Biện pháp để tránh 5 lỗi phổ biến khi ghi đĩa
Chia sẻ bởi Hoàng Hải Long |
Ngày 14/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Biện pháp để tránh 5 lỗi phổ biến khi ghi đĩa thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Biện pháp để tránh 5 lỗi phổ biến khi ghi đĩa - 17/2/2007 12h:39
Vào thời điểm hiện tại, đầu ghi CD/DVD và đĩa quang đều là những sản phẩm trưởng thành và ổn định nhưng nếu bạn không cẩn thận thì việc ghi đĩa vẫn có thể xảy ra trục trặc. Dưới đây là 5 lỗi ghi đĩa phổ biến nhất và cách phòng tránh chúng. 1. Bạn không kiểm tra
Hình 1: Yêu cầu phần mềm ghi đĩa kiểm tra đĩa CD/DVD ghi thành công hay không.
Nếu có một nguyên tắc vàng cho việc ghi đĩa thì đó là "Phải luôn kiểm tra". Việc sử dụng tính năng kiểm tra (hay đánh giá) của phần mềm ghi đĩa để so sánh những gì đã được ghi với những gì đã được đọc chính là rào cản tốt nhất để ngăn chặn những trục trặc bất ngờ xảy ra trong quá trình thực hiện (Hình 1). Tính năng kiểm tra không tăng cơ hội thành công cho việc ghi đĩa nhưng sẽ thông báo cho bạn biết về một trục trặc đúng lúc để tiến hành ghi một đĩa khác. Nhiều tác vụ ghi có vẻ như đã thành công nhưng lại phát sinh lỗi ngay khi thực hiện - không phải do đĩa hư mà do dữ liệu ghi không tốt để bắt đầu. 2. Đĩa không phù hợp Trong điều kiện lý tưởng, chọn đúng chủng loại đĩa không phải là một vấn đề khó. Hãy tưởng tượng xem nếu bạn cùng bạn bè muốn xem bộ sưu tập ảnh chụp của gia đình được lưu trên đĩa DVD nhưng đầu phát DVD của người bạn mình lại không đọc được loại đĩa này, thật khó xử! Ví dụ này cho thấy bạn nên chọn đúng loại đĩa mà bạn biết chắc cả máy của bạn và người khác đều hỗ trợ. Nếu mua đĩa CD/DVD trắng loại không có thương hiệu , bạn nên tuân theo quy tắc vàng nêu ở mục 1 (kiểm tra) và chuẩn bị đón nhận vài chiếc đĩa hỏng. Theo kinh nghiệm của nhiều người dùng, đĩa DVD trắng thường đáng tin cậy hơn so với đĩa CD trắng, nhưng nói chung giá đĩa càng rẻ, đĩa càng dễ hỏng. 3. Tốc độ ghi quá cao
Hình 2: Chọn tốc độ ghi đĩa chậm hơn để hạn chế lỗi trong quá trình thực hiện.
Không ai thích chờ đợi quá lâu để ghi một chiếc đĩa. Tuy nhiên, việc chọn tốc độ ghi nhanh nhất không phải lúc nào cũng là một chiến lược tốt nhất. Vài đĩa CD-R và DVD – R có thể ghi dữ liệu ở đúng tốc độ cao nhất trong khi nhiều loại đĩa khác không thể. Một khi đã quyết định dành thời gian để xem xét trục trặc gì xảy ra thì tốt nhất bạn nên giảm tốc độ ghi xuống một bậc (Hình 2). Trừ khi sử dụng đồng hồ bấm giờ, còn nói chung bạn không bao giờ nhận thấy được sự khác nhau giữa các tốc độ ghi, ví dụ giữa 18x và 16x. 4. Sử dụng không đúng phần mềm Với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, firmware hay phần mềm đi kèm đầu ghi đĩa có thể không thật hoàn hảo. Hầu hết chúng nhất định sẽ được nâng cấp (hoặc sẽ sớm), cho nên nếu không hài lòng với hiệu quả của phần mềm ghi đĩa đang sử dụng, bạn có thể tự tiến hành cập nhật bằng cách tìm kiếm trên website của hãng sản xuất. Ngoài ra, cũng có một chân lý khác: "Nếu không hỏng, thì đừng sửa" vì chính các bản cập nhật cũng thường gây ra trục trặc. Nếu đầu đọc của bạn vẫn ghi đĩa tốt, cứ giữ nguyên phần mềm ghi đĩa đang sử dụng. (ngay cả các hãng sản xuất cũng sẽ khuyên bạn như vậy). Nhưng nếu trục trặc thường xảy ra khi chuyển sang sử dụng một nhãn hiệu đĩa khác thì nhiều khả năng một firmware hay phần mền mới sẽ giúp ích được cho bạn.. 5. Chạy quá nhiều ứng dụng cùng lúc Hiện nay, đa số máy tính đều "thừa sức" để thực hiện cùng lúc nhiều tác vụ khác trong khi ghi đĩa. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, người dùng sẽ có lúc gặp phải những ngày làm việc đen tối, chẳng hạn như phần mềm ghi đĩa đột ngột "ngã ngựa" vào đúng lúc sắp kết thúc. Bạn sẽ tăng cơ hội thành công của mình lên nếu giảm đến mức tối đa số lượng các ứng dụng đang chạy khi bạn đang thực hiện ghi đĩa. Điều này không có nghĩa là bạn phải tránh để hệ thống xử lý đa nhiệm (multitasking) hoặc yêu cầu chương trình ghi đĩa hoạt động ở chế độ hoạt động nền.
