Bao cao chuyen đề âm nhạc lớp 4
Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Lại |
Ngày 09/10/2018 |
107
Chia sẻ tài liệu: Bao cao chuyen đề âm nhạc lớp 4 thuộc Âm nhạc 1
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
PHÒNG GD & ĐT TUY PHƯỚC
TỔ CHUYÊN ÂM NHẠC
VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
Môn : Âm nhạc
Lớp 4
Giáo viên thực hiện:
Nguyễn Trọng Lại
Diêu Trì, ngày 22/ 10/ 2011
PHÒNG GD & ĐT TUY PHƯỚC
TỔ CHUYÊN ÂM NHẠC
BÁO CÁO PHƯƠNG PHÁP
ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC
ÂM NHẠC TIỂU HỌC
Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình theo chuẩn kiến thức kĩ năng và giảm tải, yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp - và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG :
Cũng như các môn học khác, môn âm nhạc nhằm trang bị cho các em một trình độ văn hóa âm nhạc trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Nội dung môn âm nhạc sẽ phải bao gồm một kĩ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề sơ đẳng về lý thuyết âm nhạc, hướng dẫn nghe nhạc, tìm hiểu âm nhạc giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ và yêu thích môn học âm nhạc.
Muốn làm được điều đó đạt hiệu quả hơn, giáo viên âm nhạc cần ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn của mình vì đó là phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất để đem lại kết quả cao nhất.
Ngành GD & ĐT đã sớm đầu tư trang thiết bị để đưa ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học từ nhiều năm nay. Phong trào ứng dụng CNTT đưa vào giảng dạy và học tập đã thu hút được sự chú ý chủ động tiếp thu kiến thức một cách tích cực của học sinh.
1. Thuận lợi :
Phòng Giáo dục đã đầu tư cơ sở vật chất cho một số trường trong Huyện để phục cho những buổi chuyên đề như: máy tính xách tay, máy chiếu Projector và nối mạng Internet cho tất cả các trường để phục vụ giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Ngành và nhà trường luôn tạo điều kiện, động viên giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học.
2. Khó khăn :
a) Chuyện môn : Một số giáo viên còn hạn chế về khả năng vận dụng phần mền soạn giảng như:
- Phần mềm Encore (chép nhạc)
- Chương trình Paint (chèn bài nhạc)
- Chương trình PowerPoint (thiết kế bài giảng)
b) Cơ sở vật chất : Hiện nay trên địa bàn Huyện có rất nhiều trường vẫn còn hạn chế về cơ sở vật chất như: máy tính xách tay, máy chiếu Projector. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.
3. Những định hướng trong thời gian tới :
a) Về chuyên môn :
Tổ âm nhạc sẽ có kế hoạch bồi dưỡng cho tất cả
các giáo viên trong tổ tự thiết kế và sử dụng bài
giảng điện tử của mình.
Tổ chức tập huấn những chương trình cơ bản để
soạn và dạy trên chương trình Power Point như:
+ Sử dụng phần mềm Encore để chép nhạc.
+ Dùng chương trình Paint để chèn các bài nhạc và các bài TĐN.
+ Dùng chương trình PowerPoint để thiết kế bài giảng.
b) Về cơ sở vật chất :
Tổ âm nhạc sẽ vận dụng cơ sở vật chất của các trường đã có như: máy tính xách tay, máy chiếu Projector để tổ chức các buổi chuyên đề, thao giảng bằng chương trình Power Point.
c) Về Giáo viên :
Tổ trưởng bộ môn sẽ dự giờ tất cả Giáo viên âm nhạc ở các trường có điều kiện CSVC để trao đổi, rút kinh nghiệm những tiết giảng giáo án điện tử. Và mời GV ở các cơ sở chưa có điều kiện CSVC tham gia lên lớp giảng những tiết chuyên đề, thao giảng bằng GA điện tử ở những trường có điều kiện về máy chiếu.
Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có rất nhiều cái lợi cho cả học sinh và giáo viên. Vấn đề đặt ra là phải soạn giáo án như thế nào cho phù hợp thì mới đem lại hiệu quả mong muốn.
II. THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU CẦN THIẾT :
Khi thiết kế giáo án điện tử cần chú ý những điểm sau :
* Về nội dung :
Đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được bài học, khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức, luyện tập. Cụ thể:
+ Đảm bảo tính chính xác về nội dung kiến thức, nội dung tư tưởng, chính xác về chính tả, từ ngữ, …
+ Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slide không quá nhiều, được thiết kế khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, luyện tập. Nội dung các slide được thiết kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ thống, trình tự, logic…
* Về hình thức :
Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn, tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Không làm học sinh mất tập trung vào bài học.
* Cụ thể :
+ Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem toàn bộ bài hát. Trình bày đẹp và có tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức.
+ Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm học sinh phân tán chú ý quá nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó. Vì thế trong tiết học GV nên kết hợp cả phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống. Cần nhớ vai trò và khả năng chuyên môn của người GV đóng vai trò chủ đạo. Hướng dẫn HS thảo luận nhóm, tự nhận xét, phát biểu ý kiến riêng của mình. Qua đó các em sẽ tiếp thu nhanh kiến thức và kỷ năng đã học.
ÂM NHẠC 4 – TiẾT 11
III. PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ :
- ÔN TẬP BÀI HÁT : Khăn quàng thắm mãi vai em
- TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 3
* NỘI DUNG 1 : Ôn tập bài hát
Khăn quàng thắm mãi vai em
Nhạc và lời : Ngô Ngọc Báu
- Cho HS nghe bài hát.
- Đệm đàn dạy cho HS hát.
- Hát theo tổ, theo nhóm, cá nhân (kết hợp gõ đệm).
Bước 1 :
- Cho hiệu ứng xuất hiện bài nhạc.
Bước 2 :
- Hướng dẫn các động tác phụ họa đơn giản
* NỘI DUNG 2 : Tập đọc nhạc
a) Giới thiệu, phân tích bài TĐN
Bước 1 :
* Trên màn hình chiếu cho xuất hiện bài TĐN số 3
TĐN SỐ 3: Cùng bước đều
Nhạc và lời: Phạm Kim
* GV đặt câu hỏi :
- Trong bài TĐN có những hình nốt gì?
b)Luyện tập cao độ và tiết tấu :
- Cho hiệu ứng xuất hiện bảng luyện tập cao độ
- Hướng dẫn cho HS luyện tập cao độ
- Cho hiệu ứng xuất hiện bảng luyện tập tiết tấu
- Hướng dẫn cho HS luyện tập tiết tấu
c) Đọc nhạc và ghép lời ca :
Sau khi hoàn thành 2 bước a) và b), mỗi HS bước đầu đã hình thành được các kỹ năng cơ bản và các yêu cầu của bài TĐN. Lúc này GV cho HS tiến hành tập đọc bài nhạc. GV đàn giai điệu thật chậm từng câu hướng dẫn HS đọc nhạc liên kết các câu nhạc với nhau. Khi HS đã đọc được bài nhạc GV cho đọc nhạc kết hợp gõ đệm và ghép lời ca của bài TĐN.
Đối với môn Âm nhạc, qua nghiên cứu và thực hiện, tôi thấy rõ lợi ích của việc khai thác các phần mềm ứng dụng làm công cụ giảng dạy vào môn Âm nhạc ở trường Tiểu học. Do đó, việc Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học là một việt làm tất yếu. Việc làm này không những chỉ giúp cho giáo viên chủ động có được những bài soạn mang tính hiện đại (Giáo án điện tử), tạo ra được phương pháp dạy học phong phú, cách trình bày khoa học, lôgic, mà còn tạo sự hứng thú học tập tích cực cho học sinh.
IV. KẾT LUẬN :
Việc Ứng dụng CNTT không quá phức tạp, phương tiện không đòi hỏi nhiều, chỉ cần một máy tính, một máy chiếu và màn ảnh rộng, người dạy phải biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng (quan trọng nhất là khâu thiết kế bài dạy).
Tiết dạy trên máy tính sẽ làm cho học sinh luôn cảm giác bất ngờ. Giáo án cũng dễ dàng chỉnh sửa và bổ sung, thay đổi cấu trúc bài dạy, dễ trao đổi với các đồng nghiệp.
kính chúc sức khỏe
thầy cô giáo!
Chúc các em học sinh
chăm ngoan, học giỏi!
kính chúc
sức khỏe
thầy cô giáo!
