Báo cao chuyên đề
Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Yến Nhi |
Ngày 08/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: báo cao chuyên đề thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ LỚP HỌC
BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Thầy, cô có mong đợi gì khi
tham dự lớp tập huấn này ?
MỤC TIÊU CỦA LỚP TẬP HUẤN:
-Hiểu rõ những nội dung cơ bản về việc đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
-Áp dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực để giáo dục học sinh trong lớp học, trường học, gia đình và cộng đồng.
-Tập huấn lại cho đồng nghiệp về việc dổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
NỘI DUNG CỦA LỚP TẬP HUẤN:
Gồm các nội dung sau:
Bai 1: Thực trạng trừng phạt thân thể (TPTT) trẻ em tại Việt Nam(VN) và nguyên nhân.
Bài 2: Sự cần thiết phải chấm dứt TPTT trẻ em.
Bài 3: Khái niệm và sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
Bài 4: Thay đổi quan niệm nhận thức về TPTT trẻ em.
Bài 5: Một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
Bài 6: Một số gợi ý về hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỉ luật tích cực trong nhà trường.
PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN:
-Học viên cùng tham gia vào các hoạt động, cùng chia sẻ các suy nghĩ băn khoăn và kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng và đưa ra những nhận thức mới.
-Hợp tác giữa học viên với nhau và với báo cáo viên.
BÀI 1
THỰC TRẠNG TRỪNG PHẠT THÂN THỂ TRẺ EM
TẠI VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN
Bạn hiểu thế nào về sự trừng phạt thân thể trẻ em?
(Nhớ lại hồi còn nhỏ, mỗi khi mắc lỗi, cha mẹ thầy cô phạt như thế nào ?)
1.THẾ NÀO LÀ TRỪNG PHẠT THÂN THỂ TRẺ EM
TPTT trẻ em là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác (đánh đập, bắt quỳ gối,…) và tinh thần (chửi mắng, bỏ mặc,…)
2.THỰC TRẠNG TPTT TRẺ EM TẠI VIỆT NAM:
- Mỗi nhóm nêu ít nhất 01 thực trạng TPTT trẻ em tại Việt Nam (6 nhóm).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Một số thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam:
-Dùng Compa và que tầm vông đánh học sinh.
( Đồng Nai)
-Cô giáo đánh gãy xương mũi học sinh ( Thái Bình)
Cha mẹ vắng họp phụ huynh, học sinh bị phạt 20 roi ( TP.HCM)
Cô giáo bắt 47 HH liếm ghế( Đồng Tháp)
- Học sinh xoá sổ đầu bài bị phạt 200 roi (Nghệ An)
Huỳnh Thị Bé Tý- HS lớp 7-THCS Hòa Bình-Đồng Tháp tự tử vì bị cô giáo làm nhục
Tạ Duy Khánh
-HS lớp 3a1-Tiểu học Võ Thị Sáu –Hải Phòng bị cô giáo phạt đi bằng đầu gối 100 vòng
Nguyễn Việt Anh-HS lớp 10c-PTDL TP.HCM bị cô giáo dùng roi mây đánh bầm chân
Cô giáo Lê Thị Vy-Mẫu giáo Thiên Thơ TP.HCM dán keo miệng HS Đỗ Ngọc Bảo Trân –HS chết bị 3 năm tù
*KẾT LUẬN:
Ở Việt Nam hiện nay, vẫn còn tình trạng TPTT trẻ em. TPTT trẻ em xảy ra trong gia đình, ở nhà trường cũng như ngoài xã hội, dưới nhiều hình thức khác nhau như : đánh, tát, cấu, véo, sỉ vả, bắt quỳ, liếm ghế,… Những hiện tượng đó đã gây ra những hậu quả nặng nề cho trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, học sút kém, bỏ học, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, thậm chí tự tử,…
Câu 1:Nhóm 1,2
Chuyện xảy ra cách đây khá lâu, lúc đó tôi mới vừa ra trường nhưng tới giờ tôi vẫn còn nhớ mãi…
Hôm đó vào giờ kiểm tra Toán, cả lớp đang chăm chú làm bài, chợt một giọng nói vang từ cuối lớp- đó là Nam:
-Thưa cô, bạn Mai ăn cắp cây bút của em.
Vốn rất dị ứng với thói xấu này nên không kịp suy nghĩ, tôi gay gắt hỏi Mai:
-Mai! Tại sao em lấy bút của bạn ?
-Thưa cô, em không lấy, Mai nói.
Tôi cương quyết:
-Không lấy thì tại sao bạn nói? Nếu em lỡ lấy của bạn thì em nên trả lại, cô sẽ tha lỗi cho em.
Mai rơm rớm nước mắt thò tay vào học bàn lấy ra cây bút. Cả lớp ồ lên. Nam giật cây bút trong tay bạn và nói:
Tớ không chơi với cậu nữa!
Sau sự việc đó cả lớp không thích chơi với Mai. Mai buồn hẳn, tự khép mình lại,lặng lẽ và trở nên ít nói, dù trước đây em là một cô bé vui tính. Tôi đã suy nghĩ thật nhiều, giá như tôi xử sự khéo léo hơn thì…
Câu 2: Nhóm 3,4
Lúc mới đi dạy, tôi “trang bị” cho mình một cây thước vuông thật dài. Khi giảng bài, tôi thích cầm cây thước đi qua đi lại trước mặt học sinh cho oai. Khi lớp ồn, tôi gõ một cái xuống bàn, tự nhiên lớp im phăng phắc càng làm cho tôi có chút gì đó được “hiệu quả” của cây thước.
Một lần, trong giờ kiểm tra phần bài tập Toán đã làm ở nhà, đến bàn của Ngân Hà, thấy em cứ che cuốn vở lại, tôi yêu cầu đưa xem bài làm ở nhà của em. Hà cứ ấp úng mãi. Bực mình, tôi giật lấy cuốn vở, mở ra và thấy em chưa làm bài. Quá giận vì nghĩ em không làm bài mà còn không chịu nói thật, tôi yêu cầu em xòa tay ra để chịu phạt. Bàn tay nhỏ xíu, xinh xinh và run rẩy, em xòe ra. Dù thoáng chút hơn chùn lòng nhưng tôi vẫn đánh hai cái thật mạnh vào tay em với suy nghĩ “Đau sẽ chừa”
Giờ ra chơi hôm ấy, khi tôi đang ngồi chấm bài, một nhóm học sinh vây quanh tôi để trò chuyện và xem tôi chấm điểm. Hà đến gần tôi và xin lỗi. Tôi rất vui vì Hà biết lỗi của mình, nhưng bổng em nói: Cô ơi, có khi nào cô tự lấy cây thước này đánh mình chưa?
