BÁO CÁO SKKN
Chia sẻ bởi Đặng Trung Việt An |
Ngày 10/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: BÁO CÁO SKKN thuộc Tập đọc 2
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ AN- GV: ĐINH THỊ HÒA BÌNH
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ ĐẠI BIỂU, QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ HỘI NGHỊ
1.Tên đề tài: CẢI TIẾN VÀ SÁNG TẠO MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH GIỎI LỚP 5 NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG CÂU ĐÚNG NGỮ PHÁP
2. Mục đích đề tài
Đề tài nhằm giúp cho giáo viên và HSG lớp 5 hiểu về câu một cách sâu sắc nhất. Các em phân tích được các bộ phận của nó một cách chính xác, luyện viết câu thành thạo.
3. Thực trạng của vấn đề
HS còn phân tích sai các bộ phận trong câu vì thế viết câu hay bị lỗi và chưa sử dụng được câu ở mức độ nhuần nhuyễn.
4.Tính mới của giải pháp
Hướng dẫn học sinh nắm được các kiến thức về câu một cách thấu đáo, biết phân tích chính xác các bộ phận trong câu, biết sửa câu hợp lí, viết và sử dụng chúng một cách thành thạo.
.
-
Hướng dẫn học sinh nhận biết câu đúng ngữ pháp
bằng cách phân tích chính xác các bộ phận trong câu.
Hướng dẫn học sinh nhận biết các lỗi thường gặp
trong câu sai.
Hướng dẫn học sinh cách sửa câu sai thành câu đúng.
II. Nội dung giải pháp
Hướng dẫn học sinh luyện viết câu thành thạo.
1. Hướng dẫn học sinh nhận biết câu đúng ngữ pháp
Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất của ngôn ngữ được cấu tạo theo những quy tắc nhất định, là đơn vị ngữ pháp trên từ, cụm từ và dưới đoạn văn, do 1 hoặc nhiều kết cấu chủ –vị hợp thành. Cuối câu có dấu chấm.
* Định nghĩa về câu:
Câu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
*Nội dung câu phải có nghĩa
*Câu phải đảm bảo yêu cầu thông tin.
*Cấu trúc cú pháp của câu phải phù hợp với quy tắc tạo câu của Tiếng Việt.
Ví dụ:
Hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh trước gió.
Các dạng bài tập:
Yêu cầu chỉ ra các thành phần câu (CN-VN)
Yêu cầu kết hợp, thêm các thành phần câu.
Yêu cầu viết câu theo mẫu cấu tạo đã cho trước
Câu có một thành phần phụ bổ sung ý nghĩa là trạng ngữ. Các danh từ, động từ, tính từ trong câu cũng có thành phần phụ đó là định ngữ và bổ ngữ.
Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu
CN,VN gắn bó với nhau bằng quan hệ chủ vị. CN gọi tên sự vật còn VN miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật đó.
:
1. “Tiếng suối // chảy róc rách.”
CN VN
2. “Tiếng suối chảy //róc rách.”
CN VN
2 TH
Ví dụ: Xác định CN, VN trong câu sau: “Tiếng suối chảy róc rách.”
Dựa vào quan hệ lô gíc giữa CN,VN ta thấy rằng: “Tiếng suối ” là âm thanh. Âm thanh có “chảy” được không? (không)Vậy: TH1 sai,TH2 đúng.
Những con voi //về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.”
CN VN
“Những con voi về đích trước tiên// huơ vòi chào khán giả.”
CN VN
2TH
VD2: “Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả
Dựa vào đặc trưng của cụm danh từ, ta nhận thấy tổ hợp “những con voi” bao giờ cũng phải có định ngữ kèm theo sau nhằm hạn định, cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm (ở đây “con voi” là danh từ trung tâm ) còn cụm từ: “về đích trước tiên” trả lời cho câu hỏi: những con voi nào? (Những con voi về đích trước tiên) chứ không phải ( những con voi về đích cuối cùng hay về thứ hai, thứ ba nào đó), cả cụm danh từ đó mới đảm nhiệm chức năng làm bộ phận chủ ngữ của câu. Như vậy, cách làm (2) mới đúng.
Các lỗi thường gặp trong câu như sau:
Câu mới chỉ có một trong các bộ phận sau: trạng ngữ, CN hoặc VN. Câu thiếu vế hoặc dùng cặp quan hệ từ không phù hợp. Câu sai quan hệ lô gíc hoặc dùng các từ ngữ kết hợp chưa hợp lí.
