BC kinh nghiệm Gv giỏi

Chia sẻ bởi Nguyễn T Doan Trang | Ngày 07/05/2019 | 16

Chia sẻ tài liệu: BC kinh nghiệm Gv giỏi thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Một số kinh nghiệm để trở thành giáo viên dạy giỏi


Thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên.

Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.
Thực hiện chương trình dạy học: .
Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ giáo dục ban hành. Người giáo viên phải nắm vững và thực hiện đúng theo chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục của nhà trường do Bộ giáo dục qui định.
Soạn giáo án:
Là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp. Đồng thời với việc soạn bài là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, thí nghiệm, đó là hai loại công việc chủ yếu trước giờ lên lớp của giáo viên. Để chất lượng bài soạn đạt hiệu quả cần tiến hành một số công việc sau:
Giáo viên lập kế hoạch soạn bài căn cứ vào phân phối chương trình và những yêu cầu mới mà đề ra những bài phải soạn. Bài soạn phải đảm bảo ngắn gọn, đủ nội dung, đủ thông tin, phải có nội dung phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với đối tượng học sinh.
Các giáo viên chung khối cần bàn bạc, thảo luận tìm ra hướng soạn bài chung cho khối lớp mình được phân công giảng dạy.
Các giáo viên tuỳ theo đối tượng học sinh lớp mình phụ trách bổ sung thêm vào nội dung bài dạy đã soạn chung cho phù hợp.







Yêu cầu của một giờ lên lớp:
- Giáo viên đảm bảo yêu cầu kiến thức cơ bản, chính xác.
- Phương pháp giảng dạy phải phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong lớp.
- Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao nhất.
- Phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh ở cả bốn đối tượng: Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu.
- Tuỳ bài mà học sinh được: Tự rút ra bài học, được hướng dẫn kĩ năng, thực hành, được liên hệ thực tế cuộc sống, được mở rộng kiến thức
- Khi kiểm tra học sinh cần có đánh giá, nhận xét cho điểm chính xác cần chú ý đến những đối tượng học sinh yếu có cố gắng vươn lên trong học tập để động viên khuyến khích các em kịp thời.
Tự học tập, bồi dưỡng năng lực chuyên môn.
Người giáo viên phải luôn luôn học hỏi để bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc học tập cần thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức như : dự giờ đồng nghiệp, trao đổi trong tổ chuyên môn, nghiên cứu tài liệu, tham gia các lớp bồi dưỡng,…
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo
- Gương mẫu trước học sinh
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp
- Với học sinh phải thương yêu, tôn trọng và công bằng
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC



TẠI SAO PHẢI ĐMPPDH ?
ĐMPPDH NHƯ THẾ NÀO ?
1. Quan niệm về PPDH
2. PP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG

- Truyền thụ một chiều : người dạy là trung tâm, người học tiếp nhận , tái hiện kiến thức một cách thụ động,
Học toàn lớp, ít chú ý đến sự phân hóa trong lớp.
Chủ yếu là thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò chép.
Hình thức và phương thức kiểm tra đơn điệu, nặng về tái hiện.

3. Vậy, ĐMPPDH cơ bản là :

Thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức dể đối phó với thi cử sang lối dạy học tích cực có sự giúp đỡ, hương dẫn, tổ chức của người dạy nhằm giúp người học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui, hứng thú trong học tập.
Chuyển từ hình thức dạy học đồng loạt cả lớp đối diện với người dạy sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác: học cá nhân, học theo nhóm,…
Linh hoạt và đa dạng trong vận dụng các hình thức tổ chức dạy học, pp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức đánh giá,…làm cho việc học trở nên sinh động, lí thú, tránh nhàm chán, đơn điệu, có thể khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của những đối tượng người học khác nhau.
Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống của cá nhân người học, tạo điều kiện cho người học có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.


LÀM GÌ ĐỂ ĐM PPDH ?
Để ĐMPPDH người GV cần
Thay đổi nhận thức và thói quen
1. PP Dạy học gợi mở - vấn đáp.
2. PP Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
3. PP Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
4. PP Dạy học trực quan
5. PP dạy học luyện tập và thực hành
6. PP Dạy học trò chơi
7. PP Dạy học bằng bản đồ tư duy
KINH NGHIỆM THỰC TẾ
Để trở thành người giáo viên dạy giỏi cần có ba yếu tố cơ bản :
Kiến thức vững vàng :
- Kiến thức về chuyên môn
- Kiến thức về các môn liên quan
- Kiến thức đời sống, xã hội
….
2. Thành thạo các kỹ năng :
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục
- Kỹ năng xây dựng môi trường học tập và quản lý hồ sơ học tập
- Kỹ năng hợp tác
….
Tâm huyết với nghề
- Say mê với chuyên môn mình được đào tạo
- Luôn thấy mỗi bài giảng là một vốn kiến thức quan trọng làm hành trang cho học sinh
- Yêu thương, quan tâm, dạy học và giáo dục học sinh bằng tấm lòng của mình
- Luôn tu dưỡng đạo đức, mẫu mực trước học sinh


20 điều
cần
ghi nhớ
đối với người thầy


1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ với những thất bại của chúng.





2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, vì thế hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.




3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.



4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.


5. Đừng đòi hỏi một “kỉ luật lí tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.




6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao trí thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm được bắt đầu.




7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.


8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của em, vui thì chia vui, buồn thì động viên.



9. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.



10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tim cách khác để khắc phục tình trạng này.



11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp.




12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.


13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hi vọng.




14. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm ấy. Bạn hãy giúp em nhận ra, phát triển chúng thêm.



15. Hãy nhớ rằng trên lớp, trẻ em cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được.



16. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bạn cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quý giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.


17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.




18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối và đánh nhau. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.



19. Đừng dạy học sinh quá tự tin – sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè – chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời – chúng sẽ không được ai chú ý đến; quá ít nói – chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc – chúng sẽ bị khước từ; quá tốt bụng – chúng sẽ bị bắt nạt.


20. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh , kiền trì và mềm mỏng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn T Doan Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)