Thật ngạc nhiên, tôi hỏi: Vì sao cô phải tự đánh cô?
-Vì cây thước này đánh đau lắm cô ạ! Hà nói.
Cả nhóm các em khác cũng nói theo:
-Thật đó cô, tụi em sợ cây thước của cô lắm, những lúc cô gõ bàn, cả lớp bạn nào cũng giật mình hết cả hồn!
Tôi ngồi ngẩn ngơ với câu nói hồn nhiên của các trò nhỏ. Nỗi xấu hổ cứ len vào trong tim. Giờ về, lấy cây thước tôi tự khẻ tay mình một cái. Ôi chao! Sao mà đau đến thế!
Câu 3: Nhóm 5,6
Trong cuộc đời đi dạy của mình có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được câu chuyện đau lòng mà tôi sẽ kể cho các bạn nghe.
Thu Uyên, cô học trò nhỏ của tôi mắt bồ câu đen láy, mái tóc dài óng mượt. Điều làm tôi chú ý là em hay kêu đau bụng và bố em thường gửi thuốc cho tôi để nhắc em uống sau giờ ăn. Giờ ra chơi hôm ấy, khi đang ngồi chấm bài, bổng nghe em khóc và mách tôi:
-Thưa cô gói xôi của em bị các bạn chạy giỡn xô làm rơi xuống đất rồi ạ!
Đang mệt vì chấm bài, tôi đã la cho em một trận vì trước giờ ra chơi, tôi đã dặn những em có đồ ăn sáng nên ngồi ăn ở bàn không nên vừa ăn vừa chạy ra sân chơi như các bạn. Giờ gói xôi rơi mất, em khóc làm tôi cũng bực mình thêm vì nghĩ em không nghe lời mình. Nghe tôi la, em rất sợ và không dám khóc nữa.
Hôm sau và những hôm sau nữa Thu Uyên không đến lớp. Tôi gọi điện thoại cho bố em và biết được em đã được đưa vào trung tâm ung bướu vì bị ung thư giai đoạn cuối và phải vô hóa trị thuốc. Tôi lặng người, đầu óc như tê dại. Vào trung tâm thăm em, tôi như không tin ở mắt mình. Em nằm đó, mái tóc đen nhánh của những ngày đầu năm bây giờ không còn nữa bởi những lều thuốc hóa trị. Em nhìn tôi
nụ cười khô héo. Nước mắt ràn rựa, tôi nắm lấy bàn tay nhăn nhúm chỉ còn da bọc xương của em, tôi động viên em phải cố gắng vượt qua bệnh tật để cùng tôi đến lớp, các bạn đang chờ em! Nhưng số phận đã thật khắc nghiệt với em, vài hôm sau em đã mất vì cơ thể nhỏ bé ấy không chịu nổi những lều thuốc độc hóa trị được tiêm vào cơ thể nhỏ bé của em…
Uyên ơi! Cô chưa kịp nói lời phân tích cho em hiểu vì sao cô lại la em. Thật lòng cô muốn xin lỗi em! Chỉ vì có những lúc bực mình mà cô đã cáu gắt với học trò của mình, những đứa trẻ thơ ngây, dễ thương.
Câu 4: Nhóm 7,8
Năm lớp ba, Sơn học lớp một cô Mai. Trong lớp, Sơn rất có “cảm tình” với bạn Tú Uyên vì bạn học rất giỏi, tính rất hiền, ngoan và cũng thật là xinh xắn. Một hôm, trong giờ Tiếng Việt, khi cô Mai đang giảng bài, Sơn không chú ý nghe mà còn hí háy viết một lá thư để gửi cho Tú Uyên với nội dung hết sức trẻ con:”Tớ rất thích chơi với cậu, Uyên ạ! Kí tên Sơn” .Cô Mai phát hiện ra, cô tịch thu mãnh giấy từ tay Sơn và cau mặt đọc nội dung bức thư. Trước đó, Sơn hết sức bối rối nhưng trong suy nghĩ em không cho đó là vấn đề nghiêm trọng nhưng đến khi thấy nét mặt của cô, em đã lo sợ thật sự. Cô Mai yêu cầu Sơn đứng lên và thú nhận việc em thích bạn Uyên là không tốt với một học sinh lớp Ba. Và hơn nữa, cô yêu cầu Sơn phải đọc to những dòng chữ mình viết lên cho cả lớp nghe
Thật xấu hổ, Sơn vừa đọc vừa khóc. Cả lớp cười thật to làm Sơn cảm thấy xấu hổ nhiều hơn. Tội nghiệp cho Tú Uyên, bạn ấy cũng cúi gầm mặt xuống bàn không dám ngước lên nhìn ai. Cô Mai đã yêu cầu Sơn viết bản kiểm điểm.
Ngay tối hôm đó Sơn về nhà bị sốt cao, bị hoảng loạn, sợ tiếp xúc với cô Mai và các bạn trong lớp, kể cả với Tú Uyên.ba mẹ Sơn đã cho em điều trị ở bệnh viện một thời gian. Sau đó sức học của Sơn kém hẳn mặc dù trước đó em học rất khá…
*KẾT LUẬN:
TPTT trẻ em ở Việt Nam nói chung và TPTT trẻ em trong nhà trường Việt Nam nói riêng là do nhiều nguyên nhân:
-Xã hội Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng
phong kiến, của giáo dục Nho giáo;
-Nhận thức còn hạn chế của những người lớn;
-Do giáo viên chưa có phương pháp giáo dục trẻ phù hợp; do đạo đức giáo viên, do giáo viên bị căng thẳng, do phải chịu áp lực, giáo viên còn thiếu kinh nghiệm sống, gv muốn “ra oai” trước học sinh.
-Học sinh có những khó khăn và rào cản trong học tập, do những khó khăn về xã hội như bị ngược đãi, bức xúc về gia đình,…
1.HẬU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TPTT ĐỚI VỚI TRẺ EM, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI:
TPTT là một hình thức kỉ luật mang tính bạo lực, khiến cho trẻ bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần.
