Bo de 02 mon vat ly 6-7-8-9.

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Sơn | Ngày 14/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bo de 02 mon vat ly 6-7-8-9. thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Thị Trấn
Hưng Hà
Kiểm tra Vật lí 6
Thời gian làm bài: 45 phút


Phần A: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng.
Bài 1: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng?
A. Đồng, thuỷ ngân, không khí.
B. Thuỷ ngân, đồng, không khí.
C. Không khí, thuỷ ngân, đồng.
D. Không khí, đồng, thuỷ ngân.
Bài 2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một quả cầu bằng đồng?
A. Trọng lượng của quả cầu tăng.
B. Trọng lượng của quả cầu giảm.
C. Trọng lượng riêng của quả cầu tăng.
D. Trọng lượng riêng của quả cầu giảm.
Bài 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong bình thuỷ tinh?
A. Khối lượng riêng của nước tăng.
B. Khối lượng riêng của nước giảm.
C. Khối lượng riêng của không khí trong bình giảm.
D. Khối lượng riêng của nước thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.
Bài 4: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi dùng tay áp chặt vào một bình thuỷ tinh có nút chặt?
A. Thể tích của không khí trong bình tăng.
B. Khối lượng riêng của không khí trong bình tăng.
C. Khối lượng riêng của không khí trong bình giảm.
D. Cả 3 hiện tượng trên đều không xảy ra.
Bài 5: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm Vật lí 6.
B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thuỷ ngân.
D. Cả ba loại nhiệt kế trên.
Bài 6: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau, cách nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Lỏng, khí, rắn.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
Câu 7: Quả bóng bàn bị bẹp nhúng nước nóng thì phồng lên vì:
A. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên.
B. Vỏ bóng bàn nóng lên, nở ra.
C. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.
D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng.
Bài 8: Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt.Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Hơ nóng nút.
B. Hơ nóng cổ lọ.
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
D. Hơ nóng đáy lọ.
Phần B: Chọn từ thích hợp cho chỗ trống của các câu sau đây:
Bài 1: Nhiệt kế y tế dùng để đo (1)..., còn (2)... dùng để đo nhiệt độ của các thí nghiệm.
Bài 2: Khi nhiệt độ tăng thì (1)... của vật tăng, còn trọng lượng của vật (2)...do đó trọng lượng riêng của vật (3)....
Bài 3: Chất rắn co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể (1).... Vì thế mà một đầu cầu bằng thép phải (2)....
Bài 4: Giấy bọc kẹo cao su gồm một lớp nhôm mỏng dán lên một lớp giấy thường. Do đó có thể dùng để làm (1)..., vì nhôm và giấy thường dãn nở (2)...khác nhau.
Phần C: Dùng gạch nối để ghép mệnh đề:
Bài 1:
1, Khối lượng riêng của một vật .
2, Khối lượng của một vật.
3, Thể tích của một vật.
A. Tăng khi nhiệt độ tăng.
B. Giảm khi nhiệt độ tăng.
C. Không thay đổi khi nhiệt độ tăng.

Bài 2:
1, Thể tích của vật tăng.
2, Khối lượng riêng của vật tăng.
3, Khối lượng của vật tăng.
A. Khi lượng chất tăng.
B. Khi nhiệt độ tăng.
C. Khi nhiệt độ giảm.

Bài 3:
1, Băng kép.
2, Nhiệt kế y tế.
3, Nhiệt kế thuỷ ngân.
A. Dùng trong phòng thí nghiệm.
B. Dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
C. Dùng để đóng-ngắt tự động mạch điện.

Phần D: Hãy tự viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Bài 1: Tại sao khi dùng nhiệt kế y tế thuỷ ngân vào nước nóng thì mực thuỷ ngân mới đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên cao?
Bài 2:
a) Tính xem 430C ứng với bao nhiêu 0F?
b) Tính xem 1490F ứng với bao nhiêu 0C?



