Báo cáo TT 30

Chia sẻ bởi Trần Thanh Nhàn | Ngày 09/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: báo cáo TT 30 thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT PHÚ TÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LONG HÒA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Long Hòa, ngày 28 tháng 01 năm 2015

BÁO CÁO
VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
THEO TT 30 ĐẠT HIỆU QUẢ.

Kính thưa: Ban lãnh đạo PGD&ĐT Phú Tân và cùng tất cả quý thầy cô đến tham dự chuyên đề “ Đánh giá học sinh tiểu học theo TT30/2014/TT-BGDĐT” hôm nay.
Tôi xin được giới thiệu: Tôi là GV dạy lớp 4A Trường Tiểu học Long Hòa, được sự phân công của PGD tôi xin báo cáo lại một số cách làm có hiệu quả cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện “ Đánh giá học sinh tiểu học theo TT30/2014/TT-BGDĐT”
Kính thưa quý thầy cô sau khi được tập huấn TT30 tại PGD, bản thân tôi cũng rất băn khoăn khi về trường thực hiện và ngán ngại nhất là: Cách nhận xét bằng lời như thế nào? Cách nhận xét ghi vào vở ra sao cho từng môn học để kích thích được việc học tập của học sinh và để cho phụ huynh khi đọc xong lời nhận xét của mình thì biết được điểm nổi bật cần phát huy hoặc hạn chế cần khắc phục của con em….Còn rất nhiều câu hỏi đặt ra, chắc là tất cả giáo viên chúng ta không ai tránh những băn khoăn này.
Trong quá trình thực hiện, được sự chỉ đạo của BGH nhà trường, các tổ chuyên môn cũng đã đưa nội dung vào sinh hoạt. Trong sinh hoạt chuyên môn giáo viên đã đưa ra những lời nhận xét cho từng đối tượng theo từng phân môn để trao đổi cách nhận xét từ đó rút kinh nghiệm học tập lẫn nhau.
Qua thời gian nghiên cứu, học tập từ nhiều đồng nghiệp bản thân tôi mới yên tâm trong việc đánh giá học sinh bằng nhận xét. Sau đây tôi xin đưa ra một số cách làm mà bản thân tôi thấy được hiệu quả trong quá trình thực hiện. Tuy đây không phải là cách làm tối ưu, nhưng tôi cũng hy vọng rằng nó sẽ giảm bớt được những băn khoăn trong mỗi người giáo viên chúng ta.
1. Nhận xét thường xuyên: Có thể nhận xét bằng lời hoặc ghi vào vở.
* Nhận xét bằng lời: Trong giảng dạy nhận xét bằng lời thông qua phần kiểm tra bài cũ, qua những câu hỏi GV đặt ra trong quá trình hình thành kiến thức mới, hoặc sau khi học sinh lên bảng sửa bài tập…Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét với học sinh theo TT 30, sau đó giáo viên căn cứ vào câu trả lời (hoặc bài làm) học sinh thực hiện mà nhận xét.
Ví dụ:
- KTBC môn Toán: GV YC học sinh quy đồng mẫu số 2 phân số: 7 và 2
9 3
Khi HS thực hiện xong. GV dựa vào bài làm của HS rồi NX: em biết cách quy đồng và thực hiện đúng, chính xác. Cô có lời khen, em cần phát huy hơn.

- Dạy bài mới môn Lịch sử: Bài Trường học thời Hậu Lê (Lớp 4)
. GV nêu câu hỏi: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? ( HS trả lời:….).
.GVNX: em nêu được những việc làm để khuyến khích việc học tập của nhà Hậu Lê. Em cần phát huy nhiều hơn.

* GV ghi nhận xét vào vở: Trong giảng dạy tôi nhận xét 100% học sinh của lớp đối với môn Toán ( ở bài mà GV cho HS làm vào vở); Chính tả; Tập làm văn ( Bài làm viết). Câu nhận xét GV phải ghi rõ những cái được, những cái chưa được của học sinh, đưa ra lời tư vấn, giải pháp để học sinh khắc phục hạn chế đó. Đối với học sinh tiến bộ, có lời khen, động viên kịp thời.
Ví dụ:
- Môn Toán:
+ Dạy bài: Phân số và phép chia số tự nhiên ( lớp 4). GV yêu cầu học sinh làm bài tập 3a vào vở.
3.a) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1:
6=…. ; 1= ….. ; 27= ….. ; 0= ….. ; 3= …..
Dựa vào bài làm HS, GVNX:
-Em biết viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu bằng 1. Lưu ý thêm là dấu gạch ngang ở giữa dấu bằng. (Trường hợp: HS ghi dấu gạch ngang không ở giữa dấu bằng ).
-Em biết cách viết và viết chính xác số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu bằng 1. Cần phát huy hơn. (Trường hợp: HS ghi chính xác).

- Môn Chính tả: HS nghe- viết đoạn 2 bài: Sầu riêng.
Dựa vào bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Nhàn
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)