Bộ đề kiểm tra học kỳ I -Lý 8

Chia sẻ bởi Tạ Văn Sáng | Ngày 14/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bộ đề kiểm tra học kỳ I -Lý 8 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Đề 15 phút.
Đề 1
Câu 1: Nêu một ví dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác.
Câu 2: Hai lực được gọi là cân bằng khi:
Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
Cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật.
Cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng.

Đáp án:
Câu 1: Hành khách ngồi trên ôtô đang chạy. Hành khách chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với ôtô.

Câu 2: D


Đề 2:
Câu 1: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
Câu 2: Xe Ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. hành khách trong xe bị:
Ngả người về phía sau.
Nghiêng người sang phía phải.
Nghiêng người sang phía trái.
Xô người về phía trước.
Đáp án:
Câu 1: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nhanh, chậm của chuyển động. Công thức tính vận tốc là v =S/ t. Đơn vị vận tốc là m/s, km/h, cm/s….
Câu 2: D
Đề 3:
Câu 1: Lực ma sát xuất hiện khi nào? Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào tính chất nào? Nêu hai ví dụ về lực ma sát.
Câu 2: Vì sao khi mở lắp trai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hay cao su?
Đáp án:

Câu 1: Lực ma sát xuất hiện khi một vật chuyển động trên mặt một vật khác.
- Lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của mặt tiếp xúc. Độ lớn của lực ma sát càng giảm khi mặt tiếp xúc giữa hai vật càng nhẵn.
Câu 2: Lót tay bằng vải hay cao su sẽ tăng lực ma sát lên nút chai. Lực ma sát này sẽ giúp dễ xoay nút chai ra khỏi mệng chai.
Đề 4:
Câu 1: Để chuyển một vật lên cao, người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nàodưới đây cho ta lợi về công không?
Dùng ròng rọc động.
Dùng ròng rọc cố định.
Dùng mặt phẳng nghiêng.
Cả ba cách trên đều không cho lợi về công.
Câu 2: Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào có công cơ học?
Cậu bé chèo cây.
Em học sinh ngồi học bài.
Nước ép lên thành bình đựng.
Nước chảy xuống đập chắn.
Đáp án:
Câu 1: D
Câu 2: Các trường hợp sau có công cơ học:
a) Cậu bé trèo cây.
d) Nước chảy xuống từ đập chắn nước.

Đề 5:
Câu 1: Vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương , chiều và độ lớn như thế nào?
Câu 2: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ac-si-met được tính như thế nào?
Đáp án:
Câu 1: Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có:
Điểm đặt trên vật.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Văn Sáng
Dung lượng: 79,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)