Báo cáo chuyên đề sinh hoc 7
Chia sẻ bởi Phan Trung Kiên |
Ngày 04/05/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: Báo cáo chuyên đề sinh hoc 7 thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ
CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 7
CHUYÊN ĐỀ
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
TÍCH CỰC HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH
A. Đặt vấn đề:
I. Cơ sở lý luận:
Sinh học là một môn học không khó đối với học sinh THCS vì nó là môn tổng hợp một số kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác. Tuy nhiên trong nhiều năm làm nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Sinh học ở các khối lớp thuộc trường THCS, tôi nhận thấy đa số các em học sinh vẫn còn lúng túng, chưa biết cách học hay thờ ơ trong việc học. Việc lúng túng và thờ ơ thể hiện rõ khi các em bắt đầu bước vào lớp 6, , do số lượng môn học và cách học thay đổi so với khi học ở cấp 1, nên nhiều em mới vào lớp 6 không theo kịp với môi trường mới. Bên cạnh đó một số em học sinh ở các khối 7,8,9 thì cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn.
Trước tình hình chung hiện nay cần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống, sinh hoạt trong gia đình và thái độ tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường xung quanh. Để đạt được mục tiêu đó thì mỗi giáo viên cần phải định hướng đào tạo và bồi dưỡng cho các em ý thức, thái độ tích cực trong nhiều môn học khác nhau. Môn Sinh học là một trong những môn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Nó phục vụ cho nhiều chuyên ngành khác phát triển. Vì vậy một việc rất cần thiết là ngay từ cấp cơ sở giáo viên phải nghiên cứu để nâng cao phương pháp trong một giờ dạy sinh vì thế biện pháp: “ Giúp học sinh tích cực học tập nhằm phát triển tư duy cho học sinh” sẽ góp phần giải quyết được khó khăn này. Tạo cho các em có hứng thú và yêu thích bộ môn hơn.
B. KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN:
Để phát huy tính tư duy, chủ động và sáng tạo trong dạy và học bộ môn Sinh học mà học sinh không phải lĩnh hội bằng cách học “áp đặt”, cần đạt như sau:
II. Cơ sở thực tiễn.
- Tự bồi dưỡng kĩ năng dạy học tích cực môn Sinh học nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS.
- Đa dạng hoá hoạt động dạy học, vận dụng tốt phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh.
Chú trọng dạy học nhóm, sát với đối tượng, tổ chức hoạt động phù hợp với trình độ học sinh.
- Giáo dục các em lòng say mê, yêu thích học tập môn Sinh học một cách tự nhiên, chủ động và tích cực.
2. Học sinh:
- Nâng cao kỹ năng đọc và sử dụng kiến thức số liệu ở sách giáo khoa và ở các nguồn thông tin khác để tự hình thành kiến thức bài học.
- Rèn cho mình lòng yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam với mong muốn được góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn; có hiểu biết, tự hào về truyền thống, văn hoá nơi mình đang sinh sống.
1. Giáo viên :
C. NHỮNG GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
Dạy môn Sinh học có những khó khăn riêng, nhưng nếu giáo viên có đầu tư, chủ động và sáng tạo nắm được phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn, biết cách tổ chức hoạt động học tập trên lớp thì cũng sẽ dễ dàng hơn.
Để đạt được ước vọng nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ học môn Sinh học thì giáo viên phải tiến hành những công việc sau:
1. Trước hết chúng ta nên hiểu rằng không thể có một phương pháp nào là vạn năng, là tối ưu để dạy tốt bộ môn khoa học, nhất là bộ môn Sinh học, mà yếu tố tích cực tiềm ẩn trong cách tạo hứng thú học tập cho học sinh qua việc “Kiểm tra bài cũ”.
Thường thì trong phần kiểm tra bài cũ, giáo viên đưa ra câu hỏi kiểm tra kiến thức bài trước đã học. Để tạo hứng thú cho học sinh, Giáo viên nên ghi điểm đúng, chính xác, có khen ngợi đối với học sinh trả lời tốt, còn đối với học sinh không trả lời được câu hỏi giáo viên nên động viên – khuyến khích các em cần phải học bài tốt hơn tránh chì chiết, mắng nhiếc, quát nạt các em.
Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng tránh quá rộng hoặc quá vụn vặt. Cũng có thể giáo viên đưa ra câu hỏi kiểm tra kiến thức liên hệ với thực tế hoặc câu hỏi có nội dung liên quan đến bài mới, từ đó dẫn dắt học sinh đi vào vấn đề của bài mới. Chú ý câu hỏi cần đặt đúng đối tượng học sinh, cần dự kiến trước phương án trả lời của học sinh.
