Bao mat thong tin - Phong chong virus

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Tâm | Ngày 14/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bao mat thong tin - Phong chong virus thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nâng cao nhận thức về vấn đề bảo mật và an toàn thông tin trong thời đại công nghệ thông tin toàn cầu.
- Biết cách phòng tránh rò rỉ, mất mát thông tin.
- Biết sử dụng một số công cụ mã hoá, đặt mật khẩu tập tin và thư mục.
- Biết sử dụng một số phần mềm diệt Virus để phòng và chống sự xâm nhập của Virus.
(Học viên được giới thiệu 1 số công cụ ăn cắp thông tin để đề ra các biện pháp bảo mật, an toàn và an ninh thông tin)
B. NỘI DUNG:
I. Vấn đề bảo mật, an toàn và an ninh thông tin trên máy tính và mạng máy tính:
1. Thông tin là gì? Ý nghĩa của việc bảo mật thông tin
- Thông tin trong giáo trình này được hiểu là thông tin có liên quan đến máy tính, hệ thống mạng máy tính được lưu trữ trên máy tính, trên mạng, trên các thiết bị ký tin hoặc các thông tin (tên tài khoản, mật khẩu, vân tay…) được sử dụng để đăng nhập vào hệ thống máy tính, mạng máy tính, các hệ thống tự động như dịch vụ ngân hàng…
- Bảo mật thông tin cho cá nhân và doanh nghiệp không những tránh được những tổn thất về kinh tế mà còn giúp cho hệ thống vận hành ổn định, nâng cao tính sẵn sàng của hệ thống.
2. Nguy cơ bị mất thông tin
a. Các ví dụ mất thông tin, tấn công hệ thống mạng.
b. Các nguy cơ, hình thức xâm nhập trái phép ăn cắp thông tin cá nhân, tổ chức; các hình thức tấn công máy tính và mạng máy tính.
- Nguy cơ bị tấn công hoặc xâm nhập ăn cắp, phá hoại thông tin
- Một số hình thức xâm nhập, tấn công hệ thống:
- Tấn công bằng từ chối dịch vụ DoS (Denial of Service) nhằm ngăn cản những người dùng hợp pháp truy cập và sử dụng vào một dịch vụ nào đó. Nó làm nghẽn mạng, mất kết nối với dịch vụ… và cuối cùng là máy chủ không thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ các máy trạm (không sử dụng được dịch vụ)
- Spam Attacks
- Buffer overflow
3. Bảo mật thông tin
a. Ý nghĩa của việc bảo mật thông tin:
- Tránh mất mát, rò rỉ thông tin cá nhân, thông tin của doanh nghiệp, tổ chức, thông tin hệ thống (mật khẩu đăng nhập mạng, hệ thống, tài khoản ngân hàng, các thông tin mật về đề án, kế hoạch kinh doanh…). Các ví dụ.
- Bảo mật thông tin cá nhân để tránh các thiệt hại về kinh tế. Ví dụ: Mật khẩu (mã pin) tài khoản ngân hàng.
- Bảo mật thông tin doanh nghiệp để tránh các thiệt hại khi bị mất mát, rò rỉ các thông tin về đề án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các số liệu nhạy cảm như số liệu tài chính, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, danh sách khác hàng, các đề án thiết kế mới…
- Bảo mật thông tin hệ thống giúp cho hệ thống vận hành an toàn, ổn định, nâng cao tính sẵn sàng (khả dụng) của hệ thống.
b. Phân biệt một số loại mật khẩu thường dùng trên hệ thống (CMOS, WINDOWS, WEB, SOFTWARE..). Giới thiệu cơ chế xác thực và cấp phép khi đăng nhập mạng.
c. Cách đặt mật khẩu, sử dụng và quản lý mật khẩu:
- Không nên đặt mật khẩu quá ngắn. Mật khẩu càng dài càng tốt. Độ dài mật khẩu ít nhất là 8 ký tự.
- Không sử dụng tên (tên riêng, tên người thân, tên tổ chức, đơn vị), ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số nhà… để đặt mật khẩu.
- Không nên sử dụng mặt khẩu mặc định của hệ thống.
- Không nên viết mật khẩu ra giấy, sổ đề phòng bị thất lạc, mất mát.
- Không nên tiết lộ mật khẩu cho người khác.
- Nên đặt mật khẩu bao gồm các ký tự hoa, thường, ký tự số và các ký tự đặc biệt như “,”, “#”, “&”, v.v…
- Định kỳ thay đổi mật khẩu. Mật khẩu càng quan trọng thì chu kỳ thay đổi mật khẩu càng ngắn.
- Thực hành thay đổi mật khẩu đăng nhập mạng.
d. Bảo mật file, thư mục bằng các cách sau:
- Đặt mật khẩu tập tin (Excel, Word).
- Mã hoá nội dung tập tin.
- Mã hoá, khoá thư mục. Thực hành đặt mật khẩu tập tin (Word, Excel). Thực hành một số công cụ mã hoá tập tin, thư mục (Lock my Folder 1.01)
e. Quản lý sử dụng máy tính cá nhân, máy tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Tâm
Dung lượng: 59,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)