Bình thơ nói với con
Chia sẻ bởi Giap Gia |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Bình thơ nói với con thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Nói với con của Y Phương - Một khúc nhạc Đàn Tính nhiều cung bậc
Trong số các nhà thơ dân tộc thiểu số, Y Phương là gương mặt khá tiêu biểu. Tác phẩm của ông khẳng định được vị thế riêng trong thơ ca hiện đại bởi một “chất giọng” đặc trưng của người Tày. Y Phương tự nhận mình là cây đàn Tính của dân tộc Tày: “Cây đàn này đâu phải cây đàn / Bầu nước mắt trăm năm cười khóc / Cây đàn này đâu phải cây đàn / Bọc sinh nở, lời chào ly biệt / Vụt đứng lên cây đàn dìu dặt / "Đi như thế cho đến ngày nhắm mắt" / Ngôn ngữ cổ còn vài câu tích tịch / Hãy gẩy lên bất cứ nơi nào” (Đàn Tính).
Cây đàn Tính có cái tên Y Phương ấy luôn cần mẫn gom nhặt và làm sống dậy những giá trị nhân văn trong truyền thống văn hóa của cộng đồng người Tày. Dù viết về làng, về tình yêu đôi lứa hay về tình phụ tử, Y Phương cũng luôn có ý thức tái hiện linh hồn của văn hóa quê hương. Từ thơ Y Phương, người đọc có thể nhận ra một vùng văn hóa độc đáo và có bề dày mà ít nhiều còn khá bí ẩn. Bài thơ Nói với con là một khúc nhạc đàn Tính như thế - một khúc nhạc đan xem nhiều cung bậc. Mang hình thức là những lời tâm tình, mộc mạc của người cha dành cho con nhưng vấn đề mà tác phẩm đặt ra không chỉ là tình phụ tử. Sự độc đáo ở “chất giọng” khiến tác phẩm vừa đầy hấp lực nhưng cũng có không ít trở lực đối với người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học. Khi được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 9 THCS, người ta càng nhận rõ điều này.
Nhà thơ Y Phương. Ảnh: Internet
Xin được bắt đầu từ lối tư duy nghệ thuật trong bài thơ. Bài thơ có nhiều hình ảnh ngỡ phi lí, là kết quả của sự hòa hợp rất nhuyễn giữa tư duy nghệ thuật dân gian miền núi và tư duy thơ Tượng trưng, Siêu thực hiện đại. Nếu tư duy nghệ thuật dân gian miền núi ưa dùng lối trùng điệp thì tư duy nghệ thuật của thơ Tượng trưng và Siêu thực lại thích tìm đến sự giao thoa giữa các cảm giác và sự coi trọng nhạc tính của ngôn ngữ thơ. Có thể nhận diện sự hòa hợp ấy ngay trong những câu thơ đầu:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Bốn câu thơ này là bức tranh về cảnh gia đình đầm ấm. Trong đó có ba nhân vật: người mẹ, người cha và đứa trẻ mà trung tâm là hình ảnh đứa trẻ đang tập đi. Sự hòa hợp giữa tư duy nghệ thuật dân gian miền núi và tư duy thơ Tượng trưng, Siêu thực đã được hóa thân thành các thủ pháp nghệ thuật để tái hiện những cử chỉ của đứa trẻ: có thủ pháp trùng điệp, có nghệ thuật sử dụng đối ý (chân phải - chân trái, một bước - hai bước, cha - mẹ, tiếng nói - tiếng cười) và có nghệ thuật tạo nhạc tính bằng sự phối thanh, bốn câu thơ dùng đến 15/20 thanh trắc. Sự cộng hưởng của những thủ pháp nghệ thuật và nhất là sự phối thanh đã tạo nên những âm điệu gân guốc. Âm điệu ấy thích hợp với việc tái hiện hình ảnh đứa trẻ đang lẫm chẫm tập đi, cứ “chân phải” rồi “chân trái” một cách chập chững khó khăn. Khó khăn nhưng đầy phấn khích vì sự khích lệ nhiệt thành của cha mẹ. Cách dùng số đếm: “một bước”, “hai bước” cho thấy ánh nhìn của cha mẹ thật chăm chú, quan sát từng cử chỉ, trông chờ, đếm từng bước đi của con. Những bước chân lẫm chẫm được bao bọc bởi tình yêu thương của cha mẹ, tạo ra sự đáng yêu của đứa trẻ. Cứ như mỗi bước đều là một “thành tựu”, một dấu mốc cần được đếm để ghi nhớ. Nhưng điều lí thú hơn không phải là cách dùng số đếm mà là lối liên tưởng có vẻ phi lí, ngộ nghĩnh kiểu tư duy thơ Tượng trưng: “Một bước chạm tiếng nói / Hai bước tới tiếng cười”. Tiếng nói, tiếng cười vốn vô hình nhưng lại được hữu hình hóa để trở thành “cọc tiêu” định vị cho đứa trẻ “bước tới”. Thực ra, đó là hình thức “lạ hóa” ngôn từ để diễn tả không khí hạnh phúc trong ngôi nhà. Cơ hồ như khi đứa trẻ “cán đích” cũng là lúc cả ngôi nhà như rung lên, cả không gian xung quanh tan thành tiếng nói cười.