2. Hướng dẫn học sinh nhận biết các lỗi thường gặp trong câu sai
Ví dụ. Những học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giải Toán qua mạng
Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh
Những cụm từ này tuy giống 1 câu nhưng mới chỉ có CN
Học sinh đã nhầm bộ phận “định ngữ sau” của các cụm danh từ trên là vị ngữ của câu. Bởi vì các em nhận thấy: Về hình thức và nội dung thì các định ngữ: “đạt kết quả cao trong kì thi giải Toán qua mạng”, “trong suốt như thuỷ tinh”…có nhiều nét tương đồng với vị ngữ của câu. Vì vị ngữ đứng sau danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ cũng do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm, cũng chỉ hoạt động hoặc đặc điểm, trạng thái,…của sự vật nêu lên trong danh từ làm chủ ngữ.
Tuy thoạt nhìn giữa bộ phận “định ngữ sau ”và vị ngữ có những nét giống nhau như vậy nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về cấp bậc, chức năng và tác dụng. Định ngữ là thành tố phụ của danh từ trung tâm thuộc bậc cụm từ . Nó có nhiệm vụ hạn định, cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm còn vị ngữ nêu nội dung thông báo do chủ ngữ biểu thị.
Vì vậy, những cụm từ trên là CN, câu thiếu VN.
1. Chỉ có TN mà chưa có CN, VN
Trên mặt nước loang loáng như gương
Thêm vào câu 2 bộ phận:CN,VN Trên mặt nước loang loáng như gương, từng đàn thiên nga bơi lội tung tăng.
3. Hướng dẫn học sinh cách sửa câu sai thành câu đúng
4. Hướng dẫn học sinh viết câu văn thành thạo.
Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích chính xác các bộ phận và nhận biết rõ các loại lỗi trong câu, tôi hướng dẫn các em rèn kĩ năng viết câu văn bằng cách phân tích theo hai chiều đó là rút gọn và mở rộng câu.
Dạng 1: Rút gọn để tìm nòng cốt câu
Tìm danh từ, động từ hoặc tính từ trung tâm làm chủ ngữ, vị ngữ của câu đó, rồi lược bỏ những bộ phận phụ.
Ví dụ:
Rút gọn để tìm bộ phận nòng cốt trong câu sau:
Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
Phân tích: Danh từ làm chủ ngữ là: “chúng tôi”, động từ là vị ngữ là từ “đi”, còn lại đều là bộ phận phụ bổ nghĩa cho động từ “đi” này. Vậy nòng cốt câu trên sẽ là:
Chúng tôi //đi.
CN VN
Dạng 2: Mở rộng nòng cốt câu
Sau khi học sinh thành thạo cách rút gọn câu, tôi hướng dẫn phân tích ngược lại để hiểu rõ về nó bằng cách mở rộng câu.
Ví dụ:
Mở rộng câu sau: Mặt trời mọc.
HS có thể thêm vào các thành phần phụ để mở rộng câu.
VD: Từ phía đằng đông, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.
III. Khả năng áp dụng
Phạm vi vận dụng, mở rộng, phát triển đề tài
- Đề tài có thể vận dụng để giảng dạy các bài có liên quan đến“câu”.
- Đề tài có thể mở rộng để áp dụng một cách linh hoạt trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, đặc biệt rất có hiệu quả đối với việc bồi dưỡng HSG. Nó không những giúp cho giáo viên bồi dưỡng nghiên cứu những vấn đề về câu mà nó còn giúp cho học sinh học môn Tiếng Việt một cách tích cực, tự giác, đầy hứng thú.
- Đề tài có thể phát triển thêm thành kiến thức thông dụng trong sách giáo khoa.
3. Hiệu quả: Việc áp dụng cách cải tiến và sáng tạo một số phương pháp theo giải pháp mới đã giúp học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng tốt nội dung bài học. Kết quả như sau:
Việc áp dụng đề tài giúp giáo viên giảng dạy một cách linh hoạt, có hiệu quả cao mà tốn ít công sức và thời gian. Qua tính toán, số thời gian và lượng tiền có thể tiết kiệm được như sau:
- Hiệu quả đối với công tác bồi dưỡng học sinh Giỏi :
Sau 3 năm dạy thử nghiệm, kết quả học tập của học sinh được bồi dưỡng môn Tiếng Việt qua các kỳ dự học sinh giỏi được nâng lên rõ rệt.
Cách cải tiến và sáng tạo theo giải pháp mới đã giúp cho các em tiếp thu bài học tốt. HS hứng thú, vui vẻ, học tập một cách tích cực, tự giác và thêm yêu Tiếng Việt, bảo vệ sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt.
Như vậy, xét cả về mặt định tính và định lượng, việc sử dụng một số giải pháp mới của đề tài nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn là khả thi và hiệu quả, đồng thời, những kết quả trên là cơ sở để chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài là: Cải tiến và sáng tạo một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn trong dạy học TV ở trường Tiểu học.
