Biên soạn đề kiểm tra.
Chia sẻ bởi Phạm Công Đính |
Ngày 11/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Biên soạn đề kiểm tra. thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHẢ LẠI
--------------------------------------
THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN THEO MA TRẬN ĐỀ NHẰM ĐỔI MỚI
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH.
I.NHẬN THỨC CHUNG:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình học. Đổi mới chương trình THCS đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các khâu , trong đó khâu quan trọng là đổi mới đánh giá, kiểm tra học sinh theo chuẩn kiến thức- kĩ năng. Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trước tiên cần phải đổi mới việc kiểm tra.
Hoạt động dạy và học cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện chất lượng học tập của học sinh. Về phương diện này chất lượng học tập được xem như chất lượng một sản phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh bổ sung những kiến thức kỹ năng và thói quen còn hời hợt, mơ hồ sẽ giúp cho chất lượng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi học sinh. Việc kiểm tra chất lượng học tập sẽ giúp cho các nhà giáo dục, các giáo viên bộ môn và bản thân học sinh có những thông tin xác thực để có tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm của mình trong quá trình dạy và học.
Kiểm tra đánh giá thành tích học tập môn học của học sinh luôn có những mục đích cụ thể đó là: xác nhận mức độ thành tích mà học sinh đã đạt được so với mục tiêu bài học đề ra, chỉ ra nguyên nhân đạt được thành tích, phán đoán khả năng phát triển của học sinh. Như vậy hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học tập các môn học của học sinh, ngoài giáo viên dạy học bộ môn cần có sự tham gia của học sinh. Thực tế hiện nay học sinh (kể cả một số giáo viên) chỉ mới có được một thông tin về mức độ thành tích của học sinh thông qua điểm số của bài kiểm tra, còn vấn đề nguyên nhân thì hầu như chưa có tác dụng chỉ ra các thông tin phản hồi cụ thể giúp học sinh điều chỉnh quá trình học tập của mình.
Vì vậy việc ra đề kiểm tra cũng như tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn học của học sinh phải đổi mới nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động đánh giá. Trong quá trình dạy học cũng như thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá cần chú ý đến vai trò tự đánh giá của học sinh. Sau khi thực hiện một bài kiểm tra, tự các em có thể đánh giá được mức độ nắm kiến thức của mình, mức độ đạt được so với yêu cầu mà thầy cô đưa ra và có thể làm như vậy đối với bạn của mình.
Đổi mới kiểm tra môn Ngữ văn THCS thực chất là một trong những thay đổi qua việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh bậc THCS theo quy trình ra đề kiểm tra bám sát ma trận đề và theo chuẩn kiến thức – kĩ năng nhằm góp phần:
- Xác định chính xác hơn trình độ, năng lực học tập Ngữ văn của học sinh vào những thời điểm nhất định, có tính chiến lược theo những mục tiêu môn học đã đề ra.
- Cung cấp cho giáo viên những thông tin chính xác hơn về: Những nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập mà mức độ đã hoặc chưa đạt yêu cầu theo mục tiêu học môn THCS.
- Tìm nguyên nhân và cách khắc phục những khó khăn cản trở chất lượng học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, từ đó đa ra những quyết định cho các giai đoạn và hoạt động dạy - học, tiếp theo: Điều chỉnh, hỗ trợ trên các phương diện, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học….
II.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGŨ VĂN THEO MA TRẬN ĐỀ NHẰM ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
Chúng ta đều biết rằng vấn đề đánh giá trong lĩnh vực giáo dục mang tính đặc thù riêng, không giống với bất cứ một lĩnh vực khoa học nào. Bởi đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và xử lý kịp thời có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu môn học, mục tiêu giáo dục đào tạo để làm cơ sở cho những chủ trương và biện pháp giáo dục tiếp theo.
