Bảo hiểm y tế
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Hoa |
Ngày 09/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: bảo hiểm y tế thuộc Toán học 2
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
/
BÀI TẬP NHÓM
MÔN AN SINH XÃ HỘI
Đề tài số 3:
Chính sách và thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
(cả bắt buộc và tự nguyện) ở Việt Nam
Nhóm 4: Hoàng Phương Anh
Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Thị Thanh Hoa
Phạm Thị Hằng
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2016
MỤC LỤC
Khái quát chung về Bảo hiểm y tế
1. Khái niệm
2. Phân loại bảo hiểm y tế
3. Bản chất của bảo hiểm y tế
4. Đặc điểm của bảo hiểm y tế
5. Chức năng của BHYT trong đời sống kinh tế xã hội
Những nội dung cơ bản của BHYT
Nguyên tắc BHYT
Đối tượng đóng- mức đóng- tỷ lệ đóng BHYT
Thực trạng BHYT ở Việt Nam và Giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, những rủi ro bất ngờ về sức khoẻ như ốm đau, bệnh tật luôn có thể xảy ra. Các chi phí khám và chữa bệnh này mang tính đột xuất, vì vậy cho dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho ngân quỹ mỗi gia đình, cá nhân, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Đồng thời, bệnh tật cũng kéo theo sự mất mát về thu nhập do người bệnh không có sức khoẻ để làm việc. Từ đó, nó đe doạ đến cơ sở kinh tế và sự tồn tại trước hết của bản thân những người lao động, sau đó đến các thành viên, những người trong gia đình người bệnh và sau đó ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.
Để khắc phục những khó khăn, giúp đỡ mọi người lao động và gia đình khi gặp rủi ro về sức khoẻ, Bảo hiểm Y tế (BHYT) ra đời vào cuối thế kỷ XIX. BHYT sẽ đảm bảo chi trả toàn bộ hoặc từng phần (tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của từng nước) những chi phí KCB "khổng lồ", giúp cho người bệnh vượt qua cơn hoạn nạn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khoẻ cũng như ổn định cuộc sống gia đình, từ đó ổn định đời sống, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
=> Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn và được coi là phao “cứu cánh” sẻ chia gánh nặng chi phí cho người dân khi ốm đau.
I. Khái quát chung về Bảo hiểm y tế 1. Khái niệm
Là một bộ phận cấu thành của pháp luật về an sinh xã hội, Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và là một trong 9 nội dung của BHXH được quy định tại Công ước 102 ngày 28.6.1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp BHXH. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm BHYT vẫn có tính độc lập tương đối so với khái niệm BHXH, đặc biệt là ở góc độ luật thực định, tính độc lập càng thể hiện rõ.
Theo khoản 1, điều 2 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 do Quốc hội ban hành: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.
2. Phân loại bảo hiểm y tế
Việt Nam tồn tại hai loại hình bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện
BHYT bắt buộc là loại hình BHYT chỉ áp dụng đối với một nhóm đối tượng nhất định, thường là những khu vực có tiềm lực kinh tế (thành phố, thị xã, trung tâm...), có thu nhập ổn định (tiền lương, tiền công). Tiêu chí để định mức phí BHYT thường được tính theo tỷ lệ % thu nhập của người tham gia bảo hiểm, người có thu nhập cao thì đóng nhiều, nhưng việc hưởng chế độ BHYT lại dựa trên sự kiện pháp lý (ốm đau, tai nạn…) theo quy định của pháp luật.