CẢM ƠN QUÝ ĐẠI BIỂU VÀ QUÝ THẦY CÔ
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ ĐẠI BIỂU, QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ HỘI NGHỊ
1.Tên đề tài: CẢI TIẾN VÀ SÁNG TẠO MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH GIỎI LỚP 5 NHẬN BIẾT VÀ SỬ DỤNG CÂU ĐÚNG NGỮ PHÁP
2. Mục đích đề tài
Đề tài nhằm giúp cho giáo viên và HSG lớp 5 hiểu về câu một cách sâu sắc nhất. Các em phân tích được các bộ phận của nó một cách chính xác, luyện viết câu thành thạo.
3. Thực trạng của vấn đề
HS còn phân tích sai các bộ phận trong câu vì thế viết câu hay bị lỗi và chưa sử dụng được câu ở mức độ nhuần nhuyễn.
4.Tính mới của giải pháp
Hướng dẫn học sinh nắm được các kiến thức về câu một cách thấu đáo, biết phân tích chính xác các bộ phận trong câu, biết sửa câu hợp lí, viết và sử dụng chúng một cách thành thạo.
.
-
Hướng dẫn học sinh nhận biết câu đúng ngữ pháp
bằng cách phân tích chính xác các bộ phận trong câu.
Hướng dẫn học sinh nhận biết các lỗi thường gặp
trong câu sai.
Hướng dẫn học sinh cách sửa câu sai thành câu đúng.
II. Nội dung giải pháp
Hướng dẫn học sinh luyện viết câu thành thạo.
1. Hướng dẫn học sinh nhận biết câu đúng ngữ pháp
Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất của ngôn ngữ được cấu tạo theo những quy tắc nhất định, là đơn vị ngữ pháp trên từ, cụm từ và dưới đoạn văn, do 1 hoặc nhiều kết cấu chủ –vị hợp thành. Cuối câu có dấu chấm.
* Định nghĩa về câu:
Câu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
*Nội dung câu phải có nghĩa
*Câu phải đảm bảo yêu cầu thông tin.
*Cấu trúc cú pháp của câu phải phù hợp với quy tắc tạo câu của Tiếng Việt.
Ví dụ:
Hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh trước gió.
Các dạng bài tập:
Yêu cầu chỉ ra các thành phần câu (CN-VN)
Yêu cầu kết hợp, thêm các thành phần câu.
Yêu cầu viết câu theo mẫu cấu tạo đã cho trước
Câu có một thành phần phụ bổ sung ý nghĩa là trạng ngữ. Các danh từ, động từ, tính từ trong câu cũng có thành phần phụ đó là định ngữ và bổ ngữ.
Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu
CN,VN gắn bó với nhau bằng quan hệ chủ vị. CN gọi tên sự vật còn VN miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật đó.
:
1. “Tiếng suối // chảy róc rách.”
CN VN
2. “Tiếng suối chảy //róc rách.”
CN VN
2 TH
Ví dụ: Xác định CN, VN trong câu sau: “Tiếng suối chảy róc rách.”
Dựa vào quan hệ lô gíc giữa CN,VN ta thấy rằng: “Tiếng suối ” là âm thanh. Âm thanh có “chảy” được không? (không)Vậy: TH1 sai,TH2 đúng.
Những con voi //về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.”
CN VN
“Những con voi về đích trước tiên// huơ vòi chào khán giả.”
CN VN
2TH
VD2: “Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả
Dựa vào đặc trưng của cụm danh từ, ta nhận thấy tổ hợp “những con voi” bao giờ cũng phải có định ngữ kèm theo sau nhằm hạn định, cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm (ở đây “con voi” là danh từ trung tâm ) còn cụm từ: “về đích trước tiên” trả lời cho câu hỏi: những con voi nào? (Những con voi về đích trước tiên) chứ không phải ( những con voi về đích cuối cùng hay về thứ hai, thứ ba nào đó), cả cụm danh từ đó mới đảm nhiệm chức năng làm bộ phận chủ ngữ của câu. Như vậy, cách làm (2) mới đúng.
Các lỗi thường gặp trong câu như sau:
Câu mới chỉ có một trong các bộ phận sau: trạng ngữ, CN hoặc VN. Câu thiếu vế hoặc dùng cặp quan hệ từ không phù hợp. Câu sai quan hệ lô gíc hoặc dùng các từ ngữ kết hợp chưa hợp lí.
2. Hướng dẫn học sinh nhận biết các lỗi thường gặp trong câu sai
Ví dụ. Những học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giải Toán qua mạng
Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh
Những cụm từ này tuy giống 1 câu nhưng mới chỉ có CN
Học sinh đã nhầm bộ phận “định ngữ sau” của các cụm danh từ trên là vị ngữ của câu. Bởi vì các em nhận thấy: Về hình thức và nội dung thì các định ngữ: “đạt kết quả cao trong kì thi giải Toán qua mạng”, “trong suốt như thuỷ tinh”…có nhiều nét tương đồng với vị ngữ của câu. Vì vị ngữ đứng sau danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ cũng do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm, cũng chỉ hoạt động hoặc đặc điểm, trạng thái,…của sự vật nêu lên trong danh từ làm chủ ngữ.
