BDTX MN 16

Chia sẻ bởi Huỳnh Nguyễn Trúc Nhi | Ngày 05/10/2018 | 94

Chia sẻ tài liệu: BDTX MN 16 thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG 3– MN16:
CHĂM SÓC, GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT
Thời gian học: Từ ngày 1/2 đến ngày 13/2/2016
Tự học 9 tiết; Tập trung: Lí thuyết 6 tiết, thực hành 0 tiết
Tài liệu: Quyển tài liệu BDTX ND3 – MN16 “Chăm sóc giáo dục đáp ứng trẻ có nhu cầu đặc biệt”

BIỆN PHÁP CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT VỀ NGHE, NHÌN, NÓI, VẬN ĐỘNG, TRÍ TUỆ, TỰ KỈ
Giáo viên dạy lớp hòa nhập cần quán triệt mục tiêu và yêu cầu của lớp hòa nhập. Trong lớp hòa nhập trẻ khuyết tật phải được hòa nhập về mọi mặt thể chất, tình cảm xã hội và nhận thức trong lớp học và trong chương trình chung. GDHN đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu và đánh giá trẻ KT rất cụ thể, tỉ mỉ và thường xuyên hơn. Điều đó được thể hiện qua sổ nhật ký theo dõi sự tiến bộ của trẻ khuyết tật. Căn cứ vào những nhận xét đó giáo viên phụ trách, giáo viên chuyên về GDKT sẽ cùng BGH và cha mẹ trẻ thảo luận đật ra các mục tiêu GD chính xác với từng trẻ, mang tính cá biệt hóa trong giáo dục. Thông qua các mục tiêu đã được thống nhất của từng giai đọan, từ đó xây dựng kế họach biện pháp thực hiện cho trẻ, kế họach giúp đỡ trẻ qua vòng tay bạn bè, gia đình, lớp học và nhà trường.
Tuy nhiên trong thực t6é có thể tùy lọai tật và mức độ tật mà sự hòa nhập có thể phải thực hiện dần từng bước
Giáo viên cần thực sự yêu thương, gần gũi và tận tình đối với trẻ KT. Nắm được những đặc điểm của trẻ KT hòa nhập trong lớp, xây dựng kế họach, mục tiêu và phương pháp giáo dục phù hợp cho trẻ.
Giáo viên cần nghiên cứu kỹ đặc điểm, nhu cầu của trẻ KT học tại lớp, nắm vững kỹ năng đánh giá trẻ khuyết tật để cùng nhóm hỗ trợ GDHN của trường xây dựng bản kế họach GD cá nhân cho trẻ KT của lớp
Tổ chức GDCS trẻ theo kế họach GD cá nhân đã được xây dựng thống nhất
Lập sổ theo dõi, ghi nhật ký về sự phát triển, tiến bộ riêng của trẻ KT tại nhóm, lớp
Định kỳ đánh giá và xây dựng kế họach GD, chăm sóc riêng cho từng trẻ KT trong lớp
Giáo viên phải biết sử dụng các dụng cụ thiết bị chuyên dung của trẻ KT trong lớp hòa nhập nhằm giúp trẻ sử dụng và khắc phục khi có sự cố: máy trợ thính, xe lăn,…
Giáo viên phải học và tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ KT hòa nhập biết tổ chức thực hiện tiết GD cá nhân và kế họach GD cá nhân cho trẻ KT. Biết sử dụng và tự làm thiết bị đồ dùng đồ chơi phù hợp để tổ chức môi trường GD tốt cho trẻ KT trong lớp
Giáo viên dạy lớp hòa nhập cần hiểu biết cách nuôi dưỡng, chăm sóc và xử lý một số diễn biến bất thường đối với trẻ khuyết tật của lớp
Liên hệ trao đổi thống nhất với gia đình trong cách đánh giá mục tiêu, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật .
Tuyên truyền và vận động sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho GDHN trẻ KT

BIỆN PHÁP CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ NHIỄM HIV
HIV , , để em xa .
Nếu trẻ nhiễm bệnh có thể chất yếu, dinh dưỡng kém sẽ kích hoạt HIV phát triển, sức đề kháng ngày càng suy sụp, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS.
Theo Y , duy độ dinh đủ cho HIV vai quan trong đề , sang AIDS.
Đủ dinh dưỡng: Bữa ăn cần có đủ 4 nhóm: chất bột (gạo, ngô...), chất đạm từ các loại thịt (tốt nhất là thịt bò và gia cầm), đậu đỗ (đậu phụ, vừng, lạc), chất béo (từ dầu thực vật và mỡ động vật, nên chọn mỡ gà, vừng lạc), vitamin, chất khoáng và chất xơ (rau củ, rau lá và quả chín).
Về số bữa ăn bổ sung trong ngày: Trẻ từ 6-12 tháng tuổi có thể cho ăn 2-3 bữa/ngày. Trẻ từ 13-24 tháng tuổi cho ăn 3-4 bữa/ngày kèm thêm 2 bữa phụ như nước hay quả chín, sữa bò, sữa đậu nành, bánh quy... Nếu trẻ không uống thêm sữa, bạn cần cho ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ/ngày.
Trẻ trên 2 tuổi ăn 3 bữa chính cùng gia đình, mỗi bữa từ 1-2 bát,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Nguyễn Trúc Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)