BAO CAO CHUYEN DE TIN 7
Chia sẻ bởi Phan Thanh Hùng |
Ngày 25/10/2018 |
14
Chia sẻ tài liệu: BAO CAO CHUYEN DE TIN 7 thuộc Tin học 7
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề:
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Từ năm học 2006-2007, môn Tin học được đưa vào dạy tự chọn ở cấp THCS trên toàn quốc. Tuy là một môn học mới nhưng không nằm ngoài việc thực hiện đổi mới PPDH nói chung ở các trường phổ thông.
Cũng như các môn học khác, mục tiêu của môn Tin học là không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ của một người lao động, mà hơn thế là hình thành năng lực làm việc, chuẩn bị cho các em bước vào xã hội của thời đại mới.
Chỉ có thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), phương pháp kiểm tra, đánh giá chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục. Theo tinh thần đổi mới PPDH, đổi mới sách giáo khoa đã phần nào nâng cao kết quả học tập của học sinh: học sinh có cơ hội hoạt động nhiều hơn, tự lực hơn. Thế nhưng tính tích cực của các em chưa được phát huy cao nên việc nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức còn hạn chế. Nhiều em học sinh chưa nắm được trọng tâm của bài nên việc giải quyết một số câu hỏi và bài tập còn rất khó khăn.
Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chú trọng đến kiến thức bài học, làm thế nào để khai thác hết nội dung kiến thức của bài, nhưng ít chú trọng đến việc tiếp thu tri thức của học sinh rằng: các em đã lĩnh hội được bao nhiêu phần trăm kiến thức của bài học và liệu kiến thức đó các em có kỹ năng vận dụng tốt không.
Bản đồ tư duy là một trong những kỹ thuật dạy học tích cực giúp đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tuy nhiên việc đưa sẵn BĐTD vào bài trình chiếu theo ý tưởng của giáo viên thì học sinh vẫn chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Khi đó học sinh chỉ cố nhớ những gì quan sát được trên BĐTD có sẵn của giáo viên mà không hề tư duy. Đó cũng là lí do tôi chọn chuyên đề “Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”. Hy vọng qua chuyên đề này sẽ được sự tiếp thu và góp ý của các đồng nghiệp để có những quan điểm tốt hơn trong việc thực hiện đổi mới PPDH.
II. THỰC TRẠNG DẠY TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS HẢI AN:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo nhà trường, môn Tin học đã được đưa vào dạy học đúng theo chương trình của môn tự chọn tin học theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Bản thân được đào tạo đúng chuyên môn và được tham gia các lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học.
- Đa số các em học sinh ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá và hứng thú với môn học.
- Sách giáo khoa được biên soạn theo hướng đổi mới, kênh hình và kênh chữ chứa đựng những kiến thức khoa học cơ bản và hệ thống nên học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách logic, ngắn gọn và khái quát.
- Phòng Tin học có 15 máy được kết nối mạng Lan, Internet thuận lợi cho hoạt động dạy học bộ môn cũng như các môn học khác.
2. Khó khăn:
- Học sinh mới được làm quen với phương pháp học tập, thói quen tự giác học tập chưa cao.
- Năng lực học không đồng đều giữa các đối tượng học sinh, còn nhiều học sinh có ý thức tiếp nhận kiến thức còn hạn chế
- Hầu hết các em chưa có máy vi tính ở nhà nên việc tự học, tự nghiên cứu thêm kiến thức của học sinh còn hạn chế.
- Số lượng máy tính, phòng tin học chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học bộ môn(2-3em/máy).
III. NỘI DUNG:
1. Đặc trưng của việc dạy và học tích cực:
Phương pháp dạy và học tích cực luôn hướng tới mục đích phát triển năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực sáng tạo từ người học. Phương pháp này đề cao vai trò người học bằng hoạt động cụ thể thông qua sự động não để tự chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức. Các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực có thể là:
+ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của HS và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Một trong những yêu cầu của dạy và học tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết và đã qua trải nghiệm. GV nên đưa người học vào những tình huống có vấn đề để các em trực tiếp quan sát, trao đổi, làm thí nghiệm.
