Biên pháp giúp học sinh không chép văn mẫu

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Đoàn | Ngày 08/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Biên pháp giúp học sinh không chép văn mẫu thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Xin kính chào quí vị đại biểu
và các thầy cô giáo!
Sở GD và ĐT Quảng Ninh
Phòng GD và ĐT Thành phố Hạ Long
" Biện pháp giúp học sinh không chép bài văn mẫu
khi làm bài kiểm tra tự luận.
Những kinh nghiệm trong quá trình kiểm tra đánh giá."
Phần

luận
Quá
trình
thực
hiện
Những
kiến
nghị
A/ Phần lí luận
I. Cơ sở lí luận
- Đặc trưng cơ bản của bộ môn Ngữ văn.
"Văn học là nhân học"-
Học văn là để học làm người
Đặc trưng cơ bản của môn Ngữ văn giúp học sinh có những tri thức, qui ước sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao tiếp, học tập, tổ chức, điều phối các hoạt động trong cuộc sống với việc tự rèn luyện bốn kĩ năng: nghe- nói- đọc- viết
Thông qua bốn kĩ năng này hình thành năng lực phân tích, cảm thụ, bình giá văn học một cách chân thực, chủ động, cúng như tăng tính ích dụng của việc dạy học bộ môn.
- Đặc trưng của phân môn Tập làm văn
Với phân môn Tập làm
văn, học sinh được cụ thể hóa bằng các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành.
- Học sinh học được cách tạo lập văn bản theo 6 kiểu văn bản trên thông qua các bài văn tự luận.
II. Cơ sở thực tế
1. Thực trạng việc học bộ môn Ngữ văn
Trọng tâm của môn Ngữ văn trong nhà trường như chúng ta đã xác định ở trên nhưng không thể không nhận thấy: học sinh ngày nay rất ngại học văn, càng ngại viết văn.
Các em thường thiên sang các môn tự nhiên hay môn anh văn phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội.Và với những lí do rất đơn giản: học các môn khoa học khác ngắn gọn dễ nhớ, môn Ngữ văn dài, khó nhớ và tính thực tiễn không cao.
2. Thực trạng vấn đề tài liệu môn học, đặc biệt là môn văn.
- Đã có nhiều báo động về sách tham khảo được bày bán tràn lan nhiều nhãn mác, nhiều chủng loại với những lời đề tựa thật bắt mắt: Những bài làm văn mẫu, 100 bài văn chọn lọc đặc sắc, 150 bài văn tuyển hay nhất....Những cái tên đó khêu gợi vào đầu óc những em học sinh lười suy nghĩ và học sinh yếu.
- Nhiều nhà xuất bản khác nhau, nhiều tác giả tham gia viết sách, giá cả hợp lí.
- Nhiều phụ huynh muốn giảm tải cho con em mình về môn Văn để đầu tư cho môn Toán, Anh và những môn học khác.
- Các em đã sưu tầm và coi như cứu cánh của chính mình : chép văn mẫu.
- Tiếng nói phản đối việc học sinh chép văn mẫu có nhưng thưa thớt nên không khắc phục được.
- > Vì thế khi kiểm tra, thi cử mới có những đoạn văn cười ra nước mắt của những kì thi vào cấp 3 và những kì thi cấp cao hơn mà báo chí đã nêu.
3. Thực trạng của các nguồn tài liệu khác.
- Một số truyện viết cho thiếu nhi gần đây ngôn ngữ cộc lốc, nội dung, hình ảnh hời hợt không đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học bộ môn Ngữ văn nói chung và viết văn tập làm văn nói riêng. (Vì thực tế, học sinh rất mê đọc truyện tranh). Đó là một thực trạng đáng buồn và đáng lo ngại.
A/ Phần lí luận
I.Cơ sở lí luận
II. Cơ sở thực tế
1.Thực trạng học bộ môn Ngữ văn hiện nay
2.Thực trạng vấn đề tài liệu môn học, đặc biệt là môn văn.
3. Thực trạng của các nguồn tài liệu khác.
Biểu hiện của HS THCS
- Học sinh ít hứng thú với môn Ngữ văn. Dạy văn thế nào được khi học sinh không chăm chỉ, không chịu học.
