Báo cáo chuyên đề vật lý

Chia sẻ bởi Lê Thế Phúc | Ngày 27/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Báo cáo chuyên đề vật lý thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY
MÔN VẬT LÝ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Môn vật lý là môn học trực quan, kiến thức hình thành cho học sinh thông qua các hiện tượng, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Do đó các thí nghiệm (TN) và các phương tiện nghe nhìn (PTNN) có vai trò rất quan trọng trong dạy học Vật lí. TN là nguồn cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, dễ hiểu, TN là phương tiện tốt nhất để kiểm tra tính đúng đắn của kiến thức Vật lí, TN có tác động mạnh đến các giác quan của học sinh trong dạy học, TN là phương tiện rèn luyện sự khéo léo cho học sinh, TN góp phần đánh giá năng lực nhận thức và làm phát triển khả năng tư duy và TN giúp củng cố vận dụng kiến thức vững chắc. Phương tiện nghe nhìn cũng có vai trò quan trọng, nên giáo viên cần quan tâm sử dụng chúng trong dạy học vật lí. Mỗi loại PTNN có chức năng khác nhau, người GV cần khai thác các tiềm năng vốn có trong việc chuyển tải tri thức của các loại PTNN khác nhau. Có như thế, PTNN mới hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động của thầy và trò trên giờ lên lớp.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng TN trong dạy học Vật lí, ngoài các biện pháp thông thường mang tính đơn lẻ, người GV cần sử dụng phối hợp TN với các PTNN khác như phối hợp TN với tranh ảnh, sử dụng TN phối hợp với các video clips, sử dụng phối hợp TN với camera, webcam, sử dụng phối hợp TN với thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng trên máy vi tính và cuối cùng là sử dụng phối hợp TN với các phần mềm dạy học. Tùy thuộc vào nội dung của từng bài học, vào các thiết bị TN cần được sử dụng, vào điều kiện cơ sở vật chất  và phương pháp dạy học để chọn lựa sự phối hợp có hiệu quả.
- Kết quả điều tra cho thấy để sử dụng TN dạy học có hiệu quả cao giáo viên cần phải sử dụng phối hợp với các PTNN khác như tranh, ảnh, mô hình mà đặc biệt là cần có sự phối hợp với các phương tiện nghe nhìn khác, trong đó, máy vi tính đóng vai trò rất quan trọng. Điều kiện cần phải được sử dụng phối hợp khi những TN chỉ thực hiện được trong phòng tối, những TN nguy hiểm, những TN khó xác định nguyên nhân từ kết quả thu được...
- Tiến trình dạy học được thiết kế theo kiểu sử dụng phối hợp TN với các PTNN  một cách đa dạng được GV hoan nghênh và có tính khả thi cao, phù hợp với thực tế các trường trung học cơ sở hiện nay. Các bài thiết kế bảo đảm mục tiêu dạy học, bảo đảm thời gian của tiết học, hoạt động dạy học được tổ chức phù hợp với học sinh THCS.
Vậy để nâng cao chất lượng dạy và học thì cần phải kết hợp tối ưu các phương pháp dạy học, phát huy hiệu quả của ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhằm mục đích giúp học sinh học tập và lĩnh hội kiến thức kiến thức một cách chủ động, sáng tạo.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Ứng CNTT có hiệu quả trong giảng dạy môn vật lý
1.Thể hiện được mục tiêu bài giảng
-Về kiến thức, kỹ năng
Sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, dùng các phương tiện dạy học khác nhau, nhưng mục tiêu cần đạt đến chỉ là một. Do vậy quá trình thiết kế bài giảng các hoạt động phải hướng tới mục tiêu đặt ra.
2.Nội dung kiến thức
- Chính xác
- Làm bật được kiến thức trọng tâm
3.Thể hiện được sự tích hợp nhiều mục tiêu giáo dục:
- Về đạo đức, phẩm chất..
