Biện pháp nâng cao hiệu quả ôn Lịch sử
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 16/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Biện pháp nâng cao hiệu quả ôn Lịch sử thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Hệ thống hóa kiến thức – một biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả ôn tập môn Lịch sử giai đoạn 1945-1954
Phùng Thị Ngọc Bích-Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
Trong những năm gần đây việc học sinh không có hiểu biết cơ bản, yếu kém trong kiến thức lịch sử, thậm chí quay lưng lại với môn Lịch sử là một thực trạng báo động, gây lo ngại về sự "mất gốc" của giới trẻ. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này đã được phân tích, mổ xẻ, bàn luận rất nhiều. Theo tôi một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên đó là Thực trạng dạy và học môn lịch sử trong trường Trung học phổ thông. Việc thầy chỉ biết cung cấp kiến thức thay vì hướng dẫn phương pháp lĩnh hội kiến thức cho trò, trò chỉ biết chép lại máy móc những gì giáo viên đọc thay vì chủ động lĩnh hội kiến thức đã thành thói quen, thành vật cản lớn khiến việc học lịch sử trở nên nhàm chán, thụ động. Vì vậy, vai trò động viên, dìu dắt, định hướng, hướng dẫn phương pháp học tập của người giáo viên dạy sử đóng vai trò quan trọng trong việc lấy lại tình yêu môn sử của học trò.
Trải qua một số năm ôn thi cho học sinh, tôi đã cố gắng tìm tòi những cách thức, phương pháp giúp học sinh ôn thi và làm bài thi đạt kết quả tốt. Tôi đề cao việc hướng dẫn học sinh phương pháp nắm được kiến thức nhanh nhất, sâu sắc nhất và nhớ lâu bằng những cách càng đơn giản càng tốt; nhờ đó học sinh có thể vận dụng làm bài hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức bằng cách lập bảng niên biểu có tác dụng rất lớn, nhất là với một môn học có nhiều sự kiện như môn Lịch sử. Đây không phải là một phương pháp mới, nhưng chưa được chú tâm nhiều, chưa được sử dụng rộng rãi vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh; thậm chí bị coi là làm cho việc học tập của học sinh quá tải, nặng nề...trong khi thực tế hiệu quả lại rất cao. Tôi xin chia sẻ với các bạn đồng nghiệp quan tâm, các em học sinh yêu mến môn Lịch sử một cách dạy nâng cao hoạt động dạy học, đặc biệt là trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức lịch sử giai đoạn 1945-1954: một giai đoạn quan trọng của lịch sử Việt Nam. Đồng thời giúp các em học sinh nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử để dễ nhớ, nhớ lâu, hiểu sâu sắc lịch sử và vận dụng làm bài tập, bài thi hiệu quả. Xin chia sẻ kinh nghiệm lập một số bảng hệ thống hoá kiến thức trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 như sau:
1. Trước hết xin giới thiệu các loại niên biểu hệ thống hoá kiến thức:
Niên biểu được tạm chia thành 3 loại chính:
- Niên biểu tổng hợp: bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong thời gian dài
- Niên biểu chuyên đề: đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào đó của một thời kì lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện, đầy đủ.
- Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, hoặc ở thời gian khác nhau nhưng có những điểm tương đồng, dị biệt nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát
2. Cách thức lập bảng niên biểu hệ thống hoá kiến thức :
Có thể tiến hành việc lập bảng theo các bước sau:
- Trước hết, giáo viên tìm hoặc hướng dẫn học sinh tìm những vấn đề, những nội dung có thể hệ thống hoá bằng cách lập bảng
- Thứ hai, lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp.
+ Với bảng niên biểu sự kiện: có thể lập theo các tiêu chí thời gian, sự kiện, kết quả- ý nghĩa…
+ Với bảng niên biểu tổng hợp: tùy vấn đề mà xác định tiêu chí phù hợp. Ví dụ, với bảng niên biểu những thành tựu toàn diện của cuộc kháng chiến chống Pháp có thể lập với các tiêu chí: lĩnh vực, thành tựu, kết quả - ý nghĩa; niên biểu những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự trong kháng chiến chống Pháp với các tiêu chí thời gian, chiến thắng, kết quả-ý nghĩa...
