BẢN THAM LUẬN
Chia sẻ bởi Lich Tran |
Ngày 07/05/2019 |
20
Chia sẻ tài liệu: BẢN THAM LUẬN thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD – ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ Ngữ Văn
BẢN THAM LUẬN
Đề tài :
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MỞ RỘNG ĐỂ XÂY DỰNG BÀI TẬP LÀM VĂN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC.
( Phần văn thơ hiện đại )
Mục đích ý nghĩa :
Nhằm :
- Thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ thực chất công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” .
- Giảm tỉ lệ yếu kém, không có điểm khống chế , nâng cao đểm 5 trở lên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hằng năm.
- Giúp học sinh cảm thụ sâu hơn những tác phẩm văn học nằm trong chương trình thi tuyển.
- Tiếp tục thực hiện phương pháp tích hợp trong môn Ngữ Văn
- Gây hứng thú cho học sinh trong tiết học Ngữ Văn.
II. Nội dung đề tài :
Một bài TLV phân tích tác phẩm văn học (phân tích truyện, đoạn truyện, bài thơ hoặc đoạn thơ) của học sinh thường chỉ những nội dung gì có trong SGK mà các em được học. Cho nên bài làm thường rất ngắn, khô khan và thiếu cảm xúc. Để có được bài TLV có chiều sâu hơn, giàu cảm xúc hơn thì học sinh làm bài ngoài những gì SGK cung cấp, các em phải biết mở rộng để bài làm của mình có chiều sâu hơn và điểm số nhất định sẽ được nâng lên.
Muốn được như vậy, GV khi lên lớp ngoài việc truyền thụ đầy đủ nội dung yêu cầu của SGK, chúng ta còn phải biết cung cấp thêm cho học sinh những dẫn chứng có nội dung liên quan đến bài học để làm rõ trọng tâm của bài. Cách làm này chúng tôi tạm gọi là
phương pháp mở rộng. Trong khi soạn giáo án GV phải tìm tòi một số dẫn chứng có liên quan đến nội dung bài dạy để đưa vào nhằm giúp học sinh cảm thụ sâu hơn cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học. Việc làm này cũng giúp cho bài giảng của mình hay hơn và gây được hứng thú cho học sinh khi đến với các tác phẩm văn chương. Nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng mở rộng không phải là phô diễn kiến thức của mình mà chỉ nên chọn lọc một hoặc 2 ví dụ tiêu biểu nhất, hợp lý nhất chứ không nên đưa vào tràn lan. Nếu đưa vào quá nhiều ví dụ mở rộng thì bài làm của học sinh sẽ mắc lỗi xa đề, có khi lạc đề hoăc không đủ thời gian làm bài. Còn giáo viên sẽ sa đà vào những nội dung mở rộng mà không đủ thời gian hoàn thành tiết giảng.
Tóm lại, nên vận dụng phương pháp này một cách khéo léo để có kết quả tốt.
III. Biện pháp thực hiện :
-Thao giảng dự giờ để tổ cùng góp ý và xây dựng nội dung của đề tài được hoàn chỉnh .
- GV khi chuẩn bị bài giảng , phải tìm tòi những nội dung liên quan để mở rộng trong quá trình truyền thụ cho học sinh .
-Động viên học sinh tham gia tìm hiểu , sưu tầm những nội dung liên quan đến bài học trong việc soạn bài ở nhà .
-Thống kê điểm số qua các tiết kiểm tra bài viết để thấy kết quả.
IV. Tiến hành thực hiện đề tài :
1.Phân tích các tác phẩm thơ hiện đại :
a. Các bước khi phân tích một bài thơ , đoạn thơ .
-Bước 1 : Giới thