Báo cáo chuyên môn môn văn hè 2009

Chia sẻ bởi Lê Văn Duẩn | Ngày 08/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Báo cáo chuyên môn môn văn hè 2009 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ VỀ DỰ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN HÈ
NĂM HỌC 2009- 2010
Một số vấn đề dạy học tích hợp trong môn
ngữ văn
1. Khái niêm tích hợp
Trong dạy học ,tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức của một số môn học có những nét chính tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là những chủ đề , những kiến thức nguồn.
Nói cách khác , tích hợp là cách phối hợp tối ưu các quá trình học tập một cách riêng rẽ các môn học , phân môn học khác nhau theo những hình thức , mô hình cấp độ khác nhau đáp ứng được mục tiêu , mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau.

2. Tích hợp trong môn ngữ văn
là sự kết nối tri thức và kĩ năng giữa ba phần Văn- Tiếng việt- Tập làm văn và trong từng phân môn, từng vấn đề cụ thể. Đó là hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị các tri thức từng phân môn trên cơ sở một văn bản có vai trò như kiến thức nguồn.
Hiệu quả của việc dạy học tích hợp:
-Giúp người học tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang hiệu quả nhận thức .
- Có thể tránh được những biểu hiện cô lập , tách rời từng phương diện kiến thức , đồng thời còn phát triển người học tư duy, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt vào các yêu cầu thực hành của môn học.
-Giúp học sinh kết hợp tri thức các môn học , phân môn cụ thể trong chương trình học tập nhiều cách khác nhau và vì thế việc nắm bắt kiến thức sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
3. Các hình thức tích hợp trong dạy học ngữ văn
Dạy ngữ văn theo tinh thần tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức và kĩ năng thể hiện đặc trưng của từng phân môn.
Vấn đề là phải phối hợp các tri thức và kĩ năng riêng của từng phân môn một cách tối ưu để đạt được mục tiêu chung của môn ngữ văn .
Chúng ta biết kết hợp tốt việc hình thành bốn kĩ năng nghe ,nói ,đọc , viết với năng lực cảm thụ văn học của HS. Đó cũng là cái đích cuối cùng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Như vậy trong dạy học môn ngữ văn chúng ta có các hình thức tích hợp sau:
Tích hợp ngang
Tích hợp ngang được hiểu là tích hợp liên môn , liên phân môn và là hình thức tích hợp theo từng thời điểm . Đây là hướng tiếp cân kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức thuộc từng phân môn trên cơ sở một văn bản có vai trò kiến thức nguồn . Đó là khai thác triệt để mối liên hệ kiến thức giữa các phần văn bản - Tiếng việt- Tập làm văn.
Ví dụ
Như ở các bài : 22.23 24, 25 .26; 27 .28. ( Ngữ văn 8 –tập 2) . Học sinh học các văn bản nghị luận sử dụng nhiều yếu tố biểu cảm đặc sắc .
+Cho nên ở phần tập làm văn , SGK cung cấp kiến thức và kĩ năng để đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận , kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm .
+ Phần tiếng việt học sinh tìm hiểu các kiểu hành động nói để hiểu được mục đích của các văn bản nghị luận vừa học .
=> Như vậy hệ thống tri thức và kĩ năng được sắp xếp trong các đơn vị bài học tạo được mối quan hệ qua lại giữa các nội dung dạy học .
Tích hợp ngang giữa 3 phân môn được biểu hiện theo hai hướng cơ bản
+ Tích hợp ngang theo đơn vị bài học
+ Tích hợp ngang không theo đơn vị bài học
*Tích hợp ngang theo đơn vị bài học là tìm ra yếu tố đồng qui giữa 3 phân môn trong một đơn vị bài học .
*Tích hợp ngang không theo đơn vị bài học cũng tìm ra yếu tố đồng qui giữa 3 phân môn ở những đơn vị bài học khác nhau , giữa kiến thức của bài đang dạy với những kiến thức học sinh đã học trước .
