BI QUYET HOC GIOI TOAN TIEU HOC
Chia sẻ bởi Huỳnh Võ Hoàng Huân |
Ngày 09/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: BI QUYET HOC GIOI TOAN TIEU HOC thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
Bí quyết học giỏi Toán Tiểu học
* Muốn giỏi toán TH trước hết cần nắm:
- Toán TH gồm có những dạng toán nào.
- Các phương pháp giải toán tiểu học.
- Cách khai thác và hướng giải (cách giải) cho từng dạng toán.
- Các bài toán "điển hình" thường có quy tắc, công thức để giải thì cần phải ghi nhớ công thức.
* Cần nắm vững các bước giải và các phương pháp kiểm tra kết quả:
1/ Các bước giải một bài toán:
- Bước 1: Đọc kĩ đề (3 - 5 lần), xác định dự kiện đã biết và cái phải tìm rồi tóm tắt bài toán.
- Bước 2: Xác định bài toán thuộc dạng nào đã học, tìm tòi cách giải và giải ra giấy nháp.
- Bước 3: Thử lại kết quả.
- Bước 4: Ghi vào vở rồi đọc lại bài giải.
2/ Các phương pháp kiểm tra kết quả:
- So sánh với thực tiễn.
- Làm phép tính ngược lại.
- Giải theo cách khác.
- Thay kết quả vào để kiểm tra.
Tóm lại, để học tốt môn toán, phương pháp chung đó là học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới, giải bài tập thật nhiều để thuộc những định nghĩa, định lý. Khi gặp một bài toán lạ và khó thì bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc, sau đó giải đi giải lại nhiều lần cho nhuần nhuyễn. Chú ý nghe giảng bài trên lớp, khi thắc mắc phải hỏi ngay tránh tồn đọng lâu ngày sẽ gây thành lổ hổng kiến thức. Ngoài ra, tạo điều kiện sắp xếp học theo nhóm một cách tích cực cũng sẽ rất dễ tiến bộ. Chú ý tránh lệ thuộc vào sách giải và nhất là nên sớm học lại ngay bài vừa được học, giải bài tập thật nhiều từ cơ bản đến nâng cao và thử lại kết quả tìm được.
Phương Pháp Học Tốt Môn Toán
Một số phương pháp giúp học tốt môn Toán
Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, nhưng những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, học toán không cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác. Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh A. Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả. Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, chúng ta phải làm nhiều bài tập. "Trăm hay không bằng tay quen". Khi đến 1 khu phố lạ ta bị lạc đường nhưng 1 đứa bé 10 tuổi có thể dẫn ta đi bất cứ ngóc ngách nào mà không lạc, đó chính là do "quen". Để hiểu hết 1 cuốn sách toán ta cần hiểu từng trang, để hiểu hết 1 trang ta chỉ cần hiểu từng dòng và để hiểu mỗi dòng có lẽ là không khó lắm. Thật ra học toán là chúng ta học tại sao có dấu bằng ? Tại sao có dấu lớn hơn ? Tại sao có dấu nhỏ hơn? Tại sao có dấu suy ra và tại sao có dấu tương đương ? Để hiểu một bài toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản chứa đựng trong định nghĩa và định lý. (Để nhớ các định nghĩa và định lý ta cần làm nhiều bài tập). Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản. Chính những kiến thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó. Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải : - Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới. - Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập. - Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc. - Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học. - Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.
Võ
* Muốn giỏi toán TH trước hết cần nắm:
- Toán TH gồm có những dạng toán nào.
- Các phương pháp giải toán tiểu học.
- Cách khai thác và hướng giải (cách giải) cho từng dạng toán.
- Các bài toán "điển hình" thường có quy tắc, công thức để giải thì cần phải ghi nhớ công thức.
* Cần nắm vững các bước giải và các phương pháp kiểm tra kết quả:
1/ Các bước giải một bài toán:
- Bước 1: Đọc kĩ đề (3 - 5 lần), xác định dự kiện đã biết và cái phải tìm rồi tóm tắt bài toán.
- Bước 2: Xác định bài toán thuộc dạng nào đã học, tìm tòi cách giải và giải ra giấy nháp.
- Bước 3: Thử lại kết quả.
- Bước 4: Ghi vào vở rồi đọc lại bài giải.
2/ Các phương pháp kiểm tra kết quả:
- So sánh với thực tiễn.
- Làm phép tính ngược lại.
- Giải theo cách khác.
- Thay kết quả vào để kiểm tra.
Tóm lại, để học tốt môn toán, phương pháp chung đó là học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới, giải bài tập thật nhiều để thuộc những định nghĩa, định lý. Khi gặp một bài toán lạ và khó thì bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc, sau đó giải đi giải lại nhiều lần cho nhuần nhuyễn. Chú ý nghe giảng bài trên lớp, khi thắc mắc phải hỏi ngay tránh tồn đọng lâu ngày sẽ gây thành lổ hổng kiến thức. Ngoài ra, tạo điều kiện sắp xếp học theo nhóm một cách tích cực cũng sẽ rất dễ tiến bộ. Chú ý tránh lệ thuộc vào sách giải và nhất là nên sớm học lại ngay bài vừa được học, giải bài tập thật nhiều từ cơ bản đến nâng cao và thử lại kết quả tìm được.
Phương Pháp Học Tốt Môn Toán
Một số phương pháp giúp học tốt môn Toán
Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, nhưng những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, học toán không cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác. Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh A. Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả. Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, chúng ta phải làm nhiều bài tập. "Trăm hay không bằng tay quen". Khi đến 1 khu phố lạ ta bị lạc đường nhưng 1 đứa bé 10 tuổi có thể dẫn ta đi bất cứ ngóc ngách nào mà không lạc, đó chính là do "quen". Để hiểu hết 1 cuốn sách toán ta cần hiểu từng trang, để hiểu hết 1 trang ta chỉ cần hiểu từng dòng và để hiểu mỗi dòng có lẽ là không khó lắm. Thật ra học toán là chúng ta học tại sao có dấu bằng ? Tại sao có dấu lớn hơn ? Tại sao có dấu nhỏ hơn? Tại sao có dấu suy ra và tại sao có dấu tương đương ? Để hiểu một bài toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản chứa đựng trong định nghĩa và định lý. (Để nhớ các định nghĩa và định lý ta cần làm nhiều bài tập). Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản. Chính những kiến thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó. Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải : - Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới. - Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập. - Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc. - Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học. - Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.
Võ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Võ Hoàng Huân
Dung lượng: 41,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)