Bộ đề 6 thi vào lớp 10 THPT

Chia sẻ bởi Nịnh Thị Trang | Ngày 12/10/2018 | 14

Chia sẻ tài liệu: Bộ đề 6 thi vào lớp 10 THPT thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 3
Phần I ( 7 đ ) :
Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết :
Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
1. Cách nói ấy có gì đặc biệt, đạt được hiệu quả gì ?
2. Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ ?
3. Cảm nhận của em về người chiến sĩ lái xe ? ( bằng một đoạn văn dài từ 12 đến 15 câu kiểu diễn dịch, sử dụng phép thế, câu chứa thành phần phụ chú và gạch chân chúng ).
4. Kể tên hai tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 9 viết về lòng dũng cảm của người chiến sĩ ngoài mặt trận.
Phần II ( 3 đ):
Bằng kiến thức đã học về tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu, anh ( chị ) hãy cho biết :
1. Sáng tạo độc đáo của tác giả ở tác phẩm là gì ?
2. Cuối đời Nhĩ đã nhận ra điều gì ?
3. Chọn một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của tác phẩm và phân tích.
Đáp ỏn ĐỀ 3
Phần I ( 7 đ ) :
Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết :
Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
1. Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ ?
- Viết tiếp 2 câu thơ để hoàn chỉnh đoạn
Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳng.
- Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một nhan đề lạ bởi độ dài, bởi sự tương phản rất đặc biệt
+ Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó : nó đã làm nổi bật hình ảnh thơ chủ đạo của toàn tác phẩm : những chiếc xe không kính.
+ Đưa những chiếc xe không kính vào trong văn học là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ của nhà thơ.
+ Hai chữ “Bài thơ” ở đầu nhan đề cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả : viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy.
+ Đọc bài thơ , ta càng thấy rõ hơn nét đặc sắc của nhan đề: những chiếc xe không kính chỉ là bức phông nền để tôn lên chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm trẻ trung, vượt lên thiếu thốn gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh để sống lạc quan, để chiến đấu dũng cảm vì lý tưởng của dân tộc : giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
2. Phạm Tiến Duật có hai câu thơ mở đầu tác phẩm rất đặc biệt và đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao :
- Tác giả giải thích nguyên nhân của sự xuất hiện những chiếc xe không kính rất thực bằng hai câu thơ gần với văn xuôi, với giọng điệu thản nhiên.
- Cách nói ấy đạt được hiệu quả thẩm mỹ :
+ Khắc hoạ rõ hơn hình ảnh chủ đạo của bài thỡnuất hiện từ nhan đề: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường- một hình ảnh thực trong chiến tranh, thực đến trần trụi.
+ Phản ánh được hiện thực khốc liệt của chiến trường : bom đạt của kẻ thù dội xuống Trường Sơn đã làm biến dạng những chiếc xe ô tô vận tải hành hoá ra chiến trường.
+ Trong hai dòng thơ ấy, người đọc cảm nhận được nét độc đáo ở hồn thơ Phạm Tiến Duật ở cách khai thác hiện thực: phát hiện chất thơ của hiện thực; thể hiện hồn thơ nhạy cảm với những nét ngang tàng tinh nghịch, thích cái lạ.
3. Cảm nhận của em về người chiến sĩ lái xe ( bằng một đoạn văn nghị luận dài 15 câu, theo kiểu diễn dịch trong đó có sử dụng câu chứa lời dẫn trực tiếp và câu bị động rồi gạch chân chúng ):
* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :
- Kiến thức cơ bản, cụ thể về tác phẩm và hình tượng nghệ thuật chủ đạo của tác phẩm
- Kỹ năng diễn đạt, dựng đoạn văn ( diễn dịch), phân tích hình tượng nghệ thuật
- Hiểu biết về ngữ pháp : lời dẫn trực tiếp; câu bị động
* Các bước tiến hành
- Xác định kiến thức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nịnh Thị Trang
Dung lượng: 41,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)