Bộ đề hsg văn 9

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Phương Lan | Ngày 12/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bộ đề hsg văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn


Thời gian thi: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang




Câu 1: (4,0 điểm)
Tìm và phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
( Từ ấy- Tố Hữu)
Câu 2: (4,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ sau (bằng cách viết một đoạn văn khoảng 15 câu):
- Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
( Quê hương- Tế Hanh)
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
Câu 3: (12,0 điểm)
Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
(Trích Ý nghĩa văn chương- SGK Ngữ văn 7, tập hai)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

---------------------Hết-----------------------

Họ và tên thí sinh.............................................................SBD..............
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM THAO
--------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Câu 1: (4điểm)
Yêu cầu về hình thức: HS viết thành đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ ( Đoạn diễn dịch, qui nạp hoặc T-P-H); ( 1điểm)
Yêu cầu về nội dung:
+ Chỉ đúng các biện pháp tu từ ( nói rõ được thực hiện ở các từ ngữ nào): (1điểm)
- Phép ẩn dụ: Hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí để chỉ lí tưởng cộng sản.
- Phép so sánh: Tâm hồn giống như một vườn hoa lá , rất đậm hương và rộn tiếng chim.
+ Phân tích hiệu quả thẩm mỹ: (2 điểm)
- Phép ẩn dụ kết hợp với các động từ mạnh (bừng, chói), nhà thơ muốn khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng rực rỡ, chói lòa xua tan những u ám, tối tăm; làm bừng sáng tâm hồn người thanh niên trí thức tiểu tư sản giàu nhiệt huyết nhưng chưa tìm được đường đi đúng đắn, đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời. Cách nói thể hiện thái độ thành kính, ân tình của nhà thơ với Đảng.
- Phép so sánh: So sánh cái trừu tượng ( tâm hồn) với cái cụ thể ( khu vườn), kết hợp với phép đảo ngữ ( rất đậm hương, rộn tiếng chim: một khu vườn tràn đầy màu sắc, hương thơm, âm thanh...), tác giả đã diễn tả niềm vui sương mãnh liệt khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản; ánh sáng của lí tưởng cộng sản có sức mạnh kì diệu đã làm bừng lên một sức sống mới mẻ trong tâm hồn nhà thơ. Niềm vui sống, sự sáng suốt, minh mẫn đến kì lạ của tinh thần trí tuệ khi được lí tưởng chiếu dọi làm tâm hồn nhà thơ trở nên sảng khoái, say mê, náo nức ... Đây là giây phút đặc biệt thiêng liêng trong cuộc đời của Tố Hữu và nhà thơ đã ghi lại chân thành, cảm động.
Câu 2: (4 điểm)
Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đúng số câu qui định, cấu trúc chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, có chất văn; không mắc lỗi về chính tả.(1 điểm)
Yêu cầu về nội dung:
* HS cảm nhận được điểm chung của hai đoạn thơ: (1 điểm)
- Đều là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thanh bình, êm ả của sông nước, biển trời. Thiên nhiên ấy vô cùng thuận lợi cho công việc đánh cá:
- Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
- Sóng đã cài then, đêm sập cửa
- Con người trong hai đoạn thơ đều hiện lên mạnh mẽ, khỏe khoắn, đầy hào hứng, nhiệt tình với những cánh buồm căng tràn hi vọng, ước mơ và ăm ắp vẻ đẹp mộc mạc, chân chất của người dân chài: dân trai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Phương Lan
Dung lượng: 14,54KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)