BC tham luận về công tác chủ nhiệm
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nang |
Ngày 14/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: BC tham luận về công tác chủ nhiệm thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Tham luận công tác chủ nhiệm lớp 1
Kính thưa………
Khi bước vào nghề dạy học, bản thân tôi đã coi việc dạy và học là cái nghiệp mình phải gắn bó suốt đời và tôi coi công việc dạy học hằng ngày của mình như một phần lẽ sống, chính nó đã và đang làm sẽ có ích cho cộng đồng, cho thế hệ học trò và cho chính bản thân của tôi. Chính vì vậy tôi thường băn khoăn kết quả chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh qua mỗi năm tôi dạy học, vậy để đạt được kết quả trước tiên học sinh phải yêu thích việc học tập, vậy làm thế nào để học sinh phải thích học, nó được hình thành như thế nào trong công tác chủ nhiệm của giáo viên dạy tiểu học?
Từ kinh nghiệm thực tế tôi nhận thấy học sinh thích đi học, là những học sinh tìm được niềm vui khi tới lớp, những học sinh đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các học sinh không mấy vất vả. Vì vậy học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt.
Tôi nhớ một lần trong buổi triển khai nhiệm vụ năm học Hiệu trưởng nhà trường có lời kêu gọi tập thể giáo viên trong trường thực hiện khẩu hiệu “làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui”. Bản thân tôi rất tâm đắc với khẩu hiệu trên. Bởi khẩu hiệu đó đã trùng lặp với điều mình hằng trăn trở bao lâu nay.
Kính thưa quí đại biểu
Bậc tiểu học là giai đoạn đầu của chương trình giáo dục phổ thông, có thể nói Học sinh tiểu học là giai đoạn tất yếu của quá trình học, là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hoá. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển. Giai đoạn học sinh ở bậc tiểu học nhất là giai đoạn lớp một với học sinh là hết sức quan trọng. Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này .
Học sinh lớp một rất ngay thơ, tâm hồn các em như một tờ giấy trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là tác động của thầy, cô chủ nhiệm. Đặc biệt là những năm gần đây khi các trường có điều kiện tổ chức cho các em học ngày hai buổi thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, với bạn bè . Nếu trong quãng thời gian đó các cháu không may gặp phải người “thợ vẽ tồi”, người công nhân xây dựng thiếu trách nhiệm thì suốt đời “trang nhân cách ” của các em sẽ giữ lại vết hằn khó xoá.
Từ nhận thức được tầm quan trọng nêu trên là một giáo viên chủ nhiệm đặc biệt là chủ nhiệm lớp một, bản thân luôn tự nhủ, trước tiên mình phải là một tấm gương cho học sinh về cách ăn nói mẫu mực, xử sự với học trò đúng mực “ nghiêm túc” nhưng “ thân thiện ” thực sự có lòng yêu thương thông cảm với các em sao cho các em cảm nhận cô giáo như người mẹ thứ hai của các em, là chỗ để các em tin cậy về mặt tinh thần nhưng không quá thân thiết để học sinh có thể bỡn cợt quên khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.
Kính thưa quí đại biểu và quí thây cô giáo
Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Đặc biệt tư duy trẻ lớp 1 cũng rất cụ thể cảm tính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập chung lâu sự chú ý vào một cái gì đó . Năm đầu tiên của đời học sinh, trẻ rất bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt động học tập, đặc biệt rất dễ xúc động với các yêu cầu và quy tắc của trường học .
Học sinh lớp 1 cũng không phải là quá bé, với vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm sống, việc hình thành đạo đức và kiến thức đã thu được ở gia đình, ở nhà trẻ, ở các lớp mẫu giáo, các em có thể tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và kiến thức ban đầu ở dạng hành vi cụ thể không khó khăn, từ đó làm nẩy nở những tình cảm, thói quen đạo đức và những tư duy ban đầu của các em. Và nếu chúng ta không quan tâm giáo dục ở lứa tuổi này thì đó là điều sai lầm của chúng ta và chúng ta là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả đó.