- Học sinh rỗng kiến thức, lười học, lười đọc tác phẩm.Nguy hiểm hơn, học trò không cần đọc tác phẩm, hoặc đoạn trích học v� tiểu dẫn về tác giả trong SGK mà vẫn làm được b�i. Vì thế mới dẫn đến chuyện dở khóc , dở cười như " nhầm lẫn giới tính" của tác giả, ví dụ " ông Xuân Quỳnh, cô Xuân Diệu"...
- Học sinh lười suy nghĩ, thiếu liên tưởng, học một cách chống đối. Ngay từ khâu soạn văn bản đã ( chép bài giải có sẵn) dẫn đến khi viết bài học sinh thụ động chép bài văn mẫu
B/ Quá trình thực hiện
I. Coi trọng đến các bài kiểm tra
1. Kiểm tra thường xuyên
Kiểm tra đầu giờ
Là kiểm tra thường xuyên đối với các môn học nói chung và phân môn
Ngữ văn nói riêng.
Đa dạng hóa cách kiểm tra đâù giờ để có thể kiểm tra được nhiều đối tượng
học sinh và tạo ra hiệu quả của cách kiểm tra.
Ví dụ: kiểm tra sự chuẩn bị bài soạn, vở ghi từ 3-5 học sinh, kiểm tra miệng
1-2 học sinh; hoặc kiểm tra qua phiếu học tập cả tập thể lớp (giáo viên về nhà
chấm, đánh giá vào đầu giờ của buổi học sau; cho học sinh đổi chéo bài để chấm).
Kiểm tra trong giờ
- Kiểm tra trong giờ lại càng phong phú và đa dạng hơn nữa thông
qua hệ thống các câu hỏi của giáo viên.
Trong khi kiểm tra trong giờ, giáo viên có thể hỏi những kiến thức,
kĩ năng cũ hoặc những kiến thức, kĩ năng mới ( Tích hợp kiến thức).
Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của học sinh ta có thể
sử dụng các loại câu hỏi : vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh
họa, vấn đáp tìm tòi..
Kiểm tra cuối giờ
- Thông thường giáo viên hay có những câu hỏi có tính chất tổng kết,
khái quát dừng lại ở phạm vi kiến thức bài học.
- Chúng tôi xin đưa ra kinh nghiệm mình đã làm đó là:Kiểm tra cuối giờ
còn tích hợp những kiến thức đã học của môn học, hay của những môn học
khác có liên quan như lịch sử, âm nhạc, mĩ thuật...làm cho học sinh hứng
thú với môn Ngữ văn hơn.Hoặc kiểm tra cuối giờ ngoài kiểm tra vấn đáp
còn để học sinh làm những đoạn tự luận ngắn.
" Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 năm nay, chúng
tôi đến thăm cô giáo cũ không phải ở nhà cô mà là ở bệnh viện...
Khi cánh cửa phòng bệnh mở ra chúng tôi lặng người đi.
Kia là cô tôi đấy ư? Đôi bàn tay nhăn nheo, gầy guộc của cô tôi
kia sao? Tôi nhớ như in đôi bàn tay mềm mại, trắng trẻo của cô tôi
đã bao lần cầm tay tôi nắn nót từng nét chữ, nét người. Vậy mà....
Đến bên giường bệnh của cô, tất cả chúng tôi đều như muốn nói:
" Cô ơi, cô cố gắng lên nhé! Chúng con luôn ở bên cô! Chúng
con tặng cô một nghìn con Sếu nhỏ thắp lên niềm tin cuộc sống
ở nơi cô. Chúng con cầu chúc những điều tốt đẹp nhất đến
với cô. Chúng con yêu cô nhiều lắm. Người mẹ thứ hai của chúng
con..."
Dường như quá sức chịu đựng của mình, tôi vùng chạy ra
ngoài và hét to: Cô ơi, nhất định cô sẽ khỏi.Nhất định.!
B/ Quá trình thực hiện
I. Chúng tôi coi trọng đến các bài kiểm tra
1. Kiểm tra thường xuyên
2. Kiểm tra định kì
Bài kiểm tra 15 phút
- Thống nhất trong từng nhóm chuyên môn, ra đề kết hợp
giữa tự luận và trắc nghiệm có hướng tích hợp và tích cực cao.