Chúc các em học sinh
Chăm ngoan, học giỏi!
PHÒNG GD & ĐT TUY PHƯỚC
TỔ CHUYÊN ÂM NHẠC
VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
Môn : Âm nhạc
Lớp 4
Giáo viên thực hiện:
Nguyễn Trọng Lại
Diêu Trì, ngày 22/ 10/ 2011
PHÒNG GD & ĐT TUY PHƯỚC
TỔ CHUYÊN ÂM NHẠC
BÁO CÁO PHƯƠNG PHÁP
ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC
ÂM NHẠC TIỂU HỌC
Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình theo chuẩn kiến thức kĩ năng và giảm tải, yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp - và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG :
Cũng như các môn học khác, môn âm nhạc nhằm trang bị cho các em một trình độ văn hóa âm nhạc trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Nội dung môn âm nhạc sẽ phải bao gồm một kĩ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề sơ đẳng về lý thuyết âm nhạc, hướng dẫn nghe nhạc, tìm hiểu âm nhạc giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ và yêu thích môn học âm nhạc.
Muốn làm được điều đó đạt hiệu quả hơn, giáo viên âm nhạc cần ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn của mình vì đó là phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất để đem lại kết quả cao nhất.
Ngành GD & ĐT đã sớm đầu tư trang thiết bị để đưa ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học từ nhiều năm nay. Phong trào ứng dụng CNTT đưa vào giảng dạy và học tập đã thu hút được sự chú ý chủ động tiếp thu kiến thức một cách tích cực của học sinh.
1. Thuận lợi :
Phòng Giáo dục đã đầu tư cơ sở vật chất cho một số trường trong Huyện để phục cho những buổi chuyên đề như: máy tính xách tay, máy chiếu Projector và nối mạng Internet cho tất cả các trường để phục vụ giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Ngành và nhà trường luôn tạo điều kiện, động viên giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học.
2. Khó khăn :
a) Chuyện môn : Một số giáo viên còn hạn chế về khả năng vận dụng phần mền soạn giảng như:
- Phần mềm Encore (chép nhạc)
- Chương trình Paint (chèn bài nhạc)
- Chương trình PowerPoint (thiết kế bài giảng)
b) Cơ sở vật chất : Hiện nay trên địa bàn Huyện có rất nhiều trường vẫn còn hạn chế về cơ sở vật chất như: máy tính xách tay, máy chiếu Projector. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.
3. Những định hướng trong thời gian tới :
a) Về chuyên môn :
Tổ âm nhạc sẽ có kế hoạch bồi dưỡng cho tất cả
các giáo viên trong tổ tự thiết kế và sử dụng bài
giảng điện tử của mình.
Tổ chức tập huấn những chương trình cơ bản để
soạn và dạy trên chương trình Power Point như:
+ Sử dụng phần mềm Encore để chép nhạc.
+ Dùng chương trình Paint để chèn các bài nhạc và các bài TĐN.
+ Dùng chương trình PowerPoint để thiết kế bài giảng.
b) Về cơ sở vật chất :
Tổ âm nhạc sẽ vận dụng cơ sở vật chất của các trường đã có như: máy tính xách tay, máy chiếu Projector để tổ chức các buổi chuyên đề, thao giảng bằng chương trình Power Point.
c) Về Giáo viên :
Tổ trưởng bộ môn sẽ dự giờ tất cả Giáo viên âm nhạc ở các trường có điều kiện CSVC để trao đổi, rút kinh nghiệm những tiết giảng giáo án điện tử. Và mời GV ở các cơ sở chưa có điều kiện CSVC tham gia lên lớp giảng những tiết chuyên đề, thao giảng bằng GA điện tử ở những trường có điều kiện về máy chiếu.
Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có rất nhiều cái lợi cho cả học sinh và giáo viên. Vấn đề đặt ra là phải soạn giáo án như thế nào cho phù hợp thì mới đem lại hiệu quả mong muốn.
II. THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU CẦN THIẾT :
Khi thiết kế giáo án điện tử cần chú ý những điểm sau :
* Về nội dung :
Đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được bài học, khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức, luyện tập. Cụ thể:
+ Đảm bảo tính chính xác về nội dung kiến thức, nội dung tư tưởng, chính xác về chính tả, từ ngữ, …
+ Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slide không quá nhiều, được thiết kế khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, luyện tập. Nội dung các slide được thiết kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ thống, trình tự, logic…
* Về hình thức :
Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn, tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Không làm học sinh mất tập trung vào bài học.
* Cụ thể :
+ Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem toàn bộ bài hát. Trình bày đẹp và có tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức.
+ Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm học sinh phân tán chú ý quá nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó. Vì thế trong tiết học GV nên kết hợp cả phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống. Cần nhớ vai trò và khả năng chuyên môn của người GV đóng vai trò chủ đạo. Hướng dẫn HS thảo luận nhóm, tự nhận xét, phát biểu ý kiến riêng của mình. Qua đó các em sẽ tiếp thu nhanh kiến thức và kỷ năng đã học.
ÂM NHẠC 4 – TiẾT 11
III. PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ :
- ÔN TẬP BÀI HÁT : Khăn quàng thắm mãi vai em
- TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 3
* NỘI DUNG 1 : Ôn tập bài hát
Khăn quàng thắm mãi vai em
Nhạc và lời : Ngô Ngọc Báu
- Cho HS nghe bài hát.
- Đệm đàn dạy cho HS hát.
- Hát theo tổ, theo nhóm, cá nhân (kết hợp gõ đệm).
Bước 1 :
- Cho hiệu ứng xuất hiện bài nhạc.
Bước 2 :
- Hướng dẫn các động tác phụ họa đơn giản
* NỘI DUNG 2 : Tập đọc nhạc
a) Giới thiệu, phân tích bài TĐN
Bước 1 :
* Trên màn hình chiếu cho xuất hiện bài TĐN số 3
TĐN SỐ 3: Cùng bước đều
Nhạc và lời: Phạm Kim
* GV đặt câu hỏi :
- Trong bài TĐN có những hình nốt gì?
b)Luyện tập cao độ và tiết tấu :
- Cho hiệu ứng xuất hiện bảng luyện tập cao độ
- Hướng dẫn cho HS luyện tập cao độ
- Cho hiệu ứng xuất hiện bảng luyện tập tiết tấu
- Hướng dẫn cho HS luyện tập tiết tấu
c) Đọc nhạc và ghép lời ca :
Sau khi hoàn thành 2 bước a) và b), mỗi HS bước đầu đã hình thành được các kỹ năng cơ bản và các yêu cầu của bài TĐN. Lúc này GV cho HS tiến hành tập đọc bài nhạc. GV đàn giai điệu thật chậm từng câu hướng dẫn HS đọc nhạc liên kết các câu nhạc với nhau. Khi HS đã đọc được bài nhạc GV cho đọc nhạc kết hợp gõ đệm và ghép lời ca của bài TĐN.
Đối với môn Âm nhạc, qua nghiên cứu và thực hiện, tôi thấy rõ lợi ích của việc khai thác các phần mềm ứng dụng làm công cụ giảng dạy vào môn Âm nhạc ở trường Tiểu học. Do đó, việc Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học là một việt làm tất yếu. Việc làm này không những chỉ giúp cho giáo viên chủ động có được những bài soạn mang tính hiện đại (Giáo án điện tử), tạo ra được phương pháp dạy học phong phú, cách trình bày khoa học, lôgic, mà còn tạo sự hứng thú học tập tích cực cho học sinh.
IV. KẾT LUẬN :
Việc Ứng dụng CNTT không quá phức tạp, phương tiện không đòi hỏi nhiều, chỉ cần một máy tính, một máy chiếu và màn ảnh rộng, người dạy phải biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng (quan trọng nhất là khâu thiết kế bài dạy).
Tiết dạy trên máy tính sẽ làm cho học sinh luôn cảm giác bất ngờ. Giáo án cũng dễ dàng chỉnh sửa và bổ sung, thay đổi cấu trúc bài dạy, dễ trao đổi với các đồng nghiệp.
kính chúc sức khỏe
thầy cô giáo!
Chúc các em học sinh
chăm ngoan, học giỏi!
kính chúc
sức khỏe
thầy cô giáo!
Chúc các em học sinh
Chăm ngoan, học giỏi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Lại
Dung lượng: 1,07MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)