TPTT trẻ ảnh hưởng tới:
-Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ. (Sức khỏe bị tổn hại, phát triển không bình thường…).
-Mối quan hệ giữa người lớn/giáo viên và trẻ em/học sinh. (Trẻ hận giáo viên, mất lòng tin với giáo viên, tạo ra khoảng cách giữa giáo viên và học sinh).
-Chất lượng giáo dục.(Trẻ chán học, bỏ học).
-Gia đình, nhà trường và xã hội. (Trẻ em bỏ nhà đi, gia tăng tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật).
2.SUY NGHĨ VỀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO:
MỤC TIÊU GIÁO DỤC ĐÃ NÊU TRONG LUẬT GIÁO DỤC:
*Mục tiêu của GD là đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em:
Điều 29: Mục tiêu giáo dục:
1/Các quốc gia thành viên thỏa thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới:
a/Phát triển tốt đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất của trẻ em;
b/Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc;
c/Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của bản thân trẻ em đó.
d.Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa nhân dân tất cả các nước, các nhóm chủng tộc, dân tộc và tôn giáo và những người bản địa;
e. Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên.
*TPTT trẻ em có phù hợp với đạo đức nghề nghiệp nhà giáo và mục tiêu của giáo dục không?
TPTT trẻ em không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên, không đáp ứng mục tiêu giáo dục, không hỗ trợ thực hiện các mục tiêu giáo dục.
3.CÁC VĂN BẢN LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN QUI ĐỊNH VỀ TPTT TRẺ EM:
*CÁC VĂN BẢN LUẬT PHÁP:
-Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em sửa đổi:
Điều 7: Các hành vi bị nghiêm cấm:
Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;
Điều 8.Cản trở việc học tập của trẻ em;
Điều 9.Sử dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
Điều 14: Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
Trẻ em được gia đình và Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
*LUẬT GIÁO DỤC:
Điều 75: Những điều Nhà giáo không được làm:
1.Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
2.Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;
3.Xuyên tạc nội dung giáo dục;
4.Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Điều 108: Xử lý vi phạm
Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chánh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật….
Xâm phạm nhân phẩm, thân thể Nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học.
*BỘ LUẬT HÌNH SỰ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
Điều 104: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến ba năm:
d. Đối với trẻ em,
Điều 109: Tôi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1.Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến ba năm.
Điều 110.Tội hành hạ người khác
1.Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a.Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
b.Đối với nhiều người.
*NGHỊ ĐỊNH 114:
Điều 17: Hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi.
1.Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ đối với một trong các hành vi sau đây:
a.Lăng nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần của trẻ em.
b.Đối xử tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội;
c.Bắt trẻ em đi xin; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
2.Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ với hành vi đánh đập hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể trẻ em làm cho trẻ em đau đớn về thể xác và tinh thần.
*CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM
Điều 19: Quyền được bảo vệ tránh khỏi mọi hình thức bạo lực xâm phạm đến thể xác và tinh thần.
1.Các quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp pháp chế, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác hoặc tinh thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặc hoặc sao nhãng trong việc chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, kể cả sự xâm phạm về tình dục, trong khi trẻ em vẫn còn nằm trong vòng chăm sóc của cha hay mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em.
Điều 29: Mục tiêu giáo dục
Các quốc gia thành viên thỏa thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới:
a.Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất của trẻ em;
b.Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc;
c. Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và các gía trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của bản thân của trẻ em đó;
d.Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa nhân dân tất cả các nước, các nhóm chủng tộc và tôn giáo và những người bản địa;
e.Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên.
*KẾT LUẬN:
Luật pháp VN và Quốc Tế đã đưa ra những điều khoản trong đó nghiêm cấm việc TPTT đối với trẻ em. TPTT là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nhằm bảo vệ quyền lợi và danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
-TPTT trẻ em gây ra những hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
-Không phù hợp với mục tiêu giáo dục.
-TPTT trẻ em là vi phạm các văn bản pháp lí quốc gia và quốc tế.
4.CẢM NHẬN VỀ TPTTTRẺ EM:
Tình huống:
Buổi sáng Thanh dậy sớm, quét nhà và rửa mặt cho cậu em trai nhỏ trước khi sửa soạn đến trường. Cậu em phàn nàn vì nước quá lạnh. Nó cau có nhìn Thanh. Thanh xuống bếp lấy cháo cho cậu em của mình. Khi cô bé đi ngang qua, cô của em trai nói”Mày phát phì từ lúc nào thế nhỉ? Trông mày thật xấu xí trong bộ đồng phục vừa cũ vừa chật ấy”. Thanh giật mình gấu áo của mình và nhìn xuống. Cung lúc đó bà mẹ đi vào trong bếp, Thanh chào mẹ nhưng mẹ càu nhàu, mắng em: “Sao? Giờ vẫn còn ở đây à? Đồ lười biếng.Đáng ra mày phải đi học từ lúc nãy rồi chứ.
Mày sẽ học muộn thôi con ạ. Tại sao mày không tỏ ra có ý thức trách nhiệm hơn chị gái của mày?”.Thanh quyết định bỏ bát cháo và chạy ra khỏi cửa.
Cô bé càng châm trễ hơn vì phải đợi xe quá lâu. Cô quên rằng hôm nay là thứ sáu, lại cuối tháng nên tất cả mọi người đều đi lại. Cuối cùng cô cũng lên được xe và va phải một phụ nữ khi chen vào hàng ghế giữa. Người phụ nữ bình phẩm về cô với người bạn của mình “sao lại có đứa con gái vụn về, khó coi thế nhỉ”.Thanh giả bộ không nghe thấy gì cả.
Cô bé chạy từ bến xe vào lớp, giáo viên phá lên cười khi nghe cô bước vào. Bà nói “Cuối cùng thì cũng đến lớp đấy à? Tưởng có việc khác quan trọng hơn rồi? Nhưng thôi, biết qui định của tôi rồi đấy, đã đi muộn rồi thì khỏi phải đến làm gì cho phiền. Hãy đợi ở bên ngoài cho đến cuối buổi học”.
*KẾT LUẬN:
Mỗi khi ai đó bị tổn thương, dù là nhỏ nhất, thì trong lòng người đó vẫn còn những vết hằn không thể nào xóa bỏ được. Do đó, cần hạn chế tối thiểu gây tổn thương cho người khác, đặc biệt đối với trẻ em.
KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
BÀI 3
Trao ñoåi tình huoáng (10 phuùt) :
Giáo viên 1
Cô nhắc lại câu hỏi nhé
Em nào giúp bạn trả lời câu
hỏi này?
Em nhắc lại đi.
Em trả lời được rồi.
Em nhớ tập trung vào bài học nhé
Giáo viên 2
-Học thì dở, nói thì hay! Đứng im
đấy!
Ai trả lời.
Nhắc lại đi.
Xoè tay ra( đánh 2 cái vào bàn tay)
Ngồi xuống! Lần sau còn vi phạm
nữa thì quét lớp 1 tuần nghe chưa!
Cách giải quyết tình huống thông thường của hai GV:
-Ở tình huống thứ nhất ,HS có lỗi cảm thấy thế nào?
-Ở tình huống thứ hai, HS có lỗi cảm thấy thế nào?
-Các HS khác cảm thấy thế nào ?
-Đứng ở phương diện là nhà sư phạm, GV cảm thấy thế nào ?
Thế nào là giáo dục kỉ luật tích cực?
1. Khái niệm giáo dục kỉ luật tích cực:
GDKLTC là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ , có sự thỏa thuận giữa người lớn – trẻ em và phù hơp với đặc điểm tâm lý của trẻ .
2.Sự cần thiết phải sử dụng biện pháp GDKLTC
2.1.Lợi ích của việc sử dụng biện pháp giáo dục
kỉ luật tích cực đối với HS và GV:
-Có nhiều cơ hội để chia sẻ, bày tỏ cảm xúc , được mọi người quan tâm,tôn trọng và lắng nghe ý kiến.
-Tích cực, chủ động hơn trong học tập.
-Tự tin trước đám đông.
-Phát huy được khả năng của cá nhân.
*V?i HS:
*Với GV:
-Giảm được áp lực quản lý lớp học vì :
+ HS hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật.
Từ đó GV có được sự tin tưởng của học sinh,
được HS tôn trọng.
+ Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
+ Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Được sự đồng tình, ủng hộ của gia đình HS và của xã hội.
Phân tích lợi ích của việc sử dụng biện pháp GDKLTC đối với gia đình , nhà trường và cộng đồng .
2.2.Lợi ích của việc sử dụng các biệp pháp GDKL tích cực đối với GĐ, nhà trường và cộng đồng :
-Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội.
-Đào tạo được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ,cống hiến cho gia đình và xã hội trong tương lai.
-Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.
-Các khoản chi phí để chăm sóc, điều trị và trợ giúp gia đình trẻ bị trừng phạt thân thể sẽ được dành để phục vụ nhân dân, nâng cao đời sống cộng đồng và xã hội.
-Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
Bài 4
THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN
VỀ GIÁO DỤC KỈ LUẬT TRẺ EM
Hãy liệt kê nhanh những thành ngữ, tục ngữ liên quan đến quan điểm giáo dục kỉ luật trẻ em mà Thầy, Cô biết ?
(Mỗi nhóm liệt kê nhanh 4 thành ngữ tục,ngữ )
Trong đó có quan điểm nào không tích cực?
Thảo luận nhóm(7phút): Tìm hiểu các lí lẽ ngụy biện sau đây:
1/Trừng phạt thân thể có tác dụng ngay tức thì. Khi bị TPTT trẻ sẽ sợ và lập tức làm theo yêu cầu của người lớn, điều này có tác dụng ngay trong việc ổn định và duy trì kỉ luật.Sử dụng TPTT sẽ nhanh chóng, đơn giản hơn so với các biện pháp giáo dục khác(nhóm 1,2)
2/Ảnh hưởng lâu dài của việc TPTT trẻ em cũng đâu có nặng nề đến thế.( nhóm 3,4)
3/Sử dụng TPTT trẻ em là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng.Đối với một số HS cá biệt, khó bảo thì TPTT là biện pháp duy nhất để trẻ vâng lời.(nhóm 5,6)
4/Tôi cũng đã bị TPTT và nhờ đó mà tôi nên người.(nhóm7, 8)
1.Những quan điểm, nhận thức không phù hợp của giáo viên về giáo dục kỉ luật trẻ em
-Hành vi, cách ứng xử của mỗi người thường xuất phát từ quan điểm, nhận thức của cá nhân và tập thể.
-Quan điểm nhận thức không tích cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, tạo môi trường giáo dục không tích cực, không phù hợp với thời đại hiện nay.
-Chúng ta phải thay đổi quan điểm nhận thức không tích cực trong giáo dục kỉ luật trẻ em.
Theo Thầy Cô,những khó khăn khi thay đổi quan điểm nhận thức?
2.Những khó khăn thi thay đổi quan điểm nhận thức
+ Quan niệm xã hội còn tồn tại
+ Khó khăn thay đổi thói quen cá nhân
+ Việc thực thi luật pháp còn chưa nghêm, các biện pháp chế tài còn chưa đầy đủ và cụ thể
+Ảnh hưởng bởi phong tục tập quán ở địa phương
+Tác động tiêu cực của xã hội
+Áp lực công việc của GV
3. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA GV VỀ GDKL
3.1.Thay đổi quan điểm còn tồn tại về GDKL của bản thân và của những người xung quanh:
-Tự đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu được tâm tư nguyện vọng, mong muốn của HS.
-Rút ra những bài học bổ ích trong việc giáo dục HS.
-Tuyên truyền vận động GV quan tâm đến HS.
-Tham khảo ,tìm tài liệu luật pháp về trẻ em, qui định của ngành .
-Tổ chức tập huấn, hội thảo, tuyên truyền, vận động GV hiểu rõ sự cần thiết phải thay đổi nhận thức về TPTT trẻ em.
3.2.Giải tỏa áp lực trong công việc
-Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học,yêu thích công việc của mình mà yêu thương HS:tạo không khí lớp học sinh động, không tiết kiệm lời khen đối với trẻ , xây dựng hộp thư “Điều em muốn nói”…
-Luôn tạo ra niềm vui trong công việc,gác lại những ưu phiền khi tiếp xúc với trẻ
-Luôn trao đổi chia sẻ với đồng nghiệp về kinh nghiệm GDKLTC học sinh.
KÍNH CHÚC QUÍ THẦY CÔ NĂM MỚI
SỨC KHOẺ, THÀNH ĐẠT !
BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Thầy, cô có mong đợi gì khi
tham dự lớp tập huấn này ?
MỤC TIÊU CỦA LỚP TẬP HUẤN:
-Hiểu rõ những nội dung cơ bản về việc đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
-Áp dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực để giáo dục học sinh trong lớp học, trường học, gia đình và cộng đồng.
-Tập huấn lại cho đồng nghiệp về việc dổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
NỘI DUNG CỦA LỚP TẬP HUẤN:
Gồm các nội dung sau:
Bai 1: Thực trạng trừng phạt thân thể (TPTT) trẻ em tại Việt Nam(VN) và nguyên nhân.
Bài 2: Sự cần thiết phải chấm dứt TPTT trẻ em.
Bài 3: Khái niệm và sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
Bài 4: Thay đổi quan niệm nhận thức về TPTT trẻ em.
Bài 5: Một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
Bài 6: Một số gợi ý về hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỉ luật tích cực trong nhà trường.
PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN:
-Học viên cùng tham gia vào các hoạt động, cùng chia sẻ các suy nghĩ băn khoăn và kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng và đưa ra những nhận thức mới.
-Hợp tác giữa học viên với nhau và với báo cáo viên.
BÀI 1
THỰC TRẠNG TRỪNG PHẠT THÂN THỂ TRẺ EM
TẠI VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN
Bạn hiểu thế nào về sự trừng phạt thân thể trẻ em?
(Nhớ lại hồi còn nhỏ, mỗi khi mắc lỗi, cha mẹ thầy cô phạt như thế nào ?)
1.THẾ NÀO LÀ TRỪNG PHẠT THÂN THỂ TRẺ EM
TPTT trẻ em là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác (đánh đập, bắt quỳ gối,…) và tinh thần (chửi mắng, bỏ mặc,…)
2.THỰC TRẠNG TPTT TRẺ EM TẠI VIỆT NAM:
- Mỗi nhóm nêu ít nhất 01 thực trạng TPTT trẻ em tại Việt Nam (6 nhóm).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Một số thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam:
-Dùng Compa và que tầm vông đánh học sinh.
( Đồng Nai)
-Cô giáo đánh gãy xương mũi học sinh ( Thái Bình)
Cha mẹ vắng họp phụ huynh, học sinh bị phạt 20 roi ( TP.HCM)
Cô giáo bắt 47 HH liếm ghế( Đồng Tháp)
- Học sinh xoá sổ đầu bài bị phạt 200 roi (Nghệ An)
Huỳnh Thị Bé Tý- HS lớp 7-THCS Hòa Bình-Đồng Tháp tự tử vì bị cô giáo làm nhục
Tạ Duy Khánh
-HS lớp 3a1-Tiểu học Võ Thị Sáu –Hải Phòng bị cô giáo phạt đi bằng đầu gối 100 vòng
Nguyễn Việt Anh-HS lớp 10c-PTDL TP.HCM bị cô giáo dùng roi mây đánh bầm chân
Cô giáo Lê Thị Vy-Mẫu giáo Thiên Thơ TP.HCM dán keo miệng HS Đỗ Ngọc Bảo Trân –HS chết bị 3 năm tù
*KẾT LUẬN:
Ở Việt Nam hiện nay, vẫn còn tình trạng TPTT trẻ em. TPTT trẻ em xảy ra trong gia đình, ở nhà trường cũng như ngoài xã hội, dưới nhiều hình thức khác nhau như : đánh, tát, cấu, véo, sỉ vả, bắt quỳ, liếm ghế,… Những hiện tượng đó đã gây ra những hậu quả nặng nề cho trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, học sút kém, bỏ học, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, thậm chí tự tử,…
Câu 1:Nhóm 1,2
Chuyện xảy ra cách đây khá lâu, lúc đó tôi mới vừa ra trường nhưng tới giờ tôi vẫn còn nhớ mãi…
Hôm đó vào giờ kiểm tra Toán, cả lớp đang chăm chú làm bài, chợt một giọng nói vang từ cuối lớp- đó là Nam:
-Thưa cô, bạn Mai ăn cắp cây bút của em.
Vốn rất dị ứng với thói xấu này nên không kịp suy nghĩ, tôi gay gắt hỏi Mai:
-Mai! Tại sao em lấy bút của bạn ?
-Thưa cô, em không lấy, Mai nói.
Tôi cương quyết:
-Không lấy thì tại sao bạn nói? Nếu em lỡ lấy của bạn thì em nên trả lại, cô sẽ tha lỗi cho em.
Mai rơm rớm nước mắt thò tay vào học bàn lấy ra cây bút. Cả lớp ồ lên. Nam giật cây bút trong tay bạn và nói:
Tớ không chơi với cậu nữa!
Sau sự việc đó cả lớp không thích chơi với Mai. Mai buồn hẳn, tự khép mình lại,lặng lẽ và trở nên ít nói, dù trước đây em là một cô bé vui tính. Tôi đã suy nghĩ thật nhiều, giá như tôi xử sự khéo léo hơn thì…
Câu 2: Nhóm 3,4
Lúc mới đi dạy, tôi “trang bị” cho mình một cây thước vuông thật dài. Khi giảng bài, tôi thích cầm cây thước đi qua đi lại trước mặt học sinh cho oai. Khi lớp ồn, tôi gõ một cái xuống bàn, tự nhiên lớp im phăng phắc càng làm cho tôi có chút gì đó được “hiệu quả” của cây thước.
Một lần, trong giờ kiểm tra phần bài tập Toán đã làm ở nhà, đến bàn của Ngân Hà, thấy em cứ che cuốn vở lại, tôi yêu cầu đưa xem bài làm ở nhà của em. Hà cứ ấp úng mãi. Bực mình, tôi giật lấy cuốn vở, mở ra và thấy em chưa làm bài. Quá giận vì nghĩ em không làm bài mà còn không chịu nói thật, tôi yêu cầu em xòa tay ra để chịu phạt. Bàn tay nhỏ xíu, xinh xinh và run rẩy, em xòe ra. Dù thoáng chút hơn chùn lòng nhưng tôi vẫn đánh hai cái thật mạnh vào tay em với suy nghĩ “Đau sẽ chừa”
Giờ ra chơi hôm ấy, khi tôi đang ngồi chấm bài, một nhóm học sinh vây quanh tôi để trò chuyện và xem tôi chấm điểm. Hà đến gần tôi và xin lỗi. Tôi rất vui vì Hà biết lỗi của mình, nhưng bổng em nói: Cô ơi, có khi nào cô tự lấy cây thước này đánh mình chưa?