Ví dụ: Kiểm tra 15 phút về nội dung tiếng Việt chúng tôi thường
ra đề trắc nghiệm để tạo ra tính bao quát cao, đôí với đề Tập làm văn
chúng tôi ra câu tự luận ngắn để rèn khả năng tạo lập văn bản của
học sinh, còn đối với Văn bản chúng tôi kết hợp cả tự luận và trắc
nghiệm tránh tình trạng ra câu hỏi kiểu học thuộc lòng..
Bài kiểm tra 45 phút
Thống nhất trong từng nhóm chuyên môn ra đề có tính bao quát
được nội dung phần học hay giai đoạn văn học.
Ra đề kiểm tra 45 phút hướng nhiều tới tự luận để rèn cho học
sinh khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng theo đúng tinh thần
chỉ đạo của sở.

Bài kiểm tra học kì
Rà soát chương trình, xác định các kiến
thức trọng tâm, ra đề có tính bao quát cao,
gồm các kiến thức ở cả 3 phân môn: Văn bản
Tập làm văn, Tiếng Việt.
Đề bài ra phải đảm bảo tính tích hợp,
tích cực của học sinh.
B/ Quá trình thực hiện
I.Coi trọng đến các bài kiểm tra
II. Khâu soạn bài của giáo viên.
1.Đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn
- Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của học sinh, chúng tôi sử dụng các kiểu câu hỏi: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa, vấn đáp tìm tòi.
- Kết hợp các phương pháp qui nạp, diễn dịch, phân tích và tổng hợp từ các mẫu văn ( Giáo viên không nên ngộ nhận dùng mẫu là học sinh viết văn theo mẫu)
- Phương pháp dựa vào tình huống giao tiếp: Đây là một trong những cái mới. Cái khó của phương pháp này là khả năng sáng tạo tình huống phù hợp, sinh động và khả năng dẫn dắt khéo léo của giáo viên để hình thành đúng bản chất khái niệm mà không gò ép, sống sượng.
- Phương pháp diễn dịch, phân tích khái niệm.
- Phương pháp củng cố, khắc sâu khái niệm có thể học xong lí thuyết rồi luyện tập; có thể vừa học, vừa luyện.
B/ Quá trình thực hiện
I.Coi trọng đến các bài kiểm tra
II. Khâu soạn bài - lao động trên lớp.
1. Đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn
2. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong giờ Tập làm văn)
Đổi
mới
ra
đề
Đổi
mới
đáp án,
biểu
điểm.
Đổi
mới
chấm bài,
trả
bài
a/Đổi mới ra đề
- Thứ nhất: đảm bảo tính khoa học, sư phạm của đề bài; tăng cường tính đa dạng và sáng tạo của đề bài.
- Thứ hai: Các đề tự luận truyền thống chúng tôi vẫn duy trì. Đó là dạng đề đảm bảo yêu cầu về nội dung và mệnh đề rõ ràng
-Thứ ba: thay đổi cách ra đề tự luận- ra đề dạng mở.
Ví dụ:
+ Em hãy thuyết minh về cây tre, một loài cây quen
thuộc của làng quê Việt Nam.( Ngữ văn 8)
+ Em hãy cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài thơ
"Ông đồ" của Vũ Đình Liên . ( Ngữ văn 8)....
Thêm vào đó chúng tôi còn có những sáng tạo trong ra đề
dạng tích hợp và đề mở, không trói buộc sức tưởng tượng và
sáng tạo của học sinh.( Qua đó để tránh việc học sinh chép
văn mẫu.) Phạm vi kiểm tra không chỉ dừng lại ở nội dung
các đề có trong chương trình mà có thể mở rộng tới những
vùng kiến thức, kĩ năng tương tự nằm ngoài chương trình
nhưng nội dung gần gũi không xa lạ đối với học sinh.
Ví dụ: Đề bài kiểm tra số 5 viết Tập làm văn lớp 8:
1.Khi tham gia bình chọn Vịnh Hạ Long là quan
của thiên nhiên thế giới, hẳn em rất đỗi tự hào. Hãy
viết thư cho một người bạn để giới thiệu với bạn ấy về
cảnh đẹp của Hạ Long quê hương em.
( Hãy viết thư cho một người bạn mới quen và giới
thiệu với bạn ấy về một danh lam thắng cảnh nổi tiếng
của quê hương em.)
