Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chia sẻ bởi Hoàng Chính Nghĩa | Ngày 14/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Báo cáo thực tập tốt nghiệp thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2
1. Lý do lựa chọn đề tài: 2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài: 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
4. Bố cục bài: 3
PHẦN I 4
KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĂN LANG HÀ NỘI. 4
1.1 Giới thiệu chung về Trường cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội. 4
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường. 5
1.3 Nhiệm vụ và tiêu chí. 7
1.3.1 Nhiệm vụ: 7
1.3.2 Tiêu chí: 7
PHẦN II 8
CÔNG TÁC BỔ SUNG TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĂN LANG HÀ NỘI. 8
2.1 Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác bổ sung. 8
2.2 Công tác bổ sung 9
2.2.1 Các bước của quá trình bổ sung tài liệu 10
2.2.2 Diện đề tài bổ sung 15
2.2.3 Hình thức bổ sung tài liệu 16
2.2.4 Các phương thức bổ sung tài liệu. 19
2.2.5 Phối hợp bổ sung. 20
2.2.6 Việc ứng dụng tin học trong công tác bổ sung. 21
2.3 Một số loại hình sổ có trong thư viện
PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ. 23
3.1 Một số nhận xét: 26
3.2 Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác bổ sung của thư viện. 27
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31




LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh coi sự phát triển của sách báo là tiêu chuẩn, là thước đo để đánh giá trình độ phát triển, mặt bằng văn hoá của một quốc gia, của một dân tộc. Người từng nói: “ Số sách vở nhiều hay ít cũng chứng tỏ trình độ văn hóa của một dân tộc thấp hay cao”. Có thể nói rằng vốn tài liệu của một thư viện là tài sản quý giá, là tiềm lực, là sức mạnh và là niềm tự hào của thư viện ấy. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu bạn đọc càng lớn và có sức thu hút lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện. Thư viện còn được coi là người thầy thứ 2 của học sinh, sinh viên. Thư viện đã thực sự đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo thông tin cho nhiều đối tượng độc giả. Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, hiện tượng bùng nổ thông tin vô cùng mạnh mẽ, số lượng tài liệu tăng lên rất nhiều, không những phong phú về nội dung, môn loại, mà còn đa dạng về hình thức. Do vậy, vấn đề được đặt ra cho các thư viện, là phải có định hướng đúng đắn trong công tác bổ sung. Nếu coi bổ sung chỉ là lựa chọn tài liệu có giá trị vẫn chưa đủ, điều căn bản là những tài liệu đó phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện, cũng như nhu cầu của bạn đọc.
Công tác bổ sung tài liệu là một bộ phận quan trọng trong hoạt động thư viện. Nó đảm bảo cho mọi hoạt động của thư viện được sử dụng tốt. Nhận thấy rõ được tầm quan trọng đó em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu công tác bổ sung vốn tài liệu tại thư viện Trường cao đẳng Nghề Văn Lang Hà Nội” làm nội dung nghiên cứu thực tập của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Thông qua đề tài em muốn tìn hiểu kỹ hơn về công tác bổ sung vốn tài liệu ở thư viện, nhằm tạo ra một số trật tự trong tổ chức vốn tài liệu, cách bảo quản sách cho tốt. Và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc dễ sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài liệu trong thư viện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo là: Thư viện Trường cao đẳng nghề Văn Lang Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Bạn đọc
4. Bố cục bài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, và tài liệu tham khảo nội dung chính gồm có 3 phần chính sau:
Phần 1: Khái quát về Trường Cao Đẳng Nghề Văn Lang Hà Nội.
Phần 2: Công tác bổ sung vốn tài liệu tại thư viện.
Phần 3: Một số nhận xét và kiến nghị.
Em xin chân thành cảm ơn,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Chính Nghĩa
Dung lượng: 3,62MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)