Bao cao chuyen de
Chia sẻ bởi Phan Thị Hoa Mỹ |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: bao cao chuyen de thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Sinh hoạt chuyên chuyên đề: Đánh giá một tiết dạy của giáo viên và nội dung đánh giá toàn diện giáo viên.
Hoạt động thao giảng, dự giờ là một trong những hoạt động chuyên môn cơ bản của giáo viên trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên phần lớn giáo viên vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động này. Đặc biệt là cách đánh giá, rút kinh nghiệm một giờ dạy. Vì vậy chúng tôi thực hiện chuyên đề “Đánh giá một tiết dạy của giáo viên” và “ Nội dung đánh giá toàn diện một giáo viên” nhằm giúp giáo viên có hướng đánh giá một cách chính xác, khoa học và khách quan nhất tiết dạy của đồng nghiệp khi dự giờ. Từ đó giúp đồng nghiệp thấy được những tích cực và hạn chế của giờ học nhằm tìm ra phương hướng để tối đa hóa hiệu quả của hoạt động dạy học.
Buổi sinh hoạt chuyên đề được tiến hành tại Hội trường lớn của trường THPT Nguyễn Siêu vào hồi 14h ngày 07 tháng 10 năm 2011 với hai nội dung chính là: “Đánh giá một tiết dạy của giáo viên” và “ Nội dung đánh giá toàn diện một giáo viên” do Ths Đỗ Bá Mười – Hiệu trưởng nhà trường thực hiện.
Chuyên đề thứ nhất:
ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN MỘT TIẾT DẠY THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
1. Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm - Xem xét trình độ nắm vững mục đích, yêu cầu, chương trình, nội dung giảng dạy, vị trí bài dạy trong hệ thống chương trình
- Mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của bài dạy, xác định trọng tâm, yêu cầu tối thiểu cho cả lớp và những vấn đề cần mở rộng, nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Việc giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh thông qua bài dạy
- Cấu trúc của bài dạy có hợp lí không
- Mục tiêu bài dạy có đạt không
2. Đánh giá năng lực sử dung phương pháp (kĩ năng sư phạm)
Đây là nội dung quan trọng nhất khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên ( vì giáo viên nắm chắc kiến thức chưa đủ để học sinh nắm bài tốt)
- Phát huy tích cực, tự giác của học sinh làm cho học sinh chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, tránh truyền đạt cho học sinh một cách thụ động
- Trong quá trình giảng dạy phải nắm bắt được năng lực, nhịp độ làm việc, thói quen làm việc của học sinh, phát hiện lỗ hổng kiến thức, hiểu được khó khăn của học sinh
Khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên cần xem xét các khía cạnh sau đây:
- Những hoạt động đơn phương của giáo viên
- Chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục có phù hợp với đặc điểm của học sinh và của môn học hay không ? ( thuyết trình, đàm thoại, trực quan, trao đổi nhóm các hoạt động khác nhau trong cùng một tiết dạy) sử dụng ngôn ngữ có trong sáng dễ hiểu không ?
- Biết hình thành rõ ràng các mục tiêu, từ đó đặt vấn đề, đưa ra chỉ dẫn, yêu cầu rõ ràng hay không ?
- Nghệ thuật trình bày bảng, trình bày thí nghiệm: Lựa chọn sử dụng đồ dùng, thí nghiệm có đúng lúc, đúng mục đích không ?
- Phân phối thời gian có hợp lí hay không ?
- Các biện pháp của giáo viên tổ chức, thúc đẩy học sinh chủ động học tập, sát trình độ các nhóm đối tượng và từng đối tượng hay không ?
- Giáo viên có nêu vấn đề làm cho học sinh định hướng rõ ràng theo dõi bài học: Cách hướng dẫn, hệ thống các câu hỏi dẫn dắt cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo để năm kiến thức và rèn luyện kĩ năng không ?
- Giáo viên có chú ý rèn luyện phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm bộ môn hay không ?
- Giáo viên có kích thích học sinh động não, chủ động làm việc không ?
(chú ý cả 3 nhóm đối tượng khá giỏi, trung bình, yếu)
- Giáo viên có tổ chức, quản lí hoạt động theo nhóm để học sinh được làm việc phù hợp với năng lực hoặc có thể trao đổi thảo luận hay không ?
- Giáo viên có biết khai thác lỗi của học sinh, Tận dụng cơ hội để uốn nắn làm cho học sinh nắm kiến thức chắc hơn không ?
- Giáo viên điều khiển lớp học thế nào ? việc thu hút sự chú ý của học sinh ra sao ?