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Từ năm học 2006-2007, môn Tin học được đưa vào dạy tự chọn ở cấp THCS trên toàn quốc. Tuy là một môn học mới nhưng không nằm ngoài việc thực hiện đổi mới PPDH nói chung ở các trường phổ thông.
Cũng như các môn học khác, mục tiêu của môn Tin học là không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ của một người lao động, mà hơn thế là hình thành năng lực làm việc, chuẩn bị cho các em bước vào xã hội của thời đại mới.
Chỉ có thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), phương pháp kiểm tra, đánh giá chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục. Theo tinh thần đổi mới PPDH, đổi mới sách giáo khoa đã phần nào nâng cao kết quả học tập của học sinh: học sinh có cơ hội hoạt động nhiều hơn, tự lực hơn. Thế nhưng tính tích cực của các em chưa được phát huy cao nên việc nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức còn hạn chế. Nhiều em học sinh chưa nắm được trọng tâm của bài nên việc giải quyết một số câu hỏi và bài tập còn rất khó khăn.
Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chú trọng đến kiến thức bài học, làm thế nào để khai thác hết nội dung kiến thức của bài, nhưng ít chú trọng đến việc tiếp thu tri thức của học sinh rằng: các em đã lĩnh hội được bao nhiêu phần trăm kiến thức của bài học và liệu kiến thức đó các em có kỹ năng vận dụng tốt không.
Bản đồ tư duy là một trong những kỹ thuật dạy học tích cực giúp đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tuy nhiên việc đưa sẵn BĐTD vào bài trình chiếu theo ý tưởng của giáo viên thì học sinh vẫn chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Khi đó học sinh chỉ cố nhớ những gì quan sát được trên BĐTD có sẵn của giáo viên mà không hề tư duy. Đó cũng là lí do tôi chọn chuyên đề “Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”. Hy vọng qua chuyên đề này sẽ được sự tiếp thu và góp ý của các đồng nghiệp để có những quan điểm tốt hơn trong việc thực hiện đổi mới PPDH.
II. THỰC TRẠNG DẠY TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS HẢI AN:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo nhà trường, môn Tin học đã được đưa vào dạy học đúng theo chương trình của môn tự chọn tin học theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Bản thân được đào tạo đúng chuyên môn và được tham gia các lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học.
- Đa số các em học sinh ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá và hứng thú với môn học.
- Sách giáo khoa được biên soạn theo hướng đổi mới, kênh hình và kênh chữ chứa đựng những kiến thức khoa học cơ bản và hệ thống nên học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách logic, ngắn gọn và khái quát.
- Phòng Tin học có 15 máy được kết nối mạng Lan, Internet thuận lợi cho hoạt động dạy học bộ môn cũng như các môn học khác.
2. Khó khăn:
- Học sinh mới được làm quen với phương pháp học tập, thói quen tự giác học tập chưa cao.
- Năng lực học không đồng đều giữa các đối tượng học sinh, còn nhiều học sinh có ý thức tiếp nhận kiến thức còn hạn chế
- Hầu hết các em chưa có máy vi tính ở nhà nên việc tự học, tự nghiên cứu thêm kiến thức của học sinh còn hạn chế.
- Số lượng máy tính, phòng tin học chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học bộ môn(2-3em/máy).
III. NỘI DUNG:
1. Đặc trưng của việc dạy và học tích cực:
Phương pháp dạy và học tích cực luôn hướng tới mục đích phát triển năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực sáng tạo từ người học. Phương pháp này đề cao vai trò người học bằng hoạt động cụ thể thông qua sự động não để tự chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức. Các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực có thể là:
+ Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của HS và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Một trong những yêu cầu của dạy và học tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết và đã qua trải nghiệm. GV nên đưa người học vào những tình huống có vấn đề để các em trực tiếp quan sát, trao đổi, làm thí nghiệm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)