Đáp án-Biểu điểm
Phần A( 4 điểm): Mỗi bài 0,5 điểm.
Bài 1: C
Bài 2: D
Bài 3: B
Bài 4: A
Bài 5: A
Bài 6: C
Bài 7: C
Bai 8: B

Phần B ( 2,5 điểm): Mỗi chỗ trống 0,25 điểm.
Bài 1: (1) nhiệt độ của cơ thể, (2) nhiệt độ khí quyển, (3) nhiệt kế thuỷ ngân
Bài 2: (1) thể tích; (2), (3): giảm.
Bài 3: (1) gây ra một lực rất lớn, (2) gối trên các con lăn.
Bài 4: (1) băng kép, (2) vì nhiệt.
Phần C (1,5) điểm: Mỗi bài 0,5 điểm
Bài 1: 1 -B 2 -C 3 -A
Bài 2: 1 - B 2- C 3 -A
Bài 3: 1 - C 2 - B 3 - A
Phần D (2 điểm)
Bài 1: Vì lúc đầu vỏ thuỷ tinh nở ra trước, sau đó thuỷ tinh và thuỷ ngân đều nở ra vì nhiệt. Nhưng vì thuỷ ngân là chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn. Do đó, thuỷ ngân mới dâng cao.
Bài 2: a) 430C = 00C + 430C
= 320F + 43.1,80F
= 320F + 77,40F
= 109,40F
b) 1490F = 320F + 1170F
= 00C + 117: 1,80C
= 00C + 650C
= 650C














Trường THCS Thị Trấn
Hưng Hà
Kiểm tra Vật lí 6- Chương II
Thời gian làm bài: 45 phút


I/ Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng?
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng và trọng lượng của chất lỏng tăng.
B. Khối lượng và trọng lượng của chất lỏng giảm.
C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.
D. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng.
Câu 2: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm Vật lí 6.
B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thuỷ ngân.
D. Cả ba loại nhiệt kế trên.
Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy.
A. Bỏ một cục đá vào một cốc nước.
B. Đúc chuông đồng.
C. Đốt ngọn nến.
D. Đốt ngọn đèn dầu.
II/ Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau: 1. Chất rắn nở vì nhiệt ....(1). Chất lỏng nở vì nhiệt...(2) chất...(3).
2. Trong nhiệt giai Xenxiút , nhiệt độ của ...( 1) là 00C, của...(2)... là 1000C.
3. Băng phiến nóng chảy ở ...(1) . Nhiệt độ này gọi là ...(2) băng phiến. Trong khi ...(3) nhiệt độ của băng phiến không đổi.
III/ Tại sao khi rót nước nóng khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị đẩy ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
IV/ Hình II.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến đựng trong một ống nghiệm được đun nóng liên tục.
























a) Mô tả hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm trong các khoảng thời gian:
- Từ phút 0 đến phút thứ 5.
- Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15.
- Từ phút thứ 15 đến phút thứ 20.
b) Trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ 15 băng phiến trong ống nghiệm tồn tại ở thể nào?

Đáp án và biểu điểm
I/ 3 điểm: mỗi câu 1 điểm
1 - D 2 - C 3 - D
II/ 3 điểm: mỗi ý một điểm.
1. ít hơn, nhiều hơn, rắn( hoặc ít hơn, khí).
2. nước đá đang tan, hơi nước đang sôi.
3. 800C, nhiệt độ nóng chảy, nóng chảy.
III/ 2 điểm:
-Khi rót nước nóng ra khỏi phích, có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
-Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại
IV/ 2 điểm:
a) - Từ phút 0 đến phút thứ 5: Băng phiến rắn nóng lên
- Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15: Băng phiến rắn nóng chảy.
- Từ phút thứ 15 đến phút thứ 20: Băng phiến lỏng nóng lên.
b) Thể rắn và thể lỏng.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Sơn
Dung lượng: 50,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)