- Giáo viên có làm chủ khi xử lí các tình huống vi phạm hay không ?
Hoạt động thao giảng, dự giờ là một trong những hoạt động chuyên môn cơ bản của giáo viên trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên phần lớn giáo viên vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động này. Đặc biệt là cách đánh giá, rút kinh nghiệm một giờ dạy. Vì vậy chúng tôi thực hiện chuyên đề “Đánh giá một tiết dạy của giáo viên” và “ Nội dung đánh giá toàn diện một giáo viên” nhằm giúp giáo viên có hướng đánh giá một cách chính xác, khoa học và khách quan nhất tiết dạy của đồng nghiệp khi dự giờ. Từ đó giúp đồng nghiệp thấy được những tích cực và hạn chế của giờ học nhằm tìm ra phương hướng để tối đa hóa hiệu quả của hoạt động dạy học.
Buổi sinh hoạt chuyên đề được tiến hành tại Hội trường lớn của trường THPT Nguyễn Siêu vào hồi 14h ngày 07 tháng 10 năm 2011 với hai nội dung chính là: “Đánh giá một tiết dạy của giáo viên” và “ Nội dung đánh giá toàn diện một giáo viên” do Ths Đỗ Bá Mười – Hiệu trưởng nhà trường thực hiện.
Chuyên đề thứ nhất:
ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN MỘT TIẾT DẠY THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
1. Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm - Xem xét trình độ nắm vững mục đích, yêu cầu, chương trình, nội dung giảng dạy, vị trí bài dạy trong hệ thống chương trình
- Mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của bài dạy, xác định trọng tâm, yêu cầu tối thiểu cho cả lớp và những vấn đề cần mở rộng, nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Việc giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh thông qua bài dạy
- Cấu trúc của bài dạy có hợp lí không
- Mục tiêu bài dạy có đạt không
2. Đánh giá năng lực sử dung phương pháp (kĩ năng sư phạm)
Đây là nội dung quan trọng nhất khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên ( vì giáo viên nắm chắc kiến thức chưa đủ để học sinh nắm bài tốt)
- Phát huy tích cực, tự giác của học sinh làm cho học sinh chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, tránh truyền đạt cho học sinh một cách thụ động
- Trong quá trình giảng dạy phải nắm bắt được năng lực, nhịp độ làm việc, thói quen làm việc của học sinh, phát hiện lỗ hổng kiến thức, hiểu được khó khăn của học sinh
Khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên cần xem xét các khía cạnh sau đây:
- Những hoạt động đơn phương của giáo viên
- Chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục có phù hợp với đặc điểm của học sinh và của môn học hay không ? ( thuyết trình, đàm thoại, trực quan, trao đổi nhóm các hoạt động khác nhau trong cùng một tiết dạy) sử dụng ngôn ngữ có trong sáng dễ hiểu không ?
- Biết hình thành rõ ràng các mục tiêu, từ đó đặt vấn đề, đưa ra chỉ dẫn, yêu cầu rõ ràng hay không ?
- Nghệ thuật trình bày bảng, trình bày thí nghiệm: Lựa chọn sử dụng đồ dùng, thí nghiệm có đúng lúc, đúng mục đích không ?
- Phân phối thời gian có hợp lí hay không ?
- Các biện pháp của giáo viên tổ chức, thúc đẩy học sinh chủ động học tập, sát trình độ các nhóm đối tượng và từng đối tượng hay không ?
- Giáo viên có nêu vấn đề làm cho học sinh định hướng rõ ràng theo dõi bài học: Cách hướng dẫn, hệ thống các câu hỏi dẫn dắt cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo để năm kiến thức và rèn luyện kĩ năng không ?
- Giáo viên có chú ý rèn luyện phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm bộ môn hay không ?
- Giáo viên có kích thích học sinh động não, chủ động làm việc không ?
(chú ý cả 3 nhóm đối tượng khá giỏi, trung bình, yếu)
- Giáo viên có tổ chức, quản lí hoạt động theo nhóm để học sinh được làm việc phù hợp với năng lực hoặc có thể trao đổi thảo luận hay không ?
- Giáo viên có biết khai thác lỗi của học sinh, Tận dụng cơ hội để uốn nắn làm cho học sinh nắm kiến thức chắc hơn không ?
- Giáo viên điều khiển lớp học thế nào ? việc thu hút sự chú ý của học sinh ra sao ?
- Giáo viên có làm chủ khi xử lí các tình huống vi phạm hay không ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thị Hoa Mỹ
Dung lượng: 497,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)