Tuy thoạt nhìn giữa bộ phận “định ngữ sau ”và vị ngữ có những nét giống nhau như vậy nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về cấp bậc, chức năng và tác dụng. Định ngữ là thành tố phụ của danh từ trung tâm thuộc bậc cụm từ . Nó có nhiệm vụ hạn định, cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm còn vị ngữ nêu nội dung thông báo do chủ ngữ biểu thị.
Vì vậy, những cụm từ trên là CN, câu thiếu VN.
1. Chỉ có TN mà chưa có CN, VN
Trên mặt nước loang loáng như gương
Thêm vào câu 2 bộ phận:CN,VN Trên mặt nước loang loáng như gương, từng đàn thiên nga bơi lội tung tăng.
3. Hướng dẫn học sinh cách sửa câu sai thành câu đúng
4. Hướng dẫn học sinh viết câu văn thành thạo.
Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích chính xác các bộ phận và nhận biết rõ các loại lỗi trong câu, tôi hướng dẫn các em rèn kĩ năng viết câu văn bằng cách phân tích theo hai chiều đó là rút gọn và mở rộng câu.
Dạng 1: Rút gọn để tìm nòng cốt câu
Tìm danh từ, động từ hoặc tính từ trung tâm làm chủ ngữ, vị ngữ của câu đó, rồi lược bỏ những bộ phận phụ.
Ví dụ:
Rút gọn để tìm bộ phận nòng cốt trong câu sau:
Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
Phân tích: Danh từ làm chủ ngữ là: “chúng tôi”, động từ là vị ngữ là từ “đi”, còn lại đều là bộ phận phụ bổ nghĩa cho động từ “đi” này. Vậy nòng cốt câu trên sẽ là:
Chúng tôi //đi.
CN VN
Dạng 2: Mở rộng nòng cốt câu
Sau khi học sinh thành thạo cách rút gọn câu, tôi hướng dẫn phân tích ngược lại để hiểu rõ về nó bằng cách mở rộng câu.
Ví dụ:
Mở rộng câu sau: Mặt trời mọc.
HS có thể thêm vào các thành phần phụ để mở rộng câu.
VD: Từ phía đằng đông, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.
III. Khả năng áp dụng
Phạm vi vận dụng, mở rộng, phát triển đề tài
- Đề tài có thể vận dụng để giảng dạy các bài có liên quan đến“câu”.
- Đề tài có thể mở rộng để áp dụng một cách linh hoạt trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, đặc biệt rất có hiệu quả đối với việc bồi dưỡng HSG. Nó không những giúp cho giáo viên bồi dưỡng nghiên cứu những vấn đề về câu mà nó còn giúp cho học sinh học môn Tiếng Việt một cách tích cực, tự giác, đầy hứng thú.
- Đề tài có thể phát triển thêm thành kiến thức thông dụng trong sách giáo khoa.
3. Hiệu quả: Việc áp dụng cách cải tiến và sáng tạo một số phương pháp theo giải pháp mới đã giúp học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng tốt nội dung bài học. Kết quả như sau:
Việc áp dụng đề tài giúp giáo viên giảng dạy một cách linh hoạt, có hiệu quả cao mà tốn ít công sức và thời gian. Qua tính toán, số thời gian và lượng tiền có thể tiết kiệm được như sau:
- Hiệu quả đối với công tác bồi dưỡng học sinh Giỏi :
Sau 3 năm dạy thử nghiệm, kết quả học tập của học sinh được bồi dưỡng môn Tiếng Việt qua các kỳ dự học sinh giỏi được nâng lên rõ rệt.
Cách cải tiến và sáng tạo theo giải pháp mới đã giúp cho các em tiếp thu bài học tốt. HS hứng thú, vui vẻ, học tập một cách tích cực, tự giác và thêm yêu Tiếng Việt, bảo vệ sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt.
Như vậy, xét cả về mặt định tính và định lượng, việc sử dụng một số giải pháp mới của đề tài nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn là khả thi và hiệu quả, đồng thời, những kết quả trên là cơ sở để chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài là: Cải tiến và sáng tạo một số phương pháp giúp HSG lớp 5 nhận biết và sử dụng câu đúng ngữ pháp sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn trong dạy học TV ở trường Tiểu học.
CẢM ƠN QUÝ ĐẠI BIỂU VÀ QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Trung Việt An
Dung lượng: 3,74MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)