Nhà, cây, trời, đất, đi, chạy…
2. Từ phức: Là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên.
VD: Quần áo, chăn màn, trầm bổng, câu lạc bộ, bâng khuâng…
Từ phức có 2 loại:
* Từ ghép: Gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Tác dụng: Dùng để định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu các đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
* Từ láy: Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
- Vai trò: Tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả thơ ca… có tác dụng gợi hình gợi cảm.
II. Từ xét về nguồn gốc
1. Từ mượn:
Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
*Ví dụ: Cửu Long, du kích, hi sinh...
2.Từ ngữ địa phương:
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định.
* Ví dụ:
“ Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!”
( Tố Hữu - Đi đi em)
- 3 từ trên (rứa, ni, chi) chỉ được sử dụng ở miền Trung.
*số từ địa phương khác:
Các vùng miền
Ví dụ
Từ địa phương
Từ toàn dân
Bắc Bộ
biu điện
bưu điện
Nam Bộ
dề, dui
về, vui
Nam Trung Bộ
béng
bánh
Thừa Thiên Huế
té
ngã
3. Biệt ngữ xã hội:
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
* Ví dụ:
- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài kiểm tra toán.
- Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.
+ Ngỗng: điểm 2
+ trúng tủ: đúng vào bài mình đã chuẩn bị tốt
( Được dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên )
*Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp .
- Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc 2 lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương đương để sử dụng khi cần thiết.
Từ xét về nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
PHép TU
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
I. Từ xét về nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Nghĩa của từ: Là nội dung mà từ biểu thị.
Ví dụ: Bàn, ghế, sách…
2. Từ nhiều nghĩa: Là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.
Ví dụ:
3. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
a. Các từ xét về nghĩa: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
* Từ đồng nghĩa: là những từ cùng nằm trong một trường nghĩa và ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: xinh- đẹp, ăn- xơi
- Từ đồng nghĩa có thể chia thành hai loại chính:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn
VD: quả- trái, mẹ- m
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn:
VD: khuất núi- qua đời, chết- hi sinh…
* Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
VD: cao- thấp, béo- gầy, xấu- tốt…
*
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Hằng
Dung lượng: 94,37KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)