Báo cáo sinh hoạt tổ chuyên môn nâng cao chất lượng dạy học.

Chia sẻ bởi Đặng Anh Chiến | Ngày 16/10/2018 | 90

Chia sẻ tài liệu: Báo cáo sinh hoạt tổ chuyên môn nâng cao chất lượng dạy học. thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD ĐT DI LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS LIÊN ĐẦM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TỔNG HỢP BIÊN BẢN
VỀ VIỆC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
(Theo công văn hướng dẫn số 216/SGD &ĐT – GD TrH
ngày 4 tháng 3 năm 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng)

Tổ vật lý- Công nghệ.
Đánh giá về mức độ kiểm tra và đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2008 – 2009.
Ưu điểm: Đa số giáo viên thực hiện tốt công việc ra đề và đảm bảo nguyên tắc bí mật.
Mức độ đề bám sát chương trình, sát với kiến thức học sinh, chính xác, khách quan và đảm bảo theo chủ trương đổi mới phương pháp ra đề, kiểm tra đánh giá; đảm bảo các phần nhận biết, phần hiểu và vận dụng.
Trong đề có phần phân loại học sinh và phát hiện học sinh khá giỏi.
Đáp án và biểu điểm phù hợp, chính xác.
Khuyết điểm:
Tuy mức độ và tính chất đề bài như vậy nhưng vẫn còn nhiều học sinh rơi vào điểm yếu thuộc diện học sinh dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Chất lượng nhìn chung chưa cao.
Phân tích nguyên nhân.
Nguyên nhân khách quan:
Đề bài mang tính khách quan, bí mật, phù hợp.
Giáo viên chấm bài tuân thủ đúng cuộc vận động hai không, khách quan, trung thực.
Tuy nhiên trong khi ra đề, gv còn chủ yếu nhìn vào các đối tượng học sinh học khá.
Nguyên nhân chủ quan:
Giáo viên chưa chú trọng đến toàn diện học sinh, các đối tượng học sinh khác nhau. Các học sinh là người dân tộc Tây Nguyên còn thiếu ý thức học tập rèn luyện, không có tính tự giác, ỉ lại.
Giải pháp nâng cao chất lượng.
Giáo viên quan tâm hơn đến từng đối tượng học sinh.
Chú ý cách thức ra đề, chú trọng đến tất cả đối tượng học sinh để ra đề vừa sát chương trình vừa phù hợp khả năng học sinh.
Tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có hứng thú hơn trong học tập.
Tổ toán – tin.
2.1. Nhận xét đánh giá về mức độ kiểm tra và đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2008 – 2009
Ưu điểm.
Đề ra vừa sức với học sinh.
Có tính phân loại học sinh.
Các loại câu hỏi tự luận nhỏ, độc lập, học sinh dễ làm bài.
Đáp án và biểu điểm rõ ràng.
Đúng kiến thức trọng tâm. Có các dạng bài tập liên kết kiến thức và tổng hợp kiến thức.
Khuyết điểm:
Khối 6 chưa chính xác trong tổng điểm – thang điểm của đáp án,
Khối 7 còn có lỗi chính tả.
Khối 8: phần tự luận còn ít, chưa cân xứng.
Khối 9: đề ra còn dư giả thiết.
2.2. Phân tích nguyên nhân chất lượng.
2.2.1. Nguyên nhân khách quan.
Học sinh người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao.
Gia đình học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Trình độ học sinh không đồng đều,
Đầu vào chất lượng quá thấp.
Địa bàn dân cư rộng, khó có khả năng thực hiện các phương pháp sinh hoạt tổ, nhóm trong học sinh học trái buổi, phụ đạo, kèm cặp.
Nội dung sách giáo khoa chưa phù hợp với trình độ học sinh vùng núi.
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan.
Giáo viên còn chưa thực sự đầu tư hết sức cho công tác chuyên môn.
Đội ngũ giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm.
Gv chưa tích cực trong công tác tự bồi dưỡng.
Còn chưa nắm bắt được tinh thần đổi mới phương pháp. Và chưa đổi mới một cách mạnh mẽ.
2.3. Biện pháp khắc phục.
Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp.
Tích cực hơn nữa trong công tác đổi mới phương pháp dạy học.
Chú trọng đổi mới phương pháp mới.
Tự học hỏi nâng cao tay nghề.
Đầu tư hơn vào công tác soạn giảng, khâu chuẩn bị.
Thường xuyên tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, thảo luận các vướng mắc cùng tìm biện pháp giải quyết.
Ra đề vừa sức với học sinh.
3. Tổ sử - Địa – Công dân.
3.1. Đánh giá chất lượng học kì I:
a/ Đề thi:
- Nội dung:
+ Sát trọng tâm phù hợp với đối tượng học sinh
+ Thang điểm cụ thể rõ ràng(kèm đáp án)
+ Không có sai sót trong nội dung
- Cách thức ra đề: Đúng theo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Anh Chiến
Dung lượng: 201,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)