2. Để thực hiện có hiệu quả phải tạo hứng thú trong khâu “Đặt vấn đề"
Phần này giáo viên nên đưa ra các tình huống có vấn đề đòi hỏi học sinh phải dự đoán nêu giả thiết, tranh luận trên kênh hình – kênh chữ, giữa những ý kiến trái ngược nhau đó chính là nội dung mà học sinh sẽ biết được qua bài học mới.
Vd ở §6 “Trùng kiết lị, Trùng sốt rét”. Giáo viên đặt ra tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh giải quyết sau khi tìm hiểu bài 6
“Khi một người nào đó bị đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và nhày như nước mũi thì Bác sĩ nói là bị bệnh kiết lị. Vậy tác nhân nào gây nên bệnh kiết lị? Tại sao khi mắc bệnh thì đi ngoài phân có máu?”
3. Trong quá trình dạy “Bài mới” để tạo hứng thú học tập cho học sinh thì người giáo viên phải:
Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Một nội dung quá khó hay quá dễ không gây hứng thú học tập cho học sinh, thì người giáo viên phải cần biết dẫn dắt học sinh đi tìm cái mới, cái chưa biết bằng cách cho các em làm việc với sách giáo khoa, với tài liệu tham khảo, lập bảng so sánh hệ thống hóa, báo cáo nhỏ, làm thí nghiệm…
Vd §39 “Cấu tạo trong của thằn lằn”. Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh :
Phiếu học tập: “ Sự sai khác nổi bật của bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch”
STT
CÁC PHẦN BỘ XƯƠNG
THẰN LẰN
ẾCH
4 . Trong phần “củng cố, đánh giá” để tạo hứng thú cho các em, khi đánh giá giáo viên phải đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm gọn, dễ nhớ có thể làm trên phiếu học tập, hay tổ chức các trò chơi . Sau đó giáo viên nêu đáp án.
5. Ở phần “hướng dẫn về nhà” để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên nên giao các công việc cụ thể cho các em. Cũng có thể cho học sinh sưu tầm mẫu vật hay tranh ảnh, hoặc cũng có thể cho học sinh tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến bài học sau… từ các công việc đó giúp các em khám phá, thích tìm hiểu khoa học.
Vd: Phần dặn dò “ Thế giới động vật đa dạng, phong phú” như sau:
- Xem trước bài 2 “ Phân biệt động vật với Thực vật. Đặc diểm chung của Động vật”. Chuẩn bị:
- Xem lại cấu tạo tế bào thực vật. + Quan sát các đặc điểm của 1 động vật gần gủi như : Chó, mèo, gà, vịt … và thực vật như : cây bàng, cây ổi … tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.+ Đặc điểm chung của động vật ? Động vật có vai trò gì đối với con người
* Qua đó bản thân rút ra những kinh nghiệm như sau:
*Giáo viên :
Phải chịu khó đầu tư nghiên cứu sâu bài, để có thể đặt ra những yêu cầu cụ thể phù hợp với từng nội dung bài.
Biết tạo ra những tình huống có vấn đề nhằm kích thích niềm say mê học tập của học sinh.
Phải chuẩn bị sẵn các phần dặn dò cụ thể cho học sinh, hình thành cho học sinh thái độ và động cơ học tập đúng đắn.
Phải khuyến khích, động viên các học sinh nhất là các em yếu, kém vì đa phần các em này thường nhút nhát.
* Học sinh :
Phải có ý thức tự giác học tập, tích cực tìm hiểu kiến thức mới, vấn đề khó qua sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, đài, bạn bè, thực tế xung quanh...
Hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên.
Rèn cho bản thân thói quen chuẩn bị bài trước ở nhà.
Nếu sử dụng tốt biện pháp trên tôi tin rằng sẽ góp phần phát triển tư duy khoa học cho học sinh, hình thành và phát huy tính tự giác, tích cực chủ động sáng tạo trong học tập, rèn cho các em kĩ năng chuẩn bị bài trước, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và chất lượng bộ môn.