Trong lĩnh vực giáo dục, người thầy không chỉ có lòng “yêu nghề mến trẻ ” đem hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn nữa là phải có một biện pháp, làm thế nào để đạt hiệu quả
Kính thưa………
Khi bước vào nghề dạy học, bản thân tôi đã coi việc dạy và học là cái nghiệp mình phải gắn bó suốt đời và tôi coi công việc dạy học hằng ngày của mình như một phần lẽ sống, chính nó đã và đang làm sẽ có ích cho cộng đồng, cho thế hệ học trò và cho chính bản thân của tôi. Chính vì vậy tôi thường băn khoăn kết quả chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh qua mỗi năm tôi dạy học, vậy để đạt được kết quả trước tiên học sinh phải yêu thích việc học tập, vậy làm thế nào để học sinh phải thích học, nó được hình thành như thế nào trong công tác chủ nhiệm của giáo viên dạy tiểu học?
Từ kinh nghiệm thực tế tôi nhận thấy học sinh thích đi học, là những học sinh tìm được niềm vui khi tới lớp, những học sinh đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các học sinh không mấy vất vả. Vì vậy học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt.
Tôi nhớ một lần trong buổi triển khai nhiệm vụ năm học Hiệu trưởng nhà trường có lời kêu gọi tập thể giáo viên trong trường thực hiện khẩu hiệu “làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui”. Bản thân tôi rất tâm đắc với khẩu hiệu trên. Bởi khẩu hiệu đó đã trùng lặp với điều mình hằng trăn trở bao lâu nay.
Kính thưa quí đại biểu
Bậc tiểu học là giai đoạn đầu của chương trình giáo dục phổ thông, có thể nói Học sinh tiểu học là giai đoạn tất yếu của quá trình học, là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hoá. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển. Giai đoạn học sinh ở bậc tiểu học nhất là giai đoạn lớp một với học sinh là hết sức quan trọng. Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này .
Học sinh lớp một rất ngay thơ, tâm hồn các em như một tờ giấy trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là tác động của thầy, cô chủ nhiệm. Đặc biệt là những năm gần đây khi các trường có điều kiện tổ chức cho các em học ngày hai buổi thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, với bạn bè . Nếu trong quãng thời gian đó các cháu không may gặp phải người “thợ vẽ tồi”, người công nhân xây dựng thiếu trách nhiệm thì suốt đời “trang nhân cách ” của các em sẽ giữ lại vết hằn khó xoá.
Từ nhận thức được tầm quan trọng nêu trên là một giáo viên chủ nhiệm đặc biệt là chủ nhiệm lớp một, bản thân luôn tự nhủ, trước tiên mình phải là một tấm gương cho học sinh về cách ăn nói mẫu mực, xử sự với học trò đúng mực “ nghiêm túc” nhưng “ thân thiện ” thực sự có lòng yêu thương thông cảm với các em sao cho các em cảm nhận cô giáo như người mẹ thứ hai của các em, là chỗ để các em tin cậy về mặt tinh thần nhưng không quá thân thiết để học sinh có thể bỡn cợt quên khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.
Kính thưa quí đại biểu và quí thây cô giáo
Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Đặc biệt tư duy trẻ lớp 1 cũng rất cụ thể cảm tính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập chung lâu sự chú ý vào một cái gì đó . Năm đầu tiên của đời học sinh, trẻ rất bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt động học tập, đặc biệt rất dễ xúc động với các yêu cầu và quy tắc của trường học .
Học sinh lớp 1 cũng không phải là quá bé, với vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm sống, việc hình thành đạo đức và kiến thức đã thu được ở gia đình, ở nhà trẻ, ở các lớp mẫu giáo, các em có thể tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và kiến thức ban đầu ở dạng hành vi cụ thể không khó khăn, từ đó làm nẩy nở những tình cảm, thói quen đạo đức và những tư duy ban đầu của các em. Và nếu chúng ta không quan tâm giáo dục ở lứa tuổi này thì đó là điều sai lầm của chúng ta và chúng ta là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả đó.
Trong lĩnh vực giáo dục, người thầy không chỉ có lòng “yêu nghề mến trẻ ” đem hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn nữa là phải có một biện pháp, làm thế nào để đạt hiệu quả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nang
Dung lượng: 13,35KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)