BDTX Nam hoc 2013 - 2014 moi cua so
Chia sẻ bởi Lê Xuân Đương |
Ngày 14/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: BDTX Nam hoc 2013 - 2014 moi cua so thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TÀI LIỆU
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN TIN HỌC THCS
LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm nâng cao nhất lượng giảng dạy môn Tin học trong các nhà trường THCS của tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi biên soạn cuốn sách này. Cuốn sách này được xem như là tài liệu phục vụ cho giáo viên giảng dạy môn Tin học trong các nhà trường THCS của tỉnh Hà Tĩnh trong việc tự học tự nghiên cứu.
Nội dung cuốn sách gồm ba phần:
Phần 1: Ngôn ngữ lập trình Pascal (Phần căn bản).
Phần 2: Thiết kế bài giảng điện tử E_Learning.
Phần 3: Một số kỹ năng và thủ thuật khi sử dụng các phần mềm cơ bản.
Tác giả của cuốn sách này gồm: Trần Xuân Bình - Chuyên viên Tin học, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh; Nguyễn Duy Dũng, Trần Anh Trung - Giáo viên Tin học, trường THPT chuyên Hà Tĩnh; Võ Sỹ Ngọc - Giáo viên Tin học, trường THPT Thành Sen.
Do điều kiện tổ chức tài liệu còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý, bổ sung hoàn thiện nội dung cuốn sách của giáo viên và những người quan tâm.
Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Tổng chủ biên
Trần Xuân Bình
PHẦN I
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL (PHẦN CĂN BẢN)
Chương 1
CÁC YẾU TỐ CƠ SỞ CỦA NGÔN NGỮ PASCAL
1.1. Giới thiệu ngôn ngữ PASCAL
PASCAL là ngôn ngữ lập trình bậc cao được giáo sư Niklaus Wirth ở trường đại học Kỹ thuật Zurich (Thụy sĩ) thiết kế và công bố vào năm 1971. Ông đặt tên cho ngôn ngữ của mình là Pascal để tưởng nhớ nhà toán học nổi tiếng người Pháp ở thế kỷ 17: Blaise Pascal, người đã sáng chế ra chiếc máy tính cơ khí đầu tiên của nhân loại. Qua thời gian sử dụng, Pascal ngày càng được đông đảo người dùng đánh giá cao, và trở thành một trong các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay.
Thành công của ngôn ngữ Pascal là ở chỗ: nó là ngôn ngữ đầu tiên đưa ra và thể hiện được khái niệm lập trình có cấu trúc. Ý tưởng về một chương trình có cấu trúc xuất phát từ suy nghĩ cho rằng có thể chia một bài toán lớn, phức tạp thành nhiều bài toán nhỏ, đơn giản hơn. Nếu mỗi bài toán nhỏ được giải quyết bằng một chương trình con, thì khi liên kết các chương trình con này lại sẽ tạo nên một chương trình lớn giải quyết được bài toán ban đầu.
Bằng cách chia một chương trình thành các chương trình con như vậy, người lập trình có thể lập trình để giải quyết riêng lẻ từng phần một, từng khối một, hoặc có thể tổ chức để nhiều người cùng tham gia, mỗi người phụ trách một vài khối. Đặc biệt khi phải thay đổi hay sửa chữa trong một khối thì điều đó sẽ ít ảnh hưởng đến các khối khác.
Tính cấu trúc của ngôn ngữ Pascal còn thể hiện trong việc tổ chức các câu lệnh và tổ chức dữ liệu. Từ các lệnh đã có, người lập trình có thể nhóm chúng lại với nhau và đặt giữa hai từ khóa Begin và End tạo thành một câu lệnh mới phức tạp hơn gọi là câu lệnh ghép. Đến lượt mình, hai hay nhiều lệnh ghép lại có thể được nhóm lại để tạo thành một câu lệnh ghép phức tạp hơn nữa,.v.v. Tương tự như thế, ngôn ngữ Pascal cũng cho phép xây dựng các kiểu dữ liệu phức tạp hơn từ các kiểu dữ liệu đã có.
Pascal là một ngôn ngữ không chỉ chặt chẽ về mặt cú pháp mà còn chặt chẽ về mặt dữ liệu. Mỗi biến, mỗi hằng tham gia trong chương trình luôn có một kiểu dữ liệu xác định và chỉ nhận những giá trị có cùng kiểu dữ liệu với nó. Điều này buộc người lập trình phải nắm chắc cú pháp và luôn chú ý đến tính tương thích của các biểu thức về mặt kiểu dữ liệu. Chính vì thế, lập trình bằng ngôn ngữ Pascal là một cơ hội tốt không chỉ rèn luyện tư duy mà còn rèn luyện tính cẩn thận và chính xác.