Ví dụ: Đề bài viết số 3 viết Tập làm văn lớp 9:
Em hãy tưởng tượng, năm 1969 trong vai một
nhà báo được cử vào chiến trường Trường Sơn .
Em được gặp gỡ và trò chuyện với người lính
lái xe Trường Sơn. Hãy viết một bài văn kể lại
cuộc gặp gỡ đó.
Ví dụ:
+ Trò chơi điện tử lợi và hại. ( Lớp 7)
+ Blog 9X những điều đáng bàn. ( Lớp 9)
+ ý kiến của em về trang phục học sinh
hiện nay ( Lớp 9)
+ Muốn làm văn tốt cần phải biết lựa chọn
sách để đọc. ( Lớp 8)
- Thứ tư: điều chỉnh khuynh hướng ra đề không quá thiên về nghị luận văn học, hướng tới những dạng đề văn gắn với các đề tài gần gũi, gắn với thực tiễn đời sống.
b/ Đổi mới đáp án và biểu điểm
- Đáp án và biểu điểm mới không chỉ thể hiện ở nội dung chuẩn xác, tỉ lệ điểm hợp lí, giúp người dẫn dễ theo dõi, đối chiếu mà đáp án cũng phải mang tính mở. Giáo viên dự kiến các khả năng, phương án mà học sinh có thể lựa chọn, nhất là đáp án cho đề mở.
- Không nên viết đáp án quá chi tiết, biểu điểm quá li ti, hạn chế khả năng bao quát của người chấm nhưng cũng càng không nên chuẩn bị đáp án quá sơ sài, khoảng cách điểm quá rộng ( chênh nhau 1-2 điểm) lại gây khó khăn và thiếu chuẩn cho người chấm. Đặc biệt khắc phục lỗi chấm chay, không có đáp án, hoàn toàn đựa vào chủ quan, cảm hứng của người chấm.
Ví dụ Ngữ văn 8
Đề bài
Đáp án
Đề bài kiểm tra học kì I- năm học 2008- 2009
( Phòng giáo dục Hạ Long)
Câu 1: 5 điểm
Em hãy đọc kĩ đoạn văn bản trích dưới đây để làm
các bài tập.
" Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những
vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu
lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém của
lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu!
(.)
Này! Ông giaó ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm
im như Nó trách tôi: nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn
bảo tôi rằng: " A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như
thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi
già bằng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó, nó
không ngờ tôi lỡ tâm lừa nó!...
( Nam Cao, Lão Hạc - SGK Ngữ văn lớp 8 tập I.T38)
1/ Đoạn văn bản trên đã sử dụng kết hợp những
phương thức biểu đạt nào?
2/ Xác định 2 từ tượng thanh trong đoạn văn.
3/ Từ " Này" trong đoạn văn: " Này! Ông giáo ạ�!�ằ
� �nhằm biểu thị điều gì�?
4/ Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của lão
Hạc trong đoạn trích trên�? Qua đó em thấy nhân
vật lão Hạc là người như thế nào�?
1/ 1 điểm:
Đề lẻ: HS xác định đúng đoạn văn đã sử dụng kết hợp
3phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm .
( HS xác định thiếu 1phương thức trừ 0,25 điểm).
2/ 0,5 điểm:
Xác định đúng 2 từ tượng thanh( Nếu HS thiếu 1 từ trừ
0,25 điểm.Từ tượng thanh: hu hu, ư ử.
3/ 1 điểm:
Xác định đúng thán từ và tác dụng của nó. Nừu HS
xác định thiếu 1 ý trừ 0,5 điểm.
Này: Dùng để gọi đáp trong lời kể chuyện của lão Hạc
với ông giáo.
4/ 2,5 điểm:
Hình thức:0,5 điểm: HS trình bày một đoạn văn
nghị luận ( phân tích, gải thích) có bố cục đầy đủ, rõ ý.
Nội dung: 2 điểm:
* Đề lẻ:
- Phân tích được diễn biến tâm trạng lão Hạc: 1 điểm
Tâm trạng đau khổ. ân hận, xót xa lên đến đỉnh điểm
( chi tiết miêu tả cụ thể�: gương mặt, tiếng khóc, lời kể,
dặc biệt là câu kết của đoạn văn.)