Ví dụ
Tiết tập làm văn bài 26 “ Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận” . Có thể khai thác yếu tố biểu cảm trong văn bản “ Hich Tướng Sĩ” .
Dạy câu cảm thán ( bài 21) có thể khai thác ngữ liệu ở văn bản nhớ rừng” trong bài 18 .
Day bài “ Đồng Chí” của Chính Hữu
+ Tích hợp ngang :
Tiếng việt : giải nghĩa các từ Đồng chí , tri kĩ , mặc kệ
Thành ngữ “ Nước mặn ,đồng chua Nghệ thuất đối xứng : áo anh / quần tôi
Tập làm văn : Phương thức biểu đạt “ biểu cảm kết hợp với tự sự”
Dạy bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Tích hợp ngang :
Tiếng việt : Giải thích từ Tiểu đội , chông chênh
Từ khẩu ngữ :
Động từ nhìn, thấy
Tập làm văn: Phương thức biểu đạt , biểu cảm , tự sự
Nhân vật trữ tình : Người lính lái xe.
Tích hợp dọc
Tích hợp dọc được hiểu là tích hợp đồng tâm , tích hợp theo từng vấn đề , trong từng phân môn . Cụ thể đó là hướng tích hợp theo mối liên hệ ( trực tiếp và gián tiếp)giữa các vấn đề trong cùng một phân môn , giữa các bài học trong cùng một lớp , giữa lớp trước và lớp sau , thậm chí giữa cấp này với cấp khác
* Dạy câu trần thuật (bài 21) có thể liên hệ với các kiến thức về “ Câu trần thuật đơn” ở lớp 6 .
* Dạy các văn bản nhật dụng bài 10 , 12 , 13 lớp 8 có thể liên hệ với các chủ đề của văn bản nhật dụng học ở lớp 6,7
Do vậy để thực hiện được hình thức tích hợp này đòi hỏi GV phải nắm toàn bộ chương trình , phải nắm tri thức kĩ năng trình bày cho học sinh . GV phải có năng lực tổng hợp . Từ đó xem xét khả năng tích hợp có thể thực hiện , hệ thống hóa hay khai thác sâu hơn nội dung kiến thức cụ thể nào đó.
Day bài thơ “ Đồng Chí” của Chính Hữu ta liên hệ với một số bài thơ viết về hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Pháp : Nhớ của Hồng Nguyên , Tây Tiến của Quang Dũng
Dạy bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Liên hệ với những bài thơ về anh giải phóng quân , hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường trường sơn năm xưa .
So sánh với hình ảnh người lính thời kháng chiến chống pháp trong bài thơ Đồng Chí .
So Sánh thể thơ tự do với bài thơ Đồng Chí
Tích hợp mở rộng
*Tích hợp mở rộng được hiểu là sự tích hợp mở rộng giữa các kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến thức của các bộ môn khoa học khác như Khoa học tự nhiên , khoa học xã hội , các ngành khoa học nghệ thuật khác và với kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
*Thực tế giảng dạy cho ta ta thấy , áp dụng hình thức này HS tỏ ra rất hào hứng với nội dung bài học vốn kiến thức tổng hợp học sinh được bổ sung rất nhẹ nhàng , tự nhiên nhưng rất hiệu quả .
Dạy các văn bản nghị luận trung đại : Chiếu dời đô , Hịch tướng Sĩ , Bình ngô Đại Cáo Cần cung cấp cho học sinh kiến thức về các nhân vât lịch sử như : Lí Công Uẩn , Trần Quốc Tuấn , Nguyễn Trãi …
Dạy các văn bản nhật dụng : Ôn dịch thuốc lá , Bài toán dân số , thông tin về ngày trái đất năm 2000 . Cần vân dụng hiểu biết về vấn đề thời sự trong đời sống xã hội như :Nạn Ô nhiễm môi trường sự gia tăng dân số , vấn đề hút thuốc lá trong cộng đồng để tìm hiểu nội dung văn bản
1.Nội dung và mức độ tích hợp
Một đơn vị bài học có nhiều dữ kiện để tích hợp , chúng ta cần tránh xu hướng ôm đồm , không lựa chọn dẫn tới tản mạn , khiến giờ học quá tải và làm mất đi đặc thù của mỗi phân môn.
