Bo de kiem tra hoc ki 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền | Ngày 12/10/2018 | 14

Chia sẻ tài liệu: bo de kiem tra hoc ki 1 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

GiớI THIệU MộT SÔ ĐỀ THI HỌC KỲ I
ĐỀ 1 :
Câu 1: Trình bày những cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí – Chính Hữu” và hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật” có gì giống và khác nhau? (1điểm)
Câu 2 : Xác định trường từ vựng và phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?
( Vũ Quần Phương, áo đỏ)
Câu 3: Hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đáng nhớ nhất của bản thân em.
ĐÁPÁN Câu 1: Hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí- Chính Hữu và hình ảnh người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.
* Sự giống nhau: Họ những con người nông dân bình thường, phải trải qua cuộc sống chiến đấu gian khổ, thiếu thốn nhưng tình thần rất lạc quan, ung dung, bất chấp khó khăn nguy hiểm. Họ có tinh thần yêu quê hương, đất nước sẳn sàng hi sinh để bào vệ tổ quốc.
* Sự khác nhau:
- Bài thơ Đồng chí: hình ảnh đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội. Yếu tố ấy giúp họ vượt qua những gian lao, thủ thách trong cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Khắc hoạ hình ảnh thơ độc đáo là hình ảnh những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang, lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, gian khổ và chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
Câu 2
- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh ) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong ánh mắt chàng trai và bao người khác một ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm nó biến sắc ( cây xanh như cũng ánh theo hồng)=> qua đó thể hiện được tình yêu mãnh liệt , cháy bỏng
Câu 3
* Mở bài: Giới thiệu đôi nét về câu chuyện đáng nhớ ấy (Đó là chuyện gì? Xảy ra với ai? Xảy ra ở đâu? Khi nào? Điều đáng nhớ nhất là gì?)
* Thân bài: Trình bày các ý sau
- Giới thiệu và kể lại khái quát câu chuyện đáng nhớ ấy của em (câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn biến ra sao và kết thúc như thế nào? Nó có hậu quả hay đem lại kết quả như thế nào?)
- Điều đáng nhớ nhất trong em là gì? Lúc đó quang cảnh xung quanh và tâm trạng em như thế nào? Em đã làm những gì khi để xảy ra câu chuyện ấy?
- Qua câu chuyện ấy, em đã rút ra cho mình được bài học gì? Em có lời khuyên gì hay có những suy ngẫm gì cho mọi người qua câu chuyện ấy?
* Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện đáng nhớ ấy và khẳng định lại bài học, lời khuyên cho mọi người (nếu có).

ĐỀ 2 :
Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ sau: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then, đêm sập cửa”? (2 điểm) Câu 3: Trình bày ý nghĩa của truyện ngắn “Làng” của Kim Lân? (2 điểm) Câu 4: Hãy kể một kỉ niệm về thầy giáo (hay cô giáo) mà em nhớ mãi. (6 điểm) ĐÁP ÁN Câu 1:
- Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh so sánh và nhân hóa. - Tác dụng: Gợi sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ, khỏe khoắn đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Câu 2: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động. Câu 4: * Mở bài
- Trên đường về thăm quê, em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 8. - Em nhớ mãi kỉ niệm cũ. * Thân bài:
- Hồi còn nhỏ, em thường hay đi học cùng bạn Nga.
- Hôm ấy, Nga không đi học. Em định chiều sang nhà bạn ấy xem sao nhưng vì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền
Dung lượng: 57,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)