- Nêu được nhận xét vềnhân vật�: 1 điểm
Một người nông dân hiền lành, chất phác, nhân hậu...
Câu 2�: 5 điểm
`....Em quẹt que diêm nữa vào
tường, một thứ ánh sáng xanh tỏa
ra xung quanh và em bé nhìn
thấy rõ ràng bà em đang mỉm
cười với em.
Bà ơi�! Em bé reo lên, cho cháu
đi với!.."
( Cô bé bán diêm-
SGK Ngữ văn lớp 8- Tập 1)
Trong vai người chứng kiến cảnh
tượng tiếp theo, em hãy viết bài
văn kể lại câu chuyện trên.
Câu 2�: 5 điểm
Hình thức�: 1 điểm
Bố cục bài đầy đủ, đúng ngôi kể, đúng thể loại.
Biết sử dụng yếu tố biểu cảm, miêu tả trong bài văn
kể chuyện. Chữ viết và trình bày sạch đẹp, không
mắc lỗi chính tả thông thường.
Nội dung: 4 điểm
Xác định nội dung kể: Đây là lần thứ tư và cũng là
lần cuối cùng em bé bán diêm quẹt diêm để sưởi.
Vì thế học sinh chỉ kể đoạn cuối này chứ không sa
vào kể lại toàn bộ câu chuyện. Cụ thể:
+ Tình huống truyện: Trong đêm giao thừa rét
mướt, có một em bé phải đi bán diêm ( không dám
về nhà, ngồi nép vào một góc tường cho đỡ rét, đốt
diêm để sưởi ấm...)
+ Diễn biến của truyện: Khi ánh sáng của que
diêm tỏa ra, em đã tưởng tượng được gặp bà nội.
HS kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa hai bà
cháu ( Bà hiền hậu, yêu thương cháu; cháu van
xin bà ở lại, bà và em cùng bay lên trời...)
+ Kết thúc truyện: Em bé chết vì đói rét, người
qua đường lãnh đạm.
Người kể xưng tôi, có mặt trong câu chuyện như
một người chứng kiến các sự việc trên.
HS phải biết bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của bản
thân với tình cảnh bi thảm của nhân vật. Nếu
bài viết của HS chỉ dừng lại ở việc xưng tôi và
kể lại đoạn truyện này thì cho tối đa 3 điểm.
c/ Đổi mới việc chấm bài và tiết trả bài Tập làm văn.
* Chấm bài:
- Kết hợp nhiều hình thức chấm bài:
+ Cá nhân giáo viên chấm.
+ Chấm tập thể trong nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn;
+ Chấm cùng học sinh;
+ Giao học sinh chấm chéo nhau ( những bài tự luận nhỏ).
- Công khai nhận xét và kết quả bài làm cho học sinh và phụ huynh.
Cho phép học sinh phản hồi và trao đổi lại cùng giáo viên.
- Nhất thiết phải đánh dấu vào những chỗ sai xót trong bài viết của
học sinh. Có thể chữa một số lỗi làm ví dụ. Mặt khắc cũng cần đánh
dấu ngợi khen ngắn gọn, ngay bên lề những câu, đoạn văn viết tốt,
hay, có sáng tạo. Cho điểm từng phần, từng ý, cộng điểm chính xác.
Hết sức tránh những bài chấm từ trên xuống dưới sạch tinh, không
hề có một vết bút đỏ ngoại trừ điểm số toàn bài.
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh cần ngắn gọn, cụ thể, nêu
rõ cả ưu và nhược điểm, cả nội dung và hình thức diễn đạt, trân trọng
đúng mức những thành công, tiến bộ dù rất nhỏ của học sinh. Chính
những lời nhận xét ngắn gọn đúng và đủ đó sẽ khích lệ học sinh rất
nhiều trong việc viết Tập làm văn và tránh hiện tượng chép văn mẫu.
* Trả bài:
- Muốn thực hiện tốt tiết học này khi chấm bài giáo viên cần ghi chép
tư liệu kĩ càng mới có chất liệu phong phú để tiến hành trả bài hiệu
quả.
- Lâý điểm trứơc, trả bài trước, giao việc bước đầu tự chữa bài cho học
sinh chính là để khắc phục tình trạng trong tiết học chỉ lăm lăm chờ
công bố điểm số, để học sinh chăm chú vào việc nghe nhận xét và
định hướng chữa bài.