Thật ngạc nhiên, tôi hỏi: Vì sao cô phải tự đánh cô?
-Vì cây thước này đánh đau lắm cô ạ! Hà nói.
Cả nhóm các em khác cũng nói theo:
-Thật đó cô, tụi em sợ cây thước của cô lắm, những lúc cô gõ bàn, cả lớp bạn nào cũng giật mình hết cả hồn!
Tôi ngồi ngẩn ngơ với câu nói hồn nhiên của các trò nhỏ. Nỗi xấu hổ cứ len vào trong tim. Giờ về, lấy cây thước tôi tự khẻ tay mình một cái. Ôi chao! Sao mà đau đến thế!
Câu 3: Nhóm 5,6
Trong cuộc đời đi dạy của mình có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được câu chuyện đau lòng mà tôi sẽ kể cho các bạn nghe.
Thu Uyên, cô học trò nhỏ của tôi mắt bồ câu đen láy, mái tóc dài óng mượt. Điều làm tôi chú ý là em hay kêu đau bụng và bố em thường gửi thuốc cho tôi để nhắc em uống sau giờ ăn. Giờ ra chơi hôm ấy, khi đang ngồi chấm bài, bổng nghe em khóc và mách tôi:
-Thưa cô gói xôi của em bị các bạn chạy giỡn xô làm rơi xuống đất rồi ạ!
Đang mệt vì chấm bài, tôi đã la cho em một trận vì trước giờ ra chơi, tôi đã dặn những em có đồ ăn sáng nên ngồi ăn ở bàn không nên vừa ăn vừa chạy ra sân chơi như các bạn. Giờ gói xôi rơi mất, em khóc làm tôi cũng bực mình thêm vì nghĩ em không nghe lời mình. Nghe tôi la, em rất sợ và không dám khóc nữa.
Hôm sau và những hôm sau nữa Thu Uyên không đến lớp. Tôi gọi điện thoại cho bố em và biết được em đã được đưa vào trung tâm ung bướu vì bị ung thư giai đoạn cuối và phải vô hóa trị thuốc. Tôi lặng người, đầu óc như tê dại. Vào trung tâm thăm em, tôi như không tin ở mắt mình. Em nằm đó, mái tóc đen nhánh của những ngày đầu năm bây giờ không còn nữa bởi những lều thuốc hóa trị. Em nhìn tôi
nụ cười khô héo. Nước mắt ràn rựa, tôi nắm lấy bàn tay nhăn nhúm chỉ còn da bọc xương của em, tôi động viên em phải cố gắng vượt qua bệnh tật để cùng tôi đến lớp, các bạn đang chờ em! Nhưng số phận đã thật khắc nghiệt với em, vài hôm sau em đã mất vì cơ thể nhỏ bé ấy không chịu nổi những lều thuốc độc hóa trị được tiêm vào cơ thể nhỏ bé của em…
Uyên ơi! Cô chưa kịp nói lời phân tích cho em hiểu vì sao cô lại la em. Thật lòng cô muốn xin lỗi em! Chỉ vì có những lúc bực mình mà cô đã cáu gắt với học trò của mình, những đứa trẻ thơ ngây, dễ thương.
Câu 4: Nhóm 7,8
Năm lớp ba, Sơn học lớp một cô Mai. Trong lớp, Sơn rất có “cảm tình” với bạn Tú Uyên vì bạn học rất giỏi, tính rất hiền, ngoan và cũng thật là xinh xắn. Một hôm, trong giờ Tiếng Việt, khi cô Mai đang giảng bài, Sơn không chú ý nghe mà còn hí háy viết một lá thư để gửi cho Tú Uyên với nội dung hết sức trẻ con:”Tớ rất thích chơi với cậu, Uyên ạ! Kí tên Sơn” .Cô Mai phát hiện ra, cô tịch thu mãnh giấy từ tay Sơn và cau mặt đọc nội dung bức thư. Trước đó, Sơn hết sức bối rối nhưng trong suy nghĩ em không cho đó là vấn đề nghiêm trọng nhưng đến khi thấy nét mặt của cô, em đã lo sợ thật sự. Cô Mai yêu cầu Sơn đứng lên và thú nhận việc em thích bạn Uyên là không tốt với một học sinh lớp Ba. Và hơn nữa, cô yêu cầu Sơn phải đọc to những dòng chữ mình viết lên cho cả lớp nghe
Thật xấu hổ, Sơn vừa đọc vừa khóc. Cả lớp cười thật to làm Sơn cảm thấy xấu hổ nhiều hơn. Tội nghiệp cho Tú Uyên, bạn ấy cũng cúi gầm mặt xuống bàn không dám ngước lên nhìn ai. Cô Mai đã yêu cầu Sơn viết bản kiểm điểm.
Ngay tối hôm đó Sơn về nhà bị sốt cao, bị hoảng loạn, sợ tiếp xúc với cô Mai và các bạn trong lớp, kể cả với Tú Uyên.ba mẹ Sơn đã cho em điều trị ở bệnh viện một thời gian. Sau đó sức học của Sơn kém hẳn mặc dù trước đó em học rất khá…
*KẾT LUẬN:
TPTT trẻ em ở Việt Nam nói chung và TPTT trẻ em trong nhà trường Việt Nam nói riêng là do nhiều nguyên nhân:
-Xã hội Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng
phong kiến, của giáo dục Nho giáo;
-Nhận thức còn hạn chế của những người lớn;
-Do giáo viên chưa có phương pháp giáo dục trẻ phù hợp; do đạo đức giáo viên, do giáo viên bị căng thẳng, do phải chịu áp lực, giáo viên còn thiếu kinh nghiệm sống, gv muốn “ra oai” trước học sinh.
-Học sinh có những khó khăn và rào cản trong học tập, do những khó khăn về xã hội như bị ngược đãi, bức xúc về gia đình,…
1.HẬU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TPTT ĐỚI VỚI TRẺ EM, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI:
TPTT là một hình thức kỉ luật mang tính bạo lực, khiến cho trẻ bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần.
