BDHSG phan nhiet

Chia sẻ bởi Thu Thuy | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: BDHSG phan nhiet thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Các bài tập cơ bản phần nhiệt học và phương pháp giải:
( Các kiến thức cơ bản này các em cần phải nhớ để làm các bài tập tổng hợp )
Bài toán1:Tính nhiệt lượng cần thiết để m(kg) chất A thay đổi nhiệt độ từ t1 đến t2.
Phương pháp giải:
áp dụng công thức: Q = mA CA(t2-t1)
Nếu t2> t1. Vật thu năng lượng.
áp dụng công thức: Q = mA CA(t1-t2)
Nếu t2< t1. Vật toả năng lượng.
mA: khối lượng của chất A - đơn vị (kg).
CA: Nhiệt dung riêng của chất A - đơn vị J/kg.độ.
t1: Nhiệt độ ban đầu của vật A- đơn vị 0C
t2: Nhiệt độ lúc sau của vật A- đơn vị 0C
Nhận xét bài toán 1:
Từ bài toán 1 người ta có thể yêu cầu ta tính :
+Nhiệt lượng vật A toả ra hoặc vật A thu vào dựa vào nhiệt độ đầu vầ cuối
+Khối lượng của vật A biết CA, Q, t1, t2
+Nhiệt dung riêng của chất A(xác định chất A) biết Q, mA, t1, t2.
Nếu thay chất A bằng hai hay nhiều chất (hệ chất) ta có bài toán thứ hai ví dụ như sau:
Bài toán 2: Tính nhiệt lượng cần thiết cung cấp để một ấm nhôm có khối lượng m1(kg) đựng m2 (kg) nước thay đổi nhiệt độ từ t1 đến t2.
Phương pháp giải:
- Do tính chất cân bằng nhiệt độ:
t1 nhôm = t1 nước và t2 nước = t2 nhôm
Xác định nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của nhôm:
Q1 = m1C1( t2 – t1)
Xác định nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của nước
Q2 = m2C2( t2 – t1).
Nhiệt lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ của ấm nhôm đựng nước là:
Q = Q1 + Q2 =( t2 – t1)( m1C1+ m2C2)
Nhận xét bài toán 2:
- Cũng giống với bài toán 1 người ta có thể yêu cầu ta tính:
Nhiệt lượng cần cung cấp cho hệ vật trên tăng từ t1 đến t2.
Nhiệt lượng toả ra của hệ vật trên giảm t1 xuống t2.
Tìm khối lượng, nhiệt dung riêng, độ tăng nhiệt độ của hệ chất.
Nếu hệ chất có từ 3 chất trở lên thì phương pháp giải hoàn toàn tương tự.






Bài toán 3: Xác định khối lượng, nhiệt dung riêng, độ tăng nhiệt độ của một vật( toả hay thu nhiệt) từ sự cân bằng nhiệt.
Nhận xét: khi để hai vật nóng và lạnh gần nhau, thông thường vật nóng sẽ nguội đi và vật lạnh sẽ nóng lên. Điều này có nghĩa là đã có một phần nhiệt lượng nào đó truyền từ vật nóng sang vật lạnh cho đến khi nhiệt độ của hai vật cân bằng:
Ta có: Qtoả = Qthu.
Từ nhận xét trên ta có phương pháp giải sau đối với các vật không có sự chuyển thể:
Xác định rõ ràng vật nào toả nhiệt, vật nào thu nhiệt( vật nào nóng hơn, vật đó toả nhiệt, vật nào lạnh hơn vật đó sẽ thu nhiệt)
Viết phương trình nhiệt lượng( toả ra hay thu vào) của mỗi vật
Giả sử nhiệt độ của hai vật cân bằng là t’ và t1< t’< t2
Q1 = m1C1( t’ – t1)
Q2 = m2C2( t2 – t’).
áp dụng phương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thu Thuy
Dung lượng: 44,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)