Vấn đề đặt ra là khi có nội dung tích hợp cần xác định mức độ tích hợp , chúng ta chọn nội dung tích hợp vừa tiêu biểu cho tri thức ở phân môn đó vừa thích hợp yêu cầu của đơn vị bài học.
Sự lựa chọn nội dung để tích hợp đã phản ánh mức độ tích hợp . Nội dung tích hợp về tri thức hoặc kĩ năng ở mỗi tiết dạy ngư văn phải hợp lí trên cái nhìn bao quát của toàn bài học .

*Giờ văn có nhiều yếu tố làm ngữ liệu cho giờ tiếng việt và tập làm văn . Vì vậy khi phân tích văn bản GV không thể điểm qua tất cả các ngữ liệu đó mà phải phát hiện những đơn vị ngôn ngữ trong văn bản mang tín hiệu nghệ thuật tập trung , tiêu biểu nhất.

Khi xác định đúng nội dung thì cần xác định mức độ tích hợp để không sa vào khuynh hướng tham lam , nhồi nhét kiến thức .
Ví dụ trong bài “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn có 43 chú thích về từ ngữ GV không có thời gian cũng không cần thiết phải giải nghĩa tất cả mà chỉ lựa chọn một số từ khó từ chìa khóa để giải nghĩa mà thôi .
2. Thời điểm tích hợp:
Thời điểm tích hợp có quan hệ chặt chẽ với nội dung mức độ tích hợp . Nghĩa là tích hợp phải đúng lúc đúng chỗ . Tích hợp đúng thời điểm sẽ giúp HS cảm thấy hứng thú , hiểu bài sâu sắc hơn và không bị chia cắt kiến thức giữa các phân môn
Giờ văn cơ hội tích hợp có hai thời điểm :
Giải nghĩa từ sau khi đọc văn bản
Giải nghĩa từ gắn với phân tích tín hiệu nghệ thuật ( ở hoạt động tìm hiểu chi tiết). Vì vậy giáo viên căn cứ nội dung cụ thể của bài học mà chọn cách khai thác từ ngữ ở thời điểm hiệu quả nhất .
Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” GV cho học sinh hiểu những từ sưu , thuế , đinh , lính , cai lệ, thầy em… còn những cặp từ xưng hô ( ông- cháu, ông – tôi , mày-bà) sẽ khai thác trong phần đọc và tìm hiểu chi tiết văn bản để thấy được sự vùng dậy đấu tranh tự phát của chị Dậu qua ngôn ngữ thể hiện trong đối thoại với bọn người nước nhà.
Tích hợp từ loại , tu từ , cú pháp thường gắn với đọc và tìm hiểu chi tiết văn bản ở thời điểm phân tích tín hiệu nghệ thuật hoặc tổng kết nghệ thuật của văn bản
Giờ tiếng việt –Tập làm văn
Giờ tiếng việt , thời điểm có thể tích hợp với văn bản là : Đưa ngữ liệu để phân tích , hình thành khái niệm , qui tắc mới và bài tập nhanh thưc hiện thao tác phân tích chứng minh , phân tích phóng đoán nhằm củng cố khái niệm , qui tắc mới hình thành
Giờ tập làm văn có thể tích hợp với văn học và tiếng việt ở thời điểm phân tích ngữ liệu và luyện tập .
3.Cách thức tích hợp:
Tích hợp thông qua câu hỏi chứa nội dung tích hợp
Tích hợp qua lời bình của giáo viên
Tích hợp qua lời chốt cúa giáo viên
Tích hợp qua các phương tiện đồ dùng dạy học
Tích hợp bằng phiếu học tập
Tích hợp bằng bài tập
Tích hợp thông qua câu hỏi chứa nội dung tích hợp
Khi dạy ngữ văn ở cả 3 phần Gv đều có thể dùng câu hỏi định hướng cho học sinh huy đông kiến thức vốn có của mình để tích hợp , những câu hỏi đó có mức độ khác nhau
Câu hỏi nhớ- biết
“ Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Chu Trinh
Bài thơ “ Đập đá ở Côn lôn” của Phan Chu Trinh được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú . Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ trên trong bài thơ.