- Về giáo dục môi trường
4.Tổ chức các hoạt động học tập của HS
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động cá nhân
Trong thiết kế bài giảng điện tử cần chú ý tổ chức các hoạt động học tập nhóm, học tập cá nhân một cách phù hợp để tích cực hoá hoạt động của học sinh, để rèn luyện các kỹ năng mà mục tiêu bài dạy đặt ra.
5. Kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin khi soạn.
a. Kiến thức tổ chức có hệ thống, làm bật được nội dung trọng tâm
Trong một tiết học kiến thức cần được tổ chức khai thác một cách có hệ thống, cấu trúc chặc chẽ, logic, nhưng phải làm bật được kiến thức trọng tâm của bài. Những kiến thức nào chỉ cần thông báo, những kiến thức nào có thể chuyển thành bài tập cho học sinh về nhà tự nghiên cứu, kiến thức nào cần tổ chức cho học sinh tìm hiểu, khai thác tại lớp phải được thể hiện rõ trong bài soạn.
b. Các thông tin có sự liên kết, dễ dàng chuyển đến các slide, menu cần thiết
c. Đa dạng cách truyền tải thông tin (nghe, nhìn..)
Đây là thế mạnh của công nghệ thông tin, những hình ảnh, âm thanh.. đưa đến cho học sinh đúng lúc, mặc dầu trong thời gian ngắn nhưng có tác dụng, hiệu quả cao về nhận thức của học sinh.
d. Tổ chức kiến thức trên một silie hợp lý (hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ, mô hình hoá kiến thức..)
-Thông thường nên bố trí một đơn vị kiến thức nằm gọn trong một slide để dễ quan sát theo dõi.
-Hạn chế sử dụng chữ để diễn giải. Đặc biệt không đưa nguyên các ý có trong sách giáo khoa lên slide để học sinh xem và chép.
-Nên sử dụng các ký hiệu, mô hình hoá kiến thức để học sinh dễ học, dễ nhớ.
-Các hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ.. có kích thước vừa phải dễ quan sát.
e. Sử dụng font chữ, cỡ chữ, màu sắc, kỹ thuật xuất hiện thông tin trên silie hợp lý.
-Font chữ, cỡ chữ cần thống nhất. Không nên sử dụng các kiểu chữ rườm rà.
-Màu sắc: cần có sự phối hợp hài hoà giữa các màu trong một slide, nên sử dụng không quá 3 màu trong một slide và các cặp màu có bước sóng ánh sáng không quá gần nhau, cũng không nên quá xa nhau.
-Đối với màu chữ: nên chọn một màu chủ đạo xuyên suốt các slide và một màu cho các đề mục, và một màu cho những ý cần làm nổi bật.
- Không nên lạm dụng hiệu ứng xuất hiệu thông tin trên slide một cách tuỳ tiện. Những thông tin cần xuất hiện một lúc thì cho xuất hiện ngay, không nên cho xuất hiện từ từ. Hoặc dùng các hiệu ứng xuất hiện rối rắm, nhiều lần trên một slide không phù hợp cho việc học tập.
II. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy bài "Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng"
1. Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây:
- Sử dụng mô hình biểu diễn các đường sức từ (ĐST) của nam châm, để thấy rõ sự phân bố của từ trường và của các ĐST
Sử dụng TN mô phỏng đưa nam châm lại gần cuộn dây, giúp cho học sinh thấy rõ số ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng lên. Khi nam châm nằm yên trong cuộn dây thì số ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn dây không thay đổi
Khi đưa nam châm ra xa cuộn dây thì số ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn dây giảm, đặt nam châm nằm yên trước cuộn dây ĐST không thay đổi.
a) Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên
b) Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi
c) Đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm
d) Để nam châm nằm yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên
Qua thí nghiệm mô phỏng học sinh nhận biết được sự biến thiên của số ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn dây mà bằng thí nghiệm thực tế học sinh không nhận thấy được quá trình này.
2. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng:
- Sử dụng TN mô phỏng đưa nam châm lại gần cuộn dây, giúp cho học sinh thấy rõ số ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng lên, đồng thời xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín (đèn sáng). Khi nam châm nằm yên trong cuộn dây thì số ĐST không thay đổi và không xuất hiện dòng điện cảm ứng (đèn không sáng).