Đến những câu thơ tiếp theo, bài thơ bắt đầu chuyển mạch, chuyển giọng. Sau tiếng nói, tiếng cười ran lên từ “thành quả” tập đi, từ những bước đi đầu tiên
Trong số các nhà thơ dân tộc thiểu số, Y Phương là gương mặt khá tiêu biểu. Tác phẩm của ông khẳng định được vị thế riêng trong thơ ca hiện đại bởi một “chất giọng” đặc trưng của người Tày. Y Phương tự nhận mình là cây đàn Tính của dân tộc Tày: “Cây đàn này đâu phải cây đàn / Bầu nước mắt trăm năm cười khóc / Cây đàn này đâu phải cây đàn / Bọc sinh nở, lời chào ly biệt / Vụt đứng lên cây đàn dìu dặt / "Đi như thế cho đến ngày nhắm mắt" / Ngôn ngữ cổ còn vài câu tích tịch / Hãy gẩy lên bất cứ nơi nào” (Đàn Tính).
Cây đàn Tính có cái tên Y Phương ấy luôn cần mẫn gom nhặt và làm sống dậy những giá trị nhân văn trong truyền thống văn hóa của cộng đồng người Tày. Dù viết về làng, về tình yêu đôi lứa hay về tình phụ tử, Y Phương cũng luôn có ý thức tái hiện linh hồn của văn hóa quê hương. Từ thơ Y Phương, người đọc có thể nhận ra một vùng văn hóa độc đáo và có bề dày mà ít nhiều còn khá bí ẩn. Bài thơ Nói với con là một khúc nhạc đàn Tính như thế - một khúc nhạc đan xem nhiều cung bậc. Mang hình thức là những lời tâm tình, mộc mạc của người cha dành cho con nhưng vấn đề mà tác phẩm đặt ra không chỉ là tình phụ tử. Sự độc đáo ở “chất giọng” khiến tác phẩm vừa đầy hấp lực nhưng cũng có không ít trở lực đối với người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học. Khi được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 9 THCS, người ta càng nhận rõ điều này.
Nhà thơ Y Phương. Ảnh: Internet
Xin được bắt đầu từ lối tư duy nghệ thuật trong bài thơ. Bài thơ có nhiều hình ảnh ngỡ phi lí, là kết quả của sự hòa hợp rất nhuyễn giữa tư duy nghệ thuật dân gian miền núi và tư duy thơ Tượng trưng, Siêu thực hiện đại. Nếu tư duy nghệ thuật dân gian miền núi ưa dùng lối trùng điệp thì tư duy nghệ thuật của thơ Tượng trưng và Siêu thực lại thích tìm đến sự giao thoa giữa các cảm giác và sự coi trọng nhạc tính của ngôn ngữ thơ. Có thể nhận diện sự hòa hợp ấy ngay trong những câu thơ đầu:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Bốn câu thơ này là bức tranh về cảnh gia đình đầm ấm. Trong đó có ba nhân vật: người mẹ, người cha và đứa trẻ mà trung tâm là hình ảnh đứa trẻ đang tập đi. Sự hòa hợp giữa tư duy nghệ thuật dân gian miền núi và tư duy thơ Tượng trưng, Siêu thực đã được hóa thân thành các thủ pháp nghệ thuật để tái hiện những cử chỉ của đứa trẻ: có thủ pháp trùng điệp, có nghệ thuật sử dụng đối ý (chân phải - chân trái, một bước - hai bước, cha - mẹ, tiếng nói - tiếng cười) và có nghệ thuật tạo nhạc tính bằng sự phối thanh, bốn câu thơ dùng đến 15/20 thanh trắc. Sự cộng hưởng của những thủ pháp nghệ thuật và nhất là sự phối thanh đã tạo nên những âm điệu gân guốc. Âm điệu ấy thích hợp với việc tái hiện hình ảnh đứa trẻ đang lẫm chẫm tập đi, cứ “chân phải” rồi “chân trái” một cách chập chững khó khăn. Khó khăn nhưng đầy phấn khích vì sự khích lệ nhiệt thành của cha mẹ. Cách dùng số đếm: “một bước”, “hai bước” cho thấy ánh nhìn của cha mẹ thật chăm chú, quan sát từng cử chỉ, trông chờ, đếm từng bước đi của con. Những bước chân lẫm chẫm được bao bọc bởi tình yêu thương của cha mẹ, tạo ra sự đáng yêu của đứa trẻ. Cứ như mỗi bước đều là một “thành tựu”, một dấu mốc cần được đếm để ghi nhớ. Nhưng điều lí thú hơn không phải là cách dùng số đếm mà là lối liên tưởng có vẻ phi lí, ngộ nghĩnh kiểu tư duy thơ Tượng trưng: “Một bước chạm tiếng nói / Hai bước tới tiếng cười”. Tiếng nói, tiếng cười vốn vô hình nhưng lại được hữu hình hóa để trở thành “cọc tiêu” định vị cho đứa trẻ “bước tới”. Thực ra, đó là hình thức “lạ hóa” ngôn từ để diễn tả không khí hạnh phúc trong ngôi nhà. Cơ hồ như khi đứa trẻ “cán đích” cũng là lúc cả ngôi nhà như rung lên, cả không gian xung quanh tan thành tiếng nói cười.
Đến những câu thơ tiếp theo, bài thơ bắt đầu chuyển mạch, chuyển giọng. Sau tiếng nói, tiếng cười ran lên từ “thành quả” tập đi, từ những bước đi đầu tiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Giap Gia
Dung lượng: 84,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)