Câu hỏi hiểu
“ Laõ Hạc” Nam Cao
Hỏi : ( Cho HS phát hiện các từ láy tượng hình , tượng thanh trong đoạn Lão Hac chết) . Vì sao tác giả dùng hàng loạt các từ láy để miêu tả cái chết của lão hạc? Hiệu quả của biện pháp tu từ này là gì ?
Câu hỏi vận dụng
Tiết luyện nói “ Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm”
Hỏi: Hày tưởng tượng mình là chị Dậu và kể lại câu chuyện giằng co , lẳng ngã tên lính theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe ( Trong khi kể chú ý yếu tố miêu tả và biểu cảm).
Câu hỏi tổng hợp
“ Tức nước vỡ bờ”
Hỏi ( Phân tích nhân vật cai lệ) Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả ?
Câu hỏi đánh giá:
Tức nước vỡ bờ”
Hỏi: ( Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu). Theo em , Sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực , hợp lí không ? Qua đoạn trích này , em có nhận xét như thế nào về bản chất tính cách của chị ?
Tích hợp qua lời bình của giáo viên
Bài : Đi Đường ( Tẩu lộ) – Hồ Chí Minh ( Bình về yếu tố triết lí)
Bài thơ vừa tả thực vừa có tính triết lí rất rõ . Đó là triết lí thế lộ nan được rút ra từ sự hành lộ nan một cách dung dị , dễ hiểu bắt nguồn từ chính thực tế mà Bác đã trãi nghiệm : Con đường núi mà Bác phải trãi qua cũng chính là con đường cách mạng đầy gian nan thử thách nhưng nếu bền gan quyết chí nhất định sẽ vượt qua .
Tích hợp qua lời chốt cúa giáo viên:
Khi chúng ta chốt lại đơn vị kiến thức tiếng việt , tập làm văn, tiểu kết một ý hoặc một phần của nội dung của đọc tìm hiểu chi tiết văn bản
“ Nói giảm ,nói tránh” Sau khi hình thành khái niệm Gv có thể chốt lại : Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thường gặp trong văn bản biểu cảm, bởi nó có tác dụng tăng sức gợi cảm , tạo sự tế nhị uyển chuyển cho việc diễn đạt .
Tích hợp qua các phương tiện đồ dùng dạy học
Đèn chiếu , bảng phụ , tranh ảnh được sử dụng trong dạy học rất tiết kiệm thời gian khi hình thành kiến thức mới và giúp GV hệ thống kiến thức rất dễ dàng .
Câu ghép” sau khi phân tích mẫu nhóm 2 để hình thành cách nối các câu ghép , GV có thể dùng bảng phụ hệ thống lại các kiểu câu ghép chia theo cách cách nối các vế câu .
Tích hợp bằng phiếu học tập
Tức nước vỡ bờ . Hình thức ngôn ngữ không được vận dụng trong đoạn trích là :
a. Ngôn ngữ tự sự
b Ngôn ngữ đối thoại .
c. Ngôn ngữ miêu tả
d. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm .
Tích hợp bằng bài tập
Những bài tập tích hợp có thể thực hiện tại lớp , cũng có thể giao về nhà . Những bài tập này giúp học sinh tích hợp cả kiến thức lẫn kĩ năng .
“ôn dịch thuốc lá”
-Em hãy viết kế hoạch vận động , thuyết phục động viên một người thân từ bỏ thuốc lá.
- Em viết một bản quyết tâm cụ thể xác định cho mình sẽ không bao giờ hút thuốc lá.
Chân thành cảm ơn quí thầy cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Duẩn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)