Chính vì biện pháp có hiệu quả tốt nên tôi đã phổ biến trước tổ chuyên môn để các đồng nghiệp rút kinh nghiệm đóng góp ý kiến từ đó thực hiện có lợi cho bộ môn của mình. Có như vậy tập thể giáo viên của trường mới từng bước xây dựng hoàn chỉnh sự nghiệp dạy và học . Đây là nhiệm vụ cơ bản của người làm công tác giáo dục và giảng dạy ở trường trung học cơ sở.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 7
CHUYÊN ĐỀ
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
TÍCH CỰC HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH
A. Đặt vấn đề:
I. Cơ sở lý luận:
Sinh học là một môn học không khó đối với học sinh THCS vì nó là môn tổng hợp một số kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác. Tuy nhiên trong nhiều năm làm nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Sinh học ở các khối lớp thuộc trường THCS, tôi nhận thấy đa số các em học sinh vẫn còn lúng túng, chưa biết cách học hay thờ ơ trong việc học. Việc lúng túng và thờ ơ thể hiện rõ khi các em bắt đầu bước vào lớp 6, , do số lượng môn học và cách học thay đổi so với khi học ở cấp 1, nên nhiều em mới vào lớp 6 không theo kịp với môi trường mới. Bên cạnh đó một số em học sinh ở các khối 7,8,9 thì cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn.
Trước tình hình chung hiện nay cần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống, sinh hoạt trong gia đình và thái độ tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường xung quanh. Để đạt được mục tiêu đó thì mỗi giáo viên cần phải định hướng đào tạo và bồi dưỡng cho các em ý thức, thái độ tích cực trong nhiều môn học khác nhau. Môn Sinh học là một trong những môn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Nó phục vụ cho nhiều chuyên ngành khác phát triển. Vì vậy một việc rất cần thiết là ngay từ cấp cơ sở giáo viên phải nghiên cứu để nâng cao phương pháp trong một giờ dạy sinh vì thế biện pháp: “ Giúp học sinh tích cực học tập nhằm phát triển tư duy cho học sinh” sẽ góp phần giải quyết được khó khăn này. Tạo cho các em có hứng thú và yêu thích bộ môn hơn.
B. KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN:
Để phát huy tính tư duy, chủ động và sáng tạo trong dạy và học bộ môn Sinh học mà học sinh không phải lĩnh hội bằng cách học “áp đặt”, cần đạt như sau:
II. Cơ sở thực tiễn.
- Tự bồi dưỡng kĩ năng dạy học tích cực môn Sinh học nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS.
- Đa dạng hoá hoạt động dạy học, vận dụng tốt phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh.
Chú trọng dạy học nhóm, sát với đối tượng, tổ chức hoạt động phù hợp với trình độ học sinh.
- Giáo dục các em lòng say mê, yêu thích học tập môn Sinh học một cách tự nhiên, chủ động và tích cực.
2. Học sinh:
- Nâng cao kỹ năng đọc và sử dụng kiến thức số liệu ở sách giáo khoa và ở các nguồn thông tin khác để tự hình thành kiến thức bài học.
- Rèn cho mình lòng yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam với mong muốn được góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn; có hiểu biết, tự hào về truyền thống, văn hoá nơi mình đang sinh sống.
1. Giáo viên :
C. NHỮNG GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
Dạy môn Sinh học có những khó khăn riêng, nhưng nếu giáo viên có đầu tư, chủ động và sáng tạo nắm được phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn, biết cách tổ chức hoạt động học tập trên lớp thì cũng sẽ dễ dàng hơn.
Để đạt được ước vọng nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ học môn Sinh học thì giáo viên phải tiến hành những công việc sau:
1. Trước hết chúng ta nên hiểu rằng không thể có một phương pháp nào là vạn năng, là tối ưu để dạy tốt bộ môn khoa học, nhất là bộ môn Sinh học, mà yếu tố tích cực tiềm ẩn trong cách tạo hứng thú học tập cho học sinh qua việc “Kiểm tra bài cũ”.
Thường thì trong phần kiểm tra bài cũ, giáo viên đưa ra câu hỏi kiểm tra kiến thức bài trước đã học. Để tạo hứng thú cho học sinh, Giáo viên nên ghi điểm đúng, chính xác, có khen ngợi đối với học sinh trả lời tốt, còn đối với học sinh không trả lời được câu hỏi giáo viên nên động viên – khuyến khích các em cần phải học bài tốt hơn tránh chì chiết, mắng nhiếc, quát nạt các em.
Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng tránh quá rộng hoặc quá vụn vặt. Cũng có thể giáo viên đưa ra câu hỏi kiểm tra kiến thức liên hệ với thực tế hoặc câu hỏi có nội dung liên quan đến bài mới, từ đó dẫn dắt học sinh đi vào vấn đề của bài mới. Chú ý câu hỏi cần đặt đúng đối tượng học sinh, cần dự kiến trước phương án trả lời của học sinh.