+ Niên biểu so sánh: Nếu là bảng so sánh 2 phong trào có thể lập với các tiêu chí hoàn cảnh, nhiệm vụ-mục tiêu, lãnh đạo, động lực, kết quả, xu hướng phát triển...; so sánh các chiến dịch có thể dựa vào hoàn cảnh, diễn biến, KQ, YN…
- Thứ ba
Phùng Thị Ngọc Bích-Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
Trong những năm gần đây việc học sinh không có hiểu biết cơ bản, yếu kém trong kiến thức lịch sử, thậm chí quay lưng lại với môn Lịch sử là một thực trạng báo động, gây lo ngại về sự "mất gốc" của giới trẻ. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này đã được phân tích, mổ xẻ, bàn luận rất nhiều. Theo tôi một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên đó là Thực trạng dạy và học môn lịch sử trong trường Trung học phổ thông. Việc thầy chỉ biết cung cấp kiến thức thay vì hướng dẫn phương pháp lĩnh hội kiến thức cho trò, trò chỉ biết chép lại máy móc những gì giáo viên đọc thay vì chủ động lĩnh hội kiến thức đã thành thói quen, thành vật cản lớn khiến việc học lịch sử trở nên nhàm chán, thụ động. Vì vậy, vai trò động viên, dìu dắt, định hướng, hướng dẫn phương pháp học tập của người giáo viên dạy sử đóng vai trò quan trọng trong việc lấy lại tình yêu môn sử của học trò.
Trải qua một số năm ôn thi cho học sinh, tôi đã cố gắng tìm tòi những cách thức, phương pháp giúp học sinh ôn thi và làm bài thi đạt kết quả tốt. Tôi đề cao việc hướng dẫn học sinh phương pháp nắm được kiến thức nhanh nhất, sâu sắc nhất và nhớ lâu bằng những cách càng đơn giản càng tốt; nhờ đó học sinh có thể vận dụng làm bài hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức bằng cách lập bảng niên biểu có tác dụng rất lớn, nhất là với một môn học có nhiều sự kiện như môn Lịch sử. Đây không phải là một phương pháp mới, nhưng chưa được chú tâm nhiều, chưa được sử dụng rộng rãi vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh; thậm chí bị coi là làm cho việc học tập của học sinh quá tải, nặng nề...trong khi thực tế hiệu quả lại rất cao. Tôi xin chia sẻ với các bạn đồng nghiệp quan tâm, các em học sinh yêu mến môn Lịch sử một cách dạy nâng cao hoạt động dạy học, đặc biệt là trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức lịch sử giai đoạn 1945-1954: một giai đoạn quan trọng của lịch sử Việt Nam. Đồng thời giúp các em học sinh nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử để dễ nhớ, nhớ lâu, hiểu sâu sắc lịch sử và vận dụng làm bài tập, bài thi hiệu quả. Xin chia sẻ kinh nghiệm lập một số bảng hệ thống hoá kiến thức trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 như sau:
1. Trước hết xin giới thiệu các loại niên biểu hệ thống hoá kiến thức:
Niên biểu được tạm chia thành 3 loại chính:
- Niên biểu tổng hợp: bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong thời gian dài
- Niên biểu chuyên đề: đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào đó của một thời kì lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện, đầy đủ.
- Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, hoặc ở thời gian khác nhau nhưng có những điểm tương đồng, dị biệt nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát
2. Cách thức lập bảng niên biểu hệ thống hoá kiến thức :
Có thể tiến hành việc lập bảng theo các bước sau:
- Trước hết, giáo viên tìm hoặc hướng dẫn học sinh tìm những vấn đề, những nội dung có thể hệ thống hoá bằng cách lập bảng
- Thứ hai, lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp.
+ Với bảng niên biểu sự kiện: có thể lập theo các tiêu chí thời gian, sự kiện, kết quả- ý nghĩa…
+ Với bảng niên biểu tổng hợp: tùy vấn đề mà xác định tiêu chí phù hợp. Ví dụ, với bảng niên biểu những thành tựu toàn diện của cuộc kháng chiến chống Pháp có thể lập với các tiêu chí: lĩnh vực, thành tựu, kết quả - ý nghĩa; niên biểu những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự trong kháng chiến chống Pháp với các tiêu chí thời gian, chiến thắng, kết quả-ý nghĩa...
+ Niên biểu so sánh: Nếu là bảng so sánh 2 phong trào có thể lập với các tiêu chí hoàn cảnh, nhiệm vụ-mục tiêu, lãnh đạo, động lực, kết quả, xu hướng phát triển...; so sánh các chiến dịch có thể dựa vào hoàn cảnh, diễn biến, KQ, YN…
- Thứ ba
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 70,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)