BO DE KT 1 TIET LY 9 TP HCM

Chia sẻ bởi Lê Gia | Ngày 14/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: BO DE KT 1 TIET LY 9 TP HCM thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:






ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG LÊ VĂN TÁM, QUẬN BÌNH THẠNH
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Phát biểu định luật Ohm. Viết công thức và nêu tên các đại lượng có trong côn thức?
Câu 2: Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào của dây và phụ thuộc như thế nào? Viết công thức tính điện trở của 1 dây dẫn, nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 3:
Một bóng đèn có ghi 220V – 75W, các số ghi này có ý nghĩa gì?
Tính cường độ dòng điện qua đèn khi đèn sáng bình thường?
Câu 4: Một đoạn mạch điện như hình vẽ, R1 = 5Ω, R2 = 3Ω, vôn kế chỉ 6V, hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là 9V.
/
Tính cường độ dòng điện qua R1?
Tính điện trở của biến trở khi đó?
Câu 5: Một bếp điện có ghi (220V – 1000W) được dùng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 3l nước từ nhiệt độ 200C thì phải mất bao lâu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng ấm và tỏa ra môi trường xung quanh.
ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO, QUẬN 12
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Phát biểu và hệ thức định luật Joule – Lenz. Nêu tên và gọi đơn vị đo các đại lượng có trong công thức.
Câu 2: Công của dòng điện là gì? Công của dòng điện còn có tên gọi khác là gì? Viết 2 công thức tính công của dòng điện (không cần chú thích). Để đo công của dòng điện người ta dùng dụng cụ gì?
Câu 3:
Khi sử dụng mạng điện dân dụng ta cần phải làm gì để giữ an toàn?
Kể tên một số lợi ích của việc tiết kiệm điện năng.
Hãy nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
Em hãy nêu ví dụ cho trường hợp: sử dụng dụng cụ, thiết bị điện có công suất không phù hợp và sử dụng dụng cụ, thiết bị điện trong thời gian không cần thiết.
Câu 4: Trên một đèn dây tóc có ghi 220V – 75W.
Nêu ý nghĩa các số ghi.
Tính điện trở của đèn khi đèn sáng bình thường.
Tính nhiệt lượng tỏa ra trên đèn trong 5’.
Câu 5: Mạch điện gồm 2 điện trở mắc song song R1 = 5Ω và R2 = 10Ω mắc vào nguồn điện không đổi có hiệu điện thế U = 20V.
Tính điện trở tương đương.
Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Chứng minh nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi dây điện trở trong cùng một khoảng thời gian tỉ lệ nghịch với điện trở đó theo hệ thức .
ĐỀ SÓ 3: TRƯỜNG PHÚ ĐỊNH, QUẬN 6
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Phát biểu định luật Ohm. Viết hệ thức của định luật.
Câu 2: Nêu 2 lí do để tiết kiệm điện năng.
Câu 3: Kể tên 2 dụng cụ hoặc thiết bị điện mà toàn bộ điện năng được chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng. Nếu điện năng mà thiết bị này tiêu thụ là 45000J thì nhiệt lượng mà thiết bị này tỏa ra sẽ có giá trị như thế nào? Vì sao?
Câu 4: Cho 2 bóng đèn Đ1(3V – 3W) và Đ2(24V – 40W).
Tính điện trở của mỗi bóng đèn.
Khi cả 2 đèn sáng bình thường thì đèn nào sẽ sáng hơn? Vì sao?
Câu 5: Trong thí nghiệm để xác định điện trở của vật dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
Khi vôn kế chỉ 6V và ampe kế chỉ 0,4A thì điện trở của vật dẫn là bao nhiêu?
Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn lên đến 9V thì điện trở của vật dẫn lúc này có thay đổi không và sẽ có giá trị bao nhiêu?
Câu 6: Cho 4 dây dẫn có thông số kỹ thuật như sau:

Vật liệu
Chiều dài
Đường kính

Dây 1
1,1.10-6Ωm
1800mm
0,3mm

Dây 2
1,1.10-6Ωm
1200mm
0,3mmm

Dây 3
0,5.10-6Ωm
1200mm
0,6mm

Dây 4
0,5.10-6Ωm
1200mm
0,3mm

Hỏi để khảo sát sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu thì phải chọn 2 dây dẫn nào để làm thí nghiệm khảo sát? Giải thích sự lựa chọn đó.
Với 2 dây dẫn đã chọn ở trên thì dây nào dẫn điện tốt hơn? Vì sao?
Câu 7: Tính điện trở của dây thứ nhất từ số liệu đã cho ở bảng trên.
Câu 8: Chọn đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 20Ω mắc song song với R2 =
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Gia
Dung lượng: 68,44KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)