2. Để thực hiện có hiệu quả phải tạo hứng thú trong khâu “Đặt vấn đề"
Phần này giáo viên nên đưa ra các tình huống có vấn đề đòi hỏi học sinh phải dự đoán nêu giả thiết, tranh luận trên kênh hình – kênh chữ, giữa những ý kiến trái ngược nhau đó chính là nội dung mà học sinh sẽ biết được qua bài học mới.
Vd ở §6 “Trùng kiết lị, Trùng sốt rét”. Giáo viên đặt ra tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh giải quyết sau khi tìm hiểu bài 6
“Khi một người nào đó bị đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và nhày như nước mũi thì Bác sĩ nói là bị bệnh kiết lị. Vậy tác nhân nào gây nên bệnh kiết lị? Tại sao khi mắc bệnh thì đi ngoài phân có máu?”
3. Trong quá trình dạy “Bài mới” để tạo hứng thú học tập cho học sinh thì người giáo viên phải:
Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Một nội dung quá khó hay quá dễ không gây hứng thú học tập cho học sinh, thì người giáo viên phải cần biết dẫn dắt học sinh đi tìm cái mới, cái chưa biết bằng cách cho các em làm việc với sách giáo khoa, với tài liệu tham khảo, lập bảng so sánh hệ thống hóa, báo cáo nhỏ, làm thí nghiệm…
Vd §39 “Cấu tạo trong của thằn lằn”. Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh :
Phiếu học tập: “ Sự sai khác nổi bật của bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch”
STT
CÁC PHẦN BỘ XƯƠNG
THẰN LẰN
ẾCH
4 . Trong phần “củng cố, đánh giá” để tạo hứng thú cho các em, khi đánh giá giáo viên phải đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm gọn, dễ nhớ có thể làm trên phiếu học tập, hay tổ chức các trò chơi . Sau đó giáo viên nêu đáp án.
5. Ở phần “hướng dẫn về nhà” để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên nên giao các công việc cụ thể cho các em. Cũng có thể cho học sinh sưu tầm mẫu vật hay tranh ảnh, hoặc cũng có thể cho học sinh tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến bài học sau… từ các công việc đó giúp các em khám phá, thích tìm hiểu khoa học.
Vd: Phần dặn dò “ Thế giới động vật đa dạng, phong phú” như sau:
- Xem trước bài 2 “ Phân biệt động vật với Thực vật. Đặc diểm chung của Động vật”. Chuẩn bị:
- Xem lại cấu tạo tế bào thực vật. + Quan sát các đặc điểm của 1 động vật gần gủi như : Chó, mèo, gà, vịt … và thực vật như : cây bàng, cây ổi … tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.+ Đặc điểm chung của động vật ? Động vật có vai trò gì đối với con người
* Qua đó bản thân rút ra những kinh nghiệm như sau:
*Giáo viên :
Phải chịu khó đầu tư nghiên cứu sâu bài, để có thể đặt ra những yêu cầu cụ thể phù hợp với từng nội dung bài.
Biết tạo ra những tình huống có vấn đề nhằm kích thích niềm say mê học tập của học sinh.
Phải chuẩn bị sẵn các phần dặn dò cụ thể cho học sinh, hình thành cho học sinh thái độ và động cơ học tập đúng đắn.
Phải khuyến khích, động viên các học sinh nhất là các em yếu, kém vì đa phần các em này thường nhút nhát.
* Học sinh :
Phải có ý thức tự giác học tập, tích cực tìm hiểu kiến thức mới, vấn đề khó qua sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, đài, bạn bè, thực tế xung quanh...
Hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên.
Rèn cho bản thân thói quen chuẩn bị bài trước ở nhà.
Nếu sử dụng tốt biện pháp trên tôi tin rằng sẽ góp phần phát triển tư duy khoa học cho học sinh, hình thành và phát huy tính tự giác, tích cực chủ động sáng tạo trong học tập, rèn cho các em kĩ năng chuẩn bị bài trước, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và chất lượng bộ môn.
Chính vì biện pháp có hiệu quả tốt nên tôi đã phổ biến trước tổ chuyên môn để các đồng nghiệp rút kinh nghiệm đóng góp ý kiến từ đó thực hiện có lợi cho bộ môn của mình. Có như vậy tập thể giáo viên của trường mới từng bước xây dựng hoàn chỉnh sự nghiệp dạy và học . Đây là nhiệm vụ cơ bản của người làm công tác giáo dục và giảng dạy ở trường trung học cơ sở.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Trung Kiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)