BÍ QUYẾT HỌC TỐT TIẾNG ANH
Chia sẻ bởi Đõ Đức Hạnh |
Ngày 14/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: BÍ QUYẾT HỌC TỐT TIẾNG ANH thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Học tiếng Anh sao cho có hiệu quả?
Ngày 8.6, CLB-NTD do SGTT tổ chức tại 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã diễn ra cảnh quá tải người nghe về chủ đề "Học tiếng Anh làm sao cho hiệu quả?" Theo yêu cầu của bạn đọc, SGTT dành trang học hành số này để tường thuật chi tiết nội dung của 2 giờ trình bày chủ đề này.
Mở đầu buổi nói chuyện, bà Minh Kha, giảng viên Đại Học Mở đã nói đến những tính chất cơ bản của ngôn ngữ, những điểm giống và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ (L1) và ngoại ngữ... để giúp người nghe có cái nhìn toàn diện hơn về Anh văn - ngoại ngữ cần học (L2).
Học Anh văn, theo bà Minh Kha, có thể tự học hoặc đi học. Với những phương tiện hiện đại và tài liệu học tập phong phú như hiện nay, người tự học đã có những trợ giáo cụ tuyệt vời. Nhưng muốn tự học, ngoài quyết tâm cao, người tự học phải có một trình độ đủ để có thể "tự" học, tối thiểu cũng phải thoát khỏi ngưỡng cửa "Beginners".
Phương pháp sử dụng Văn Phạm - Dịch (Grammar - Translation Approach), một phương pháp cổ xưa và cũng dài lâu nhất (vì hiện nay vẫn còn được áp dụng ở nhiều nước, nhiều nơi). Phương pháp này dùng L1 làm phương tiện để diễn giảng L2. Do đó, việc học Anh văn hầu như chỉ nhằm giúp học viên hiểu và nhớ những luật lệ văn phạm và chữ nghĩa cần thiết để thực hành L2.
Phương pháp thứ hai, phương pháp trực tiếp - Direct Method - đã chú ý nhiều đến hình thức nói hơn là viết và phương châm của cách dạy này là "Giáo viên nói ít, học viên nói nhiều".
Functional approach hay còn được gọi là Situational Teaching là phương pháp nhằm giúp học viên trong một thời gian ngắn nhất có thể sử dụng Anh văn một cách có hiệu quả trong các tình huống cụ thể (Real situations).
Phương pháp này được nâng lên một mức cao hơn gọi là phương pháp giao tiếp (Communicative approach). Việc học viên sử dụng L2 để ứng xử trong những tình huống cụ thể (Real situations) đã trở thành xử lý tình huống (Problems Solving) một cách linh hoạt, tự nhiên (Automatic processes).
Đặc biệt, bà Minh Kha đã nhấn mạnh đến Oral approach hay còn được gọi là Multi-Syllabus. Đây là phương pháp mà ở đó người dạy không chỉ chú ý đến ngữ pháp và ngữ vựng mà còn cả cách phát âm, các kỹ năng, và nhất là nhận thức của học viên về sự khác biệt của hai nền văn hóa - Anh/Mỹ và Việt Nam.
Oral approach giống với các phương pháp nói vừa kể ở trên là các bài tập và phương thức để luyện nói cho học viên chiếm một thời lượng đáng kể trong các tiết học; Chữ "Oral" trong tên gọi đã nói rõ việc phải làm của mỗi học viên - Học viên phải nắm vững và sử dụng được tất cả vốn Anh ngữ học được trong mỗi ngày.
Điểm quan trọng trong phương pháp này là tài liệu học tập. Dựa vào đó, theo bà Minh Kha, muốn học viên học Anh văn có hiệu quả cần phải soạn thảo những tài liệu học tập riêng cho người Việt Nam, vì khó khăn cơ bản của người Việt Nam trong việc học tiếng Anh rất khác với người Nhật, người Thái, người Pháp, hay người
Ngày 8.6, CLB-NTD do SGTT tổ chức tại 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã diễn ra cảnh quá tải người nghe về chủ đề "Học tiếng Anh làm sao cho hiệu quả?" Theo yêu cầu của bạn đọc, SGTT dành trang học hành số này để tường thuật chi tiết nội dung của 2 giờ trình bày chủ đề này.
Mở đầu buổi nói chuyện, bà Minh Kha, giảng viên Đại Học Mở đã nói đến những tính chất cơ bản của ngôn ngữ, những điểm giống và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ (L1) và ngoại ngữ... để giúp người nghe có cái nhìn toàn diện hơn về Anh văn - ngoại ngữ cần học (L2).
Học Anh văn, theo bà Minh Kha, có thể tự học hoặc đi học. Với những phương tiện hiện đại và tài liệu học tập phong phú như hiện nay, người tự học đã có những trợ giáo cụ tuyệt vời. Nhưng muốn tự học, ngoài quyết tâm cao, người tự học phải có một trình độ đủ để có thể "tự" học, tối thiểu cũng phải thoát khỏi ngưỡng cửa "Beginners".
Phương pháp sử dụng Văn Phạm - Dịch (Grammar - Translation Approach), một phương pháp cổ xưa và cũng dài lâu nhất (vì hiện nay vẫn còn được áp dụng ở nhiều nước, nhiều nơi). Phương pháp này dùng L1 làm phương tiện để diễn giảng L2. Do đó, việc học Anh văn hầu như chỉ nhằm giúp học viên hiểu và nhớ những luật lệ văn phạm và chữ nghĩa cần thiết để thực hành L2.
Phương pháp thứ hai, phương pháp trực tiếp - Direct Method - đã chú ý nhiều đến hình thức nói hơn là viết và phương châm của cách dạy này là "Giáo viên nói ít, học viên nói nhiều".
Functional approach hay còn được gọi là Situational Teaching là phương pháp nhằm giúp học viên trong một thời gian ngắn nhất có thể sử dụng Anh văn một cách có hiệu quả trong các tình huống cụ thể (Real situations).
Phương pháp này được nâng lên một mức cao hơn gọi là phương pháp giao tiếp (Communicative approach). Việc học viên sử dụng L2 để ứng xử trong những tình huống cụ thể (Real situations) đã trở thành xử lý tình huống (Problems Solving) một cách linh hoạt, tự nhiên (Automatic processes).
Đặc biệt, bà Minh Kha đã nhấn mạnh đến Oral approach hay còn được gọi là Multi-Syllabus. Đây là phương pháp mà ở đó người dạy không chỉ chú ý đến ngữ pháp và ngữ vựng mà còn cả cách phát âm, các kỹ năng, và nhất là nhận thức của học viên về sự khác biệt của hai nền văn hóa - Anh/Mỹ và Việt Nam.
Oral approach giống với các phương pháp nói vừa kể ở trên là các bài tập và phương thức để luyện nói cho học viên chiếm một thời lượng đáng kể trong các tiết học; Chữ "Oral" trong tên gọi đã nói rõ việc phải làm của mỗi học viên - Học viên phải nắm vững và sử dụng được tất cả vốn Anh ngữ học được trong mỗi ngày.
Điểm quan trọng trong phương pháp này là tài liệu học tập. Dựa vào đó, theo bà Minh Kha, muốn học viên học Anh văn có hiệu quả cần phải soạn thảo những tài liệu học tập riêng cho người Việt Nam, vì khó khăn cơ bản của người Việt Nam trong việc học tiếng Anh rất khác với người Nhật, người Thái, người Pháp, hay người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đõ Đức Hạnh
Dung lượng: 3,47KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)