Trong công tác đánh giá, thì kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức quan trọng nhất. Có thể có nhiều cách thức và phương tiện giúp cho việc kiểm tra đạt hiệu quả tốt, nhưng phương tiện hay công cụ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHẢ LẠI
--------------------------------------
THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN THEO MA TRẬN ĐỀ NHẰM ĐỔI MỚI
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH.
I.NHẬN THỨC CHUNG:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình học. Đổi mới chương trình THCS đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các khâu , trong đó khâu quan trọng là đổi mới đánh giá, kiểm tra học sinh theo chuẩn kiến thức- kĩ năng. Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trước tiên cần phải đổi mới việc kiểm tra.
Hoạt động dạy và học cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện chất lượng học tập của học sinh. Về phương diện này chất lượng học tập được xem như chất lượng một sản phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh bổ sung những kiến thức kỹ năng và thói quen còn hời hợt, mơ hồ sẽ giúp cho chất lượng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi học sinh. Việc kiểm tra chất lượng học tập sẽ giúp cho các nhà giáo dục, các giáo viên bộ môn và bản thân học sinh có những thông tin xác thực để có tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm của mình trong quá trình dạy và học.
Kiểm tra đánh giá thành tích học tập môn học của học sinh luôn có những mục đích cụ thể đó là: xác nhận mức độ thành tích mà học sinh đã đạt được so với mục tiêu bài học đề ra, chỉ ra nguyên nhân đạt được thành tích, phán đoán khả năng phát triển của học sinh. Như vậy hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học tập các môn học của học sinh, ngoài giáo viên dạy học bộ môn cần có sự tham gia của học sinh. Thực tế hiện nay học sinh (kể cả một số giáo viên) chỉ mới có được một thông tin về mức độ thành tích của học sinh thông qua điểm số của bài kiểm tra, còn vấn đề nguyên nhân thì hầu như chưa có tác dụng chỉ ra các thông tin phản hồi cụ thể giúp học sinh điều chỉnh quá trình học tập của mình.
Vì vậy việc ra đề kiểm tra cũng như tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn học của học sinh phải đổi mới nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động đánh giá. Trong quá trình dạy học cũng như thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá cần chú ý đến vai trò tự đánh giá của học sinh. Sau khi thực hiện một bài kiểm tra, tự các em có thể đánh giá được mức độ nắm kiến thức của mình, mức độ đạt được so với yêu cầu mà thầy cô đưa ra và có thể làm như vậy đối với bạn của mình.
Đổi mới kiểm tra môn Ngữ văn THCS thực chất là một trong những thay đổi qua việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh bậc THCS theo quy trình ra đề kiểm tra bám sát ma trận đề và theo chuẩn kiến thức – kĩ năng nhằm góp phần:
- Xác định chính xác hơn trình độ, năng lực học tập Ngữ văn của học sinh vào những thời điểm nhất định, có tính chiến lược theo những mục tiêu môn học đã đề ra.
- Cung cấp cho giáo viên những thông tin chính xác hơn về: Những nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập mà mức độ đã hoặc chưa đạt yêu cầu theo mục tiêu học môn THCS.
- Tìm nguyên nhân và cách khắc phục những khó khăn cản trở chất lượng học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, từ đó đa ra những quyết định cho các giai đoạn và hoạt động dạy - học, tiếp theo: Điều chỉnh, hỗ trợ trên các phương diện, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học….
II.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGŨ VĂN THEO MA TRẬN ĐỀ NHẰM ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
Chúng ta đều biết rằng vấn đề đánh giá trong lĩnh vực giáo dục mang tính đặc thù riêng, không giống với bất cứ một lĩnh vực khoa học nào. Bởi đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và xử lý kịp thời có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu môn học, mục tiêu giáo dục đào tạo để làm cơ sở cho những chủ trương và biện pháp giáo dục tiếp theo.
Trong công tác đánh giá, thì kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức quan trọng nhất. Có thể có nhiều cách thức và phương tiện giúp cho việc kiểm tra đạt hiệu quả tốt, nhưng phương tiện hay công cụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Công Đính
Dung lượng: 349,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)