TPTT trẻ ảnh hưởng tới:
-Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ. (Sức khỏe bị tổn hại, phát triển không bình thường…).
-Mối quan hệ giữa người lớn/giáo viên và trẻ em/học sinh. (Trẻ hận giáo viên, mất lòng tin với giáo viên, tạo ra khoảng cách giữa giáo viên và học sinh).
-Chất lượng giáo dục.(Trẻ chán học, bỏ học).
-Gia đình, nhà trường và xã hội. (Trẻ em bỏ nhà đi, gia tăng tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật).
2.SUY NGHĨ VỀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO:
MỤC TIÊU GIÁO DỤC ĐÃ NÊU TRONG LUẬT GIÁO DỤC:
*Mục tiêu của GD là đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em:
Điều 29: Mục tiêu giáo dục:
1/Các quốc gia thành viên thỏa thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới:
a/Phát triển tốt đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất của trẻ em;
b/Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc;
c/Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của bản thân trẻ em đó.
d.Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa nhân dân tất cả các nước, các nhóm chủng tộc, dân tộc và tôn giáo và những người bản địa;
e. Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên.
*TPTT trẻ em có phù hợp với đạo đức nghề nghiệp nhà giáo và mục tiêu của giáo dục không?
TPTT trẻ em không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên, không đáp ứng mục tiêu giáo dục, không hỗ trợ thực hiện các mục tiêu giáo dục.
3.CÁC VĂN BẢN LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN QUI ĐỊNH VỀ TPTT TRẺ EM:
*CÁC VĂN BẢN LUẬT PHÁP:
-Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em sửa đổi:
Điều 7: Các hành vi bị nghiêm cấm:
Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;
Điều 8.Cản trở việc học tập của trẻ em;
Điều 9.Sử dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
Điều 14: Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
Trẻ em được gia đình và Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
*LUẬT GIÁO DỤC:
Điều 75: Những điều Nhà giáo không được làm:
1.Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
2.Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;
3.Xuyên tạc nội dung giáo dục;
4.Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Điều 108: Xử lý vi phạm
Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chánh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật….
Xâm phạm nhân phẩm, thân thể Nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học.
*BỘ LUẬT HÌNH SỰ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
Điều 104: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến ba năm:
d. Đối với trẻ em,
Điều 109: Tôi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1.Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến ba năm.
Điều 110.Tội hành hạ người khác
1.Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a.Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
b.Đối với nhiều người.
*NGHỊ ĐỊNH 114:
Điều 17: Hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi.
1.Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ đối với một trong các hành vi sau đây:
a.Lăng nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần của trẻ em.
b.Đối xử tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội;
c.Bắt trẻ em đi xin; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
2.Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ với hành vi đánh đập hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể trẻ em làm cho trẻ em đau đớn về thể xác và tinh thần.
*CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM
Điều 19: Quyền được bảo vệ tránh khỏi mọi hình thức bạo lực xâm phạm đến thể xác và tinh thần.
1.Các quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp pháp chế, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác hoặc tinh thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặc hoặc sao nhãng trong việc chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, kể cả sự xâm phạm về tình dục, trong khi trẻ em vẫn còn nằm trong vòng chăm sóc của cha hay mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em.
Điều 29: Mục tiêu giáo dục
Các quốc gia thành viên thỏa thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới:
a.Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất của trẻ em;
b.Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc;
c. Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và các gía trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của bản thân của trẻ em đó;
d.Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa nhân dân tất cả các nước, các nhóm chủng tộc và tôn giáo và những người bản địa;
e.Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên.
*KẾT LUẬN:
Luật pháp VN và Quốc Tế đã đưa ra những điều khoản trong đó nghiêm cấm việc TPTT đối với trẻ em. TPTT là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nhằm bảo vệ quyền lợi và danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
-TPTT trẻ em gây ra những hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
-Không phù hợp với mục tiêu giáo dục.
-TPTT trẻ em là vi phạm các văn bản pháp lí quốc gia và quốc tế.
4.CẢM NHẬN VỀ TPTTTRẺ EM:
Tình huống:
Buổi sáng Thanh dậy sớm, quét nhà và rửa mặt cho cậu em trai nhỏ trước khi sửa soạn đến trường. Cậu em phàn nàn vì nước quá lạnh. Nó cau có nhìn Thanh. Thanh xuống bếp lấy cháo cho cậu em của mình. Khi cô bé đi ngang qua, cô của em trai nói”Mày phát phì từ lúc nào thế nhỉ? Trông mày thật xấu xí trong bộ đồng phục vừa cũ vừa chật ấy”. Thanh giật mình gấu áo của mình và nhìn xuống. Cung lúc đó bà mẹ đi vào trong bếp, Thanh chào mẹ nhưng mẹ càu nhàu, mắng em: “Sao? Giờ vẫn còn ở đây à? Đồ lười biếng.Đáng ra mày phải đi học từ lúc nãy rồi chứ.
Mày sẽ học muộn thôi con ạ. Tại sao mày không tỏ ra có ý thức trách nhiệm hơn chị gái của mày?”.Thanh quyết định bỏ bát cháo và chạy ra khỏi cửa.
Cô bé càng châm trễ hơn vì phải đợi xe quá lâu. Cô quên rằng hôm nay là thứ sáu, lại cuối tháng nên tất cả mọi người đều đi lại. Cuối cùng cô cũng lên được xe và va phải một phụ nữ khi chen vào hàng ghế giữa. Người phụ nữ bình phẩm về cô với người bạn của mình “sao lại có đứa con gái vụn về, khó coi thế nhỉ”.Thanh giả bộ không nghe thấy gì cả.
Cô bé chạy từ bến xe vào lớp, giáo viên phá lên cười khi nghe cô bước vào. Bà nói “Cuối cùng thì cũng đến lớp đấy à? Tưởng có việc khác quan trọng hơn rồi? Nhưng thôi, biết qui định của tôi rồi đấy, đã đi muộn rồi thì khỏi phải đến làm gì cho phiền. Hãy đợi ở bên ngoài cho đến cuối buổi học”.
*KẾT LUẬN:
Mỗi khi ai đó bị tổn thương, dù là nhỏ nhất, thì trong lòng người đó vẫn còn những vết hằn không thể nào xóa bỏ được. Do đó, cần hạn chế tối thiểu gây tổn thương cho người khác, đặc biệt đối với trẻ em.
KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
BÀI 3
Trao ñoåi tình huoáng (10 phuùt) :
Giáo viên 1
Cô nhắc lại câu hỏi nhé
Em nào giúp bạn trả lời câu
hỏi này?
Em nhắc lại đi.
Em trả lời được rồi.
Em nhớ tập trung vào bài học nhé
Giáo viên 2
-Học thì dở, nói thì hay! Đứng im
đấy!
Ai trả lời.
Nhắc lại đi.
Xoè tay ra( đánh 2 cái vào bàn tay)
Ngồi xuống! Lần sau còn vi phạm
nữa thì quét lớp 1 tuần nghe chưa!
Cách giải quyết tình huống thông thường của hai GV:
-Ở tình huống thứ nhất ,HS có lỗi cảm thấy thế nào?
-Ở tình huống thứ hai, HS có lỗi cảm thấy thế nào?
-Các HS khác cảm thấy thế nào ?
-Đứng ở phương diện là nhà sư phạm, GV cảm thấy thế nào ?
Thế nào là giáo dục kỉ luật tích cực?
1. Khái niệm giáo dục kỉ luật tích cực:
GDKLTC là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ , có sự thỏa thuận giữa người lớn – trẻ em và phù hơp với đặc điểm tâm lý của trẻ .
2.Sự cần thiết phải sử dụng biện pháp GDKLTC
2.1.Lợi ích của việc sử dụng biện pháp giáo dục
kỉ luật tích cực đối với HS và GV:
-Có nhiều cơ hội để chia sẻ, bày tỏ cảm xúc , được mọi người quan tâm,tôn trọng và lắng nghe ý kiến.
-Tích cực, chủ động hơn trong học tập.
-Tự tin trước đám đông.
-Phát huy được khả năng của cá nhân.
*V?i HS:
*Với GV:
-Giảm được áp lực quản lý lớp học vì :
+ HS hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật.
Từ đó GV có được sự tin tưởng của học sinh,
được HS tôn trọng.
+ Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
+ Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Được sự đồng tình, ủng hộ của gia đình HS và của xã hội.
Phân tích lợi ích của việc sử dụng biện pháp GDKLTC đối với gia đình , nhà trường và cộng đồng .
2.2.Lợi ích của việc sử dụng các biệp pháp GDKL tích cực đối với GĐ, nhà trường và cộng đồng :
-Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội.
-Đào tạo được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ,cống hiến cho gia đình và xã hội trong tương lai.
-Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.
-Các khoản chi phí để chăm sóc, điều trị và trợ giúp gia đình trẻ bị trừng phạt thân thể sẽ được dành để phục vụ nhân dân, nâng cao đời sống cộng đồng và xã hội.
-Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
Bài 4
THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN
VỀ GIÁO DỤC KỈ LUẬT TRẺ EM
Hãy liệt kê nhanh những thành ngữ, tục ngữ liên quan đến quan điểm giáo dục kỉ luật trẻ em mà Thầy, Cô biết ?
(Mỗi nhóm liệt kê nhanh 4 thành ngữ tục,ngữ )
Trong đó có quan điểm nào không tích cực?
Thảo luận nhóm(7phút): Tìm hiểu các lí lẽ ngụy biện sau đây:
1/Trừng phạt thân thể có tác dụng ngay tức thì. Khi bị TPTT trẻ sẽ sợ và lập tức làm theo yêu cầu của người lớn, điều này có tác dụng ngay trong việc ổn định và duy trì kỉ luật.Sử dụng TPTT sẽ nhanh chóng, đơn giản hơn so với các biện pháp giáo dục khác(nhóm 1,2)
2/Ảnh hưởng lâu dài của việc TPTT trẻ em cũng đâu có nặng nề đến thế.( nhóm 3,4)
3/Sử dụng TPTT trẻ em là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng.Đối với một số HS cá biệt, khó bảo thì TPTT là biện pháp duy nhất để trẻ vâng lời.(nhóm 5,6)
4/Tôi cũng đã bị TPTT và nhờ đó mà tôi nên người.(nhóm7, 8)
1.Những quan điểm, nhận thức không phù hợp của giáo viên về giáo dục kỉ luật trẻ em
-Hành vi, cách ứng xử của mỗi người thường xuất phát từ quan điểm, nhận thức của cá nhân và tập thể.
-Quan điểm nhận thức không tích cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, tạo môi trường giáo dục không tích cực, không phù hợp với thời đại hiện nay.
-Chúng ta phải thay đổi quan điểm nhận thức không tích cực trong giáo dục kỉ luật trẻ em.
Theo Thầy Cô,những khó khăn khi thay đổi quan điểm nhận thức?
2.Những khó khăn thi thay đổi quan điểm nhận thức
+ Quan niệm xã hội còn tồn tại
+ Khó khăn thay đổi thói quen cá nhân
+ Việc thực thi luật pháp còn chưa nghêm, các biện pháp chế tài còn chưa đầy đủ và cụ thể
+Ảnh hưởng bởi phong tục tập quán ở địa phương
+Tác động tiêu cực của xã hội
+Áp lực công việc của GV
3. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA GV VỀ GDKL
3.1.Thay đổi quan điểm còn tồn tại về GDKL của bản thân và của những người xung quanh:
-Tự đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu được tâm tư nguyện vọng, mong muốn của HS.
-Rút ra những bài học bổ ích trong việc giáo dục HS.
-Tuyên truyền vận động GV quan tâm đến HS.
-Tham khảo ,tìm tài liệu luật pháp về trẻ em, qui định của ngành .
-Tổ chức tập huấn, hội thảo, tuyên truyền, vận động GV hiểu rõ sự cần thiết phải thay đổi nhận thức về TPTT trẻ em.
3.2.Giải tỏa áp lực trong công việc
-Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học,yêu thích công việc của mình mà yêu thương HS:tạo không khí lớp học sinh động, không tiết kiệm lời khen đối với trẻ , xây dựng hộp thư “Điều em muốn nói”…
-Luôn tạo ra niềm vui trong công việc,gác lại những ưu phiền khi tiếp xúc với trẻ
-Luôn trao đổi chia sẻ với đồng nghiệp về kinh nghiệm GDKLTC học sinh.
KÍNH CHÚC QUÍ THẦY CÔ NĂM MỚI
SỨC KHOẺ, THÀNH ĐẠT !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Thị Yến Nhi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)