Bộ đề ôn tập Vật lý 7 HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Minh | Ngày 17/10/2018 | 75

Chia sẻ tài liệu: Bộ đề ôn tập Vật lý 7 HKII thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP VẬN DỤNG TỔNG HỢP VẬT LÝ 7 HKII
1. Bài tập trắc nghiệm.
Câu 1: Chọn câu đúng trong các nhận định sau:
Khi một vật hút các vật khác, chứng tỏ nó đã nhiễm điện.
Một vật nhiễm điện có thể hút các vật khác.
Một vật nhiễm điện có thể hút các vật khác hoặc phóng điện qua các vật khác.
Một vật nhiễm điện chỉ hút các vật ở gần nó.
Câu 2: Khi cọ xát thước nhựa vào mảnh dạ, nhận định nào sau đây đúng:
Thước nhựa bị nhiễm điện còn mảnh dạ không nhiễm điện.
Thước nhựa và mảnh dạ đều bị nhiễm điện.
Thước nhựa chỉ nhiễm điện khi cọ xát lâu vào mảnh dạ.
Câu 3: Chọn câu đúng trong các nhận định sau:
A. Một vật nhiễm điện là vật đó luôn luôn mang điện tích.
B. Một vật mang điện tích có thể bị nhiễm điện.
C. Nhiễm điện là có sự hút hay đẩy nhau giữa các vật mang điện.
D. Khi một vật nhiễm điện nó luôn luôn thừa êléctron.
E. Khi một vật mạng điện luôn luôn thiếu các êlectrôn.
Câu 4: Chọn câu đúng trong các nhận định sau:
Vật tích điện chỉ hút các chất cách điện như giấy, lông chim.
Một vật tích điện luôn bị các vật không tích điện hút.
Vật nhiễm điện hút một vật khác chứng tỏ vật kia nhiễm điện.
Hai vật nhiễm điện chúng luôn luôn đẩy nhau.
Một vật không tích điện không thể hút các vật khác.
Câu 3: Chọn câu sai trong các nhận định sau:
Một vật nhiễm điện âm thì luôn luôn nhiễm điện âm.
Một vật cô lập nhiễm điện dương thì luôn bị nhiễm điện dương.
Một vật tích điện dương, nhận thêm điện âm,có thể nhiễm điện âm.
Một vật mang điện âm có thể mất bớt điện âm và vẫn tích điện.
Một vật tích điện dương nhận thêm êlectrôn vẫn mang điện dương.
Câu 4: Nguyên tử luôn cấu tạo bởi :
Điện tích dương và điện tích âm hút nhau tạo thành.
Một phần mang điện tích dương và một phần mang điện âm.
Hạt nhân mang điện tích dương, electrôn mang điện tích âm.
Nhờ tương tác giữa các điện tích âm và điện tích dương.
Sự liên kết giữa các điện tích trái dấu.
Chọn câu đúng trong các nhận định trên.
Câu 6: Một vật nhiễm điện âm khi:
Vật đó nhận thêm êlectrôn.
Vật đó mất bớt êlectrôn.
Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn..
Vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.
Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn.
Chọn khẳng định đúng nhất trong các câu trên.
Câu 7: Một vật nhiễm điện dương khi:
A.Vật đó nhận thêm êlectrôn.
B. Vật đó mất bớt êlectrôn.
Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn.
Vật mang điện âm mất bớt êlectrôn.
Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn.
Chọn khẳng định đúng nhất trong các câu trên.
Câu 8: Nối hai quả cầu A và B bằng một A B
sợi dây kim loại ( hình vẽ).
Hỏi có dòng điện chạy qua dây dẫn không? xét các trường hợp sau:
A tích điện dương, B không tích điện.
A và B không tích điện.
A tích điện âm, B không tích điện.
A không tích điện, B tích điện dương.
A không tích điện, B tích điện âm.
Câu 9: Dòng điện là:
Dòng các êlectrôn chuyển dời có hướng.
Dòng các điện tích âm chuyển dời có hướng.
Dòng các điện tích chuyển dời có hướng.
Dòng các điện tích âm chuyển dịch.
Sự chuyển dịch các điện tích.
Nhận định nào đúng nhất trong các trường hợp trên?
Câu 10: Một bóng đèn đang sáng, quạt điện đang chạy chứng tỏ:
Dòng điện chạy qua chúng.
Các điện tích chạy qua dây dẫn.
Các hạt mang điện đang chuyển dời trong dây dẫn.
Bóng đèn và quạt đang bị nhiễm điện.
Chúng đang tiêu thụ năng lượng điện.
Khẳng định nào trên đây sai?
Câu 11: Dòng điện có thể chuyển dời trong các vật dưới đây:
Sứ.
Kim loại.
Gỗ khô.
Poliêtilen.
Ni lông.
Câu 12: Nguồn điện là thiết bị:
Sản xuất ra các êlectrôn.
Trên đó có đánh dấu hai cực.
Để duy trì dòng điện trong mạch.
Luôn bị nhiễm điện.
Có hai cực âm dương.
Chọn khẳng định đúng nhất.
Câu 13: Sẽ có dòng điện chạy qua khi:
Khi nối các thiết bị tiêu thụ điện với nguồn điện.
Mạch điện có chứa đầy đủ các thiết bị điện và nguồn điện.
Các thiết bị điện và nguông được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Minh
Dung lượng: 384,44KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)