1.2. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ PASCAL
Con người thể hiện tư duy của mình bằng ngôn ngữ, khởi đầu là ngôn ngữ nói và sau đó là ngôn ngữ viết. Mỗi dân tộc dùng một số ký tự khác nhau cho ngôn ngữ viết của mình, điều này cũng không ngoại lệ với các ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ Pascal cũng có một bộ ký tự và những quy tắc riêng để hình thành nên các từ khóa, tên chuẩn
TÀI LIỆU
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN TIN HỌC THCS
LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm nâng cao nhất lượng giảng dạy môn Tin học trong các nhà trường THCS của tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi biên soạn cuốn sách này. Cuốn sách này được xem như là tài liệu phục vụ cho giáo viên giảng dạy môn Tin học trong các nhà trường THCS của tỉnh Hà Tĩnh trong việc tự học tự nghiên cứu.
Nội dung cuốn sách gồm ba phần:
Phần 1: Ngôn ngữ lập trình Pascal (Phần căn bản).
Phần 2: Thiết kế bài giảng điện tử E_Learning.
Phần 3: Một số kỹ năng và thủ thuật khi sử dụng các phần mềm cơ bản.
Tác giả của cuốn sách này gồm: Trần Xuân Bình - Chuyên viên Tin học, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh; Nguyễn Duy Dũng, Trần Anh Trung - Giáo viên Tin học, trường THPT chuyên Hà Tĩnh; Võ Sỹ Ngọc - Giáo viên Tin học, trường THPT Thành Sen.
Do điều kiện tổ chức tài liệu còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý, bổ sung hoàn thiện nội dung cuốn sách của giáo viên và những người quan tâm.
Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Tổng chủ biên
Trần Xuân Bình
PHẦN I
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL (PHẦN CĂN BẢN)
Chương 1
CÁC YẾU TỐ CƠ SỞ CỦA NGÔN NGỮ PASCAL
1.1. Giới thiệu ngôn ngữ PASCAL
PASCAL là ngôn ngữ lập trình bậc cao được giáo sư Niklaus Wirth ở trường đại học Kỹ thuật Zurich (Thụy sĩ) thiết kế và công bố vào năm 1971. Ông đặt tên cho ngôn ngữ của mình là Pascal để tưởng nhớ nhà toán học nổi tiếng người Pháp ở thế kỷ 17: Blaise Pascal, người đã sáng chế ra chiếc máy tính cơ khí đầu tiên của nhân loại. Qua thời gian sử dụng, Pascal ngày càng được đông đảo người dùng đánh giá cao, và trở thành một trong các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay.
Thành công của ngôn ngữ Pascal là ở chỗ: nó là ngôn ngữ đầu tiên đưa ra và thể hiện được khái niệm lập trình có cấu trúc. Ý tưởng về một chương trình có cấu trúc xuất phát từ suy nghĩ cho rằng có thể chia một bài toán lớn, phức tạp thành nhiều bài toán nhỏ, đơn giản hơn. Nếu mỗi bài toán nhỏ được giải quyết bằng một chương trình con, thì khi liên kết các chương trình con này lại sẽ tạo nên một chương trình lớn giải quyết được bài toán ban đầu.
Bằng cách chia một chương trình thành các chương trình con như vậy, người lập trình có thể lập trình để giải quyết riêng lẻ từng phần một, từng khối một, hoặc có thể tổ chức để nhiều người cùng tham gia, mỗi người phụ trách một vài khối. Đặc biệt khi phải thay đổi hay sửa chữa trong một khối thì điều đó sẽ ít ảnh hưởng đến các khối khác.
Tính cấu trúc của ngôn ngữ Pascal còn thể hiện trong việc tổ chức các câu lệnh và tổ chức dữ liệu. Từ các lệnh đã có, người lập trình có thể nhóm chúng lại với nhau và đặt giữa hai từ khóa Begin và End tạo thành một câu lệnh mới phức tạp hơn gọi là câu lệnh ghép. Đến lượt mình, hai hay nhiều lệnh ghép lại có thể được nhóm lại để tạo thành một câu lệnh ghép phức tạp hơn nữa,.v.v. Tương tự như thế, ngôn ngữ Pascal cũng cho phép xây dựng các kiểu dữ liệu phức tạp hơn từ các kiểu dữ liệu đã có.
Pascal là một ngôn ngữ không chỉ chặt chẽ về mặt cú pháp mà còn chặt chẽ về mặt dữ liệu. Mỗi biến, mỗi hằng tham gia trong chương trình luôn có một kiểu dữ liệu xác định và chỉ nhận những giá trị có cùng kiểu dữ liệu với nó. Điều này buộc người lập trình phải nắm chắc cú pháp và luôn chú ý đến tính tương thích của các biểu thức về mặt kiểu dữ liệu. Chính vì thế, lập trình bằng ngôn ngữ Pascal là một cơ hội tốt không chỉ rèn luyện tư duy mà còn rèn luyện tính cẩn thận và chính xác.
1.2. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ PASCAL
Con người thể hiện tư duy của mình bằng ngôn ngữ, khởi đầu là ngôn ngữ nói và sau đó là ngôn ngữ viết. Mỗi dân tộc dùng một số ký tự khác nhau cho ngôn ngữ viết của mình, điều này cũng không ngoại lệ với các ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ Pascal cũng có một bộ ký tự và những quy tắc riêng để hình thành nên các từ khóa, tên chuẩn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Xuân Đương
Dung lượng: 5,37MB|
Lượt tài: 8
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)