- Giáo án tiết trả bài cần được thiết kế tỉ mỉ, với những nhận xét, dẫn
chứng cụ thể, có địa chỉ rõ ràng. Phần hướng dẫn chữa bài cần tập
trung dứt điểm từng loại lỗi cho từng kiểu văn bản. Nhất thiết phải
có phần đọc- bình những bài tốt, đoạn văn hay do chính các viết và
ý kiến của các bạn trong lớp nhận xét về bài văn, đoạn văn sáng tạo
của bạn mình. Từ đó khuyến khích tạo hững thú cho học sinh tự viết.
- Tiết trả bài cần được thực hiện khẩn trương, tiết kiệm thời gian, giúp
học sinh nhận rõ kết quả, những mặt mạnh, yếu trong bài viết của
mình đã làm được và sựu trân trọng , đánh giá công bằng, khoa học
của thầy cô. Đồng thời học sinh cảm thấy hứng thú và tự hào tước kết quả lao động sáng tạo của bản thân để tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện bài viết của mình và những bài viết tiếp sau.
B/ Quá trình thực hiện
I. Coi trọng đến các bài kiểm tra
II. Khâu soạn bài của giáo viên.
1. Đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn.
2. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong giờ Tập làm văn.
a/ Đổi mới ra đề
b/ Đổi mới đáp án và biểu điểm
c/ Đổi mới việc chấm bài và tiết trả bài Tập làm văn.



3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hình thành các câu lạc bộ Văn học, có bảng tin để dán những bài văn có nhiều sáng
tạo, đạt điểm cao để vừa khuyến khích đuợc học sinh trong những bài tập tiếp theo,
vừa khích lệ đuợc những học sinh khác cố gắng hơn trong bài viết của mình.
Chúng tôi tổ chức những hội thi sáng tác theo chủ đề tháng. Ví dụ: Chúng em viết
về mái trường ( tháng 9.10,11) . Đất nước, quê hương ( tháng 12,1,2). Hình ảnh
người phụ nữ ( tháng 3).
Bên cạnh đó với tinh thần tích hợp, chúng tôi còn kết hợp với các môn học khác
( Âm nhạc, Mĩ thuật, Lịch sư...) để hình thành những buổi ngoài khóa hấp dẫn .

" ....Đã bao lần mẹ đợi một tiếng: " Con thương mẹ!". Chỉ một
tiếng ấy thôi cũng làm mẹ sung sướng, quên đi những lo toan
mệt mỏi. Nhưng tôi lại không nói được và cho rằng không hợp
với tôi. Làm sao đôi môi khô khan có thể vang lên những tiếng
ngọt ngào? Bao giờ tôi mới biết nói những lời yêu thương mẹ?
Mẹ chỉ thở dài... Trên trán mẹ có thêm nhiều nếp nhăn!
Nhiều đêm chợt tỉnh giấc, tôi vẫn thấy mẹ cặm cụi bên tập
bài chấm dở. ánh mắt mẹ có lúc sáng lên niềm vui - chắc mẹ
đang hài lòng về bài làm của một học trò giỏi. Nhưng có lúc
lại thấy mẹ thở dài...
Lên lớp 6 tôi đã biết lau nhà, giặt quần áo, nấu cơm giúp
mẹ. Thấy tôi làm, mẹ mỉm cười mà nước mắt cứ chảy ra. Cuối
năm học, tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi, mẹ sung sướng ôm
tôi vào lòng.
Mẹ đã hi sinh cho tôi tất cả. Mẹ thật cao cả, vĩ đại làm sao....
Mẹ là người tôi yêu nhất."
( Lương Hoàng Tú - HS Lớp 7 a3 Năm học 2007-2008)
C/ Những kiến nghị, đề xuất
Sở GD - ĐT thường xuyên mở các chuyên đề loại giờ Trả bài Tập làm văn từ lớp 6 đến lớp 9 để giáo viên trực tiếp giảng dạy được tham dự. Đồng thời có các sinh hoạt ngoại khóa trưng bày Giáo án giờ Trả bài, Sổ chấm bài, Những bài văn chọn lọc của học sinh giỏi
Xin chân thành cảm ơn các quí vị đại biểu, các thầy cô giáo!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Đoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)