BHYT tự nguyện là loại hình BHYT thứ hai đang được thực hiện ở nước ta. So với BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện có số lượng tham gia đông đảo, đa dạng về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau. BHYT tự nguyện được triển khai theo địa giới hành chính (áp dụng cho hộ gia đình, tổ chức triển khai theo cấp xã , phường, thị trấn…) và theo nhóm đối tượng (học sinh, sinh viên, hội viên các đoàn thể…)
BHYT tự nguyện gồm nhiều loại hình khác nhau: bảo hiểm KCB nội trú, bảo hiểm KCB
/
BÀI TẬP NHÓM
MÔN AN SINH XÃ HỘI
Đề tài số 3:
Chính sách và thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
(cả bắt buộc và tự nguyện) ở Việt Nam
Nhóm 4: Hoàng Phương Anh
Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Thị Thanh Hoa
Phạm Thị Hằng
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2016
MỤC LỤC
Khái quát chung về Bảo hiểm y tế
1. Khái niệm
2. Phân loại bảo hiểm y tế
3. Bản chất của bảo hiểm y tế
4. Đặc điểm của bảo hiểm y tế
5. Chức năng của BHYT trong đời sống kinh tế xã hội
Những nội dung cơ bản của BHYT
Nguyên tắc BHYT
Đối tượng đóng- mức đóng- tỷ lệ đóng BHYT
Thực trạng BHYT ở Việt Nam và Giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, những rủi ro bất ngờ về sức khoẻ như ốm đau, bệnh tật luôn có thể xảy ra. Các chi phí khám và chữa bệnh này mang tính đột xuất, vì vậy cho dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho ngân quỹ mỗi gia đình, cá nhân, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Đồng thời, bệnh tật cũng kéo theo sự mất mát về thu nhập do người bệnh không có sức khoẻ để làm việc. Từ đó, nó đe doạ đến cơ sở kinh tế và sự tồn tại trước hết của bản thân những người lao động, sau đó đến các thành viên, những người trong gia đình người bệnh và sau đó ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.
Để khắc phục những khó khăn, giúp đỡ mọi người lao động và gia đình khi gặp rủi ro về sức khoẻ, Bảo hiểm Y tế (BHYT) ra đời vào cuối thế kỷ XIX. BHYT sẽ đảm bảo chi trả toàn bộ hoặc từng phần (tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của từng nước) những chi phí KCB "khổng lồ", giúp cho người bệnh vượt qua cơn hoạn nạn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khoẻ cũng như ổn định cuộc sống gia đình, từ đó ổn định đời sống, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
=> Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn và được coi là phao “cứu cánh” sẻ chia gánh nặng chi phí cho người dân khi ốm đau.
I. Khái quát chung về Bảo hiểm y tế 1. Khái niệm
Là một bộ phận cấu thành của pháp luật về an sinh xã hội, Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và là một trong 9 nội dung của BHXH được quy định tại Công ước 102 ngày 28.6.1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp BHXH. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm BHYT vẫn có tính độc lập tương đối so với khái niệm BHXH, đặc biệt là ở góc độ luật thực định, tính độc lập càng thể hiện rõ.
Theo khoản 1, điều 2 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 do Quốc hội ban hành: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.
2. Phân loại bảo hiểm y tế
Việt Nam tồn tại hai loại hình bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện
BHYT bắt buộc là loại hình BHYT chỉ áp dụng đối với một nhóm đối tượng nhất định, thường là những khu vực có tiềm lực kinh tế (thành phố, thị xã, trung tâm...), có thu nhập ổn định (tiền lương, tiền công). Tiêu chí để định mức phí BHYT thường được tính theo tỷ lệ % thu nhập của người tham gia bảo hiểm, người có thu nhập cao thì đóng nhiều, nhưng việc hưởng chế độ BHYT lại dựa trên sự kiện pháp lý (ốm đau, tai nạn…) theo quy định của pháp luật.
BHYT tự nguyện là loại hình BHYT thứ hai đang được thực hiện ở nước ta. So với BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện có số lượng tham gia đông đảo, đa dạng về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau. BHYT tự nguyện được triển khai theo địa giới hành chính (áp dụng cho hộ gia đình, tổ chức triển khai theo cấp xã , phường, thị trấn…) và theo nhóm đối tượng (học sinh, sinh viên, hội viên các đoàn thể…)
BHYT tự nguyện gồm nhiều loại hình khác nhau: bảo hiểm KCB nội trú, bảo hiểm KCB
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Hoa
Dung lượng: 258,33KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)