Khi đưa nam châm ra xa cuộn dây thì số ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn dây giảm, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi đặt nam châm nằm yên trước cuộn dây ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn dây không thay đổi và không xuất hiện dòng điện cảm ứng.

9
6
mA
0:6 mA
Khoa vật lí Trường Đhsp Tn
Vật lí kĩ thuật
= 1 ┴
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm
Sử dụng TN mô phỏng để nhận thấy được không những nam châm chuyển động lại gần, ra xa hay quay trước cuộn dây dẫn kín làm xuất hiện dòng điện, mà còn chuyển động theo các hướng khác nhau miễn sao số ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì đều xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch điện của nam châm điện thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín. Sử dụng TN mô phỏng để nhận biết sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín đồng thời xuất hiện dòng điện cảm ứng (đèn sáng).
K


Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên
Qua thí nghiệm mô phỏng học sinh nhận biết một cách trực quan về mối quan hệ giữa sự biến thiên số ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn dây và sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng. Qua đó tự mình rút ra được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
3. Giải thích hiện tượng:
- Khi nam cham của Đianmô xe đạp quay, cho quay nam châm quanh một trục thẳng đứng trước cuộn dây dẫn kín, TN mô phỏng thể hiện rõ sự biến đổi ĐST xuyên qua tiết diện của cuộn dây trong quá trình nam châm tiến lại gần và ra xa cuộn dây.
Đinamô xe đạp



C. KẾT LUẬN
1. Ưu điểm của việc ứng dụng CNTT:
CNTT giúp cho giáo viên hình thành kiến thức cho học sinh dễ dàng hơn, các hiện tượng trong vật lý và cuộc sống được thể hiện sinh động thông qua các hình ảnh, các thí nghiệm mô phỏng.
CNTT đã mang lại cho các em một cái nhìn đầy đủ và trực quan hơn về mối quan hệ giữa các hiện tượng trong vật lý. Giúp các em tự giải quyết được nhiều vấn đề trong quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
Thời gian để thầy trò giải quyết một vấn đề về được rút ngắn mà hiệu quả mang lại tốt hơn và nhẹ nhàng hơn. Học sinh hứng thú học tập hơn so với tiết dạy bình thường nên hiệu quả mang lại cao hơn. HS tích cực phát biểu xây dựng bài, tranh luận sôi nổi, thoải mái, tiếp thu bài giảng hứng thú, có niềm tin vững chắc vào kiến thức thu nhận được sau tiết học. Phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh.
2. Khó khăn của việc ứng dụng CNTT:
- Việc ứng dụng CNTT được vài năm nhưng chưa có chuẩn mực, tiêu chí cụ thể.
- Phần mềm ứng dụng còn hạn chế, nhiều phần mềm khi ứng dụng khó sử dụng đòi hỏi trình độ tin học cao.
- Kho dữ liệu để ứng dụng còn nghèo nàn nên khi thực hiện soạn giáo án mất nhiều thời gian
- Cơ sở vật chất còn hạn chế, nhiều lúc có nhiều giáo viên dạy nhưng không có máy phục vụ.
3. Một số điểm cần lưu ý
- Khi ứng dụng CNTT cần khai thác các hình ảnh, thí nghiệm đưa ra một cách triệt để. Tránh lạm dụng CNTT, đưa ra rất nhiều hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng mà không khai thác hết, làm cho học sinh phân tâm không chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên không làm nổi bật được trọng tâm bài học.
- Không nên lạm dụng hiệu ứng xuất hiệu thông tin trên slide một cách tuỳ tiện.
- Các hình ảnh, thí nghiệm trình diễn cần rõ ràng, thể hiện được vấn đề cần nêu ra.
Trên đây là những điều mà chúng tôi đã rút ra được trong quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hạn chế. Kính mong quý thầy cô giáo, đồng nghiệp góp ý bổ sung để chuyên đề ngày một hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thế Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)