Bộ đề Ngu Van 8 - TV

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Diễm | Ngày 11/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bộ đề Ngu Van 8 - TV thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


BỘ ĐỀ NGỮ VĂN (TIẾNG VIỆT) KHỐI 8 – HỌC KÌ II

GỒM CÁC CHỦ ĐỀ:
- CÁC LOẠI CÂU ( CÂU NGHI VẤN, CÂU CẦU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN,CÂU TRẦN THUẬT, CÂU PHỦ ĐỊNH)
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP ( HỘI THOẠI, HÀNH ĐỘNG NÓI)
- LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ.
A. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS
I. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Nội dung đặc điểm hình thức và chức năng của các câu (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán,câu trần thuật, câu phủ định)
- Hoạt động giao tiếp( hội thoại, hành động nói)
- Hiểu được mục đích của việc lựa chọn trật tự từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa các kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong văn bản cụ thể.
- Vận dụng những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong giao tiếp phù hợp văn cảnh.
- Biết cách thực hiện hành động nói, cách xưng hô phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Rèn luyện kĩ năng nắm vững và sử dụng thích hợp trật tự từ từ ngữ xưng hô trong việc tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Ý thức đúng việc sử dụng các kiểu câu trong hoạt động giao tiếp phù hợp.
- Giáo dục HS ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết cách sử dụng tốt những phương tiện này.
- Lựa chọn từ ngữ trong giao tiếp tạo hiệu quả cao trong giao tiếp và góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực của học sinh:
Mức độ
Chủ đề
 Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

Các loại câu (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán,câu trần thuật, câu phủ định)

-Nhớ được các khái niệm về đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, vai xã hội trong hội thoại.
-Nhận diện câu nghi vấn với đặc điểm và hình thức trong văn cảnh cụ thể.

Hiểu và phân biệt sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa các câu (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán,câu trần thuật, câu phủ định)
Vận dụng kiến thức về câu nghi vấn để tạo lập các câu nghi vấn với mục đích khác nhau.
Vận dụng kiến thức các loại câu loại để tạo lập đoạn văn phù hợp


Hoạt động giao tiếp
( hội thoại, hành động nói trong câu)
Nhớ được khái niệm vai xã hội trong hội thoại.








Hiểu về vai xưng hô trong hội thoại để xác định lượt lời, kiểu câu, hành động nói, cách thực hiện hành động nói.
Vận dụng kiến thức về hội thoại để lí giải dụng ý của tác giả trong việc khắc họa tâm lí, tính cách… các nhân vật trong những đoạn hội thoại. Qua đó, rút ra bài học khi giao tiếp.
Vận dụng kiến thức về hội thoại để tạo lập đoạn văn và phân tích vai xã hội, thái độ của các nhân vật qua đoạn thoại.

Lựa chọn trật tự từ



Lựa chọn hiệu quả sắp xếp trật tự từ ngữ, kiểu câu thích hợp viết đoạn văn. Lí giải sự lựa chọn sắp xếp đó.


III. Câu hỏi bài tập minh họa:

1. CÂU HỎI NHẬN BIẾT:
Câu 1. Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a. - Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
( Nam Cao – Lão Hạc)
b. Nghe con giục, bà mẹ hỏi đến phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?
( Sọ Dừa)
Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Diễm
Dung lượng: 21,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)