Vào thời điểm hiện tại, đầu ghi CD/DVD và đĩa quang đều là những sản phẩm trưởng thành và ổn định nhưng nếu bạn không cẩn thận thì việc ghi đĩa vẫn có thể xảy ra trục trặc. Dưới đây là 5 lỗi ghi đĩa phổ biến nhất và cách phòng tránh chúng. 1. Bạn không kiểm tra
Hình 1: Yêu cầu phần mềm ghi đĩa kiểm tra đĩa CD/DVD ghi thành công hay không.
Nếu có một nguyên tắc vàng cho việc ghi đĩa thì đó là "Phải luôn kiểm tra". Việc sử dụng tính năng kiểm tra (hay đánh giá) của phần mềm ghi đĩa để so sánh những gì đã được ghi với những gì đã được đọc chính là rào cản tốt nhất để ngăn chặn những trục trặc bất ngờ xảy ra trong quá trình thực hiện (Hình 1). Tính năng kiểm tra không tăng cơ hội thành công cho việc ghi đĩa nhưng sẽ thông báo cho bạn biết về một trục trặc đúng lúc để tiến hành ghi một đĩa khác. Nhiều tác vụ ghi có vẻ như đã thành công nhưng lại phát sinh lỗi ngay khi thực hiện - không phải do đĩa hư mà do dữ liệu ghi không tốt để bắt đầu. 2. Đĩa không phù hợp Trong điều kiện lý tưởng, chọn đúng chủng loại đĩa không phải là một vấn đề khó. Hãy tưởng tượng xem nếu bạn cùng bạn bè muốn xem bộ sưu tập ảnh chụp của gia đình được lưu trên đĩa DVD nhưng đầu phát DVD của người bạn mình lại không đọc được loại đĩa này, thật khó xử! Ví dụ này cho thấy bạn nên chọn đúng loại đĩa mà bạn biết chắc cả máy của bạn và người khác đều hỗ trợ. Nếu mua đĩa CD/DVD trắng loại không có thương hiệu , bạn nên tuân theo quy tắc vàng nêu ở mục 1 (kiểm tra) và chuẩn bị đón nhận vài chiếc đĩa hỏng. Theo kinh nghiệm của nhiều người dùng, đĩa DVD trắng thường đáng tin cậy hơn so với đĩa CD trắng, nhưng nói chung giá đĩa càng rẻ, đĩa càng dễ hỏng. 3. Tốc độ ghi quá cao
Hình 2: Chọn tốc độ ghi đĩa chậm hơn để hạn chế lỗi trong quá trình thực hiện.
Không ai thích chờ đợi quá lâu để ghi một chiếc đĩa. Tuy nhiên, việc chọn tốc độ ghi nhanh nhất không phải lúc nào cũng là một chiến lược tốt nhất. Vài đĩa CD-R và DVD – R có thể ghi dữ liệu ở đúng tốc độ cao nhất trong khi nhiều loại đĩa khác không thể. Một khi đã quyết định dành thời gian để xem xét trục trặc gì xảy ra thì tốt nhất bạn nên giảm tốc độ ghi xuống một bậc (Hình 2). Trừ khi sử dụng đồng hồ bấm giờ, còn nói chung bạn không bao giờ nhận thấy được sự khác nhau giữa các tốc độ ghi, ví dụ giữa 18x và 16x. 4. Sử dụng không đúng phần mềm Với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, firmware hay phần mềm đi kèm đầu ghi đĩa có thể không thật hoàn hảo. Hầu hết chúng nhất định sẽ được nâng cấp (hoặc sẽ sớm), cho nên nếu không hài lòng với hiệu quả của phần mềm ghi đĩa đang sử dụng, bạn có thể tự tiến hành cập nhật bằng cách tìm kiếm trên website của hãng sản xuất. Ngoài ra, cũng có một chân lý khác: "Nếu không hỏng, thì đừng sửa" vì chính các bản cập nhật cũng thường gây ra trục trặc. Nếu đầu đọc của bạn vẫn ghi đĩa tốt, cứ giữ nguyên phần mềm ghi đĩa đang sử dụng. (ngay cả các hãng sản xuất cũng sẽ khuyên bạn như vậy). Nhưng nếu trục trặc thường xảy ra khi chuyển sang sử dụng một nhãn hiệu đĩa khác thì nhiều khả năng một firmware hay phần mền mới sẽ giúp ích được cho bạn.. 5. Chạy quá nhiều ứng dụng cùng lúc Hiện nay, đa số máy tính đều "thừa sức" để thực hiện cùng lúc nhiều tác vụ khác trong khi ghi đĩa. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, người dùng sẽ có lúc gặp phải những ngày làm việc đen tối, chẳng hạn như phần mềm ghi đĩa đột ngột "ngã ngựa" vào đúng lúc sắp kết thúc. Bạn sẽ tăng cơ hội thành công của mình lên nếu giảm đến mức tối đa số lượng các ứng dụng đang chạy khi bạn đang thực hiện ghi đĩa. Điều này không có nghĩa là bạn phải tránh để hệ thống xử lý đa nhiệm (multitasking) hoặc yêu cầu chương trình ghi đĩa hoạt động ở chế độ hoạt động nền.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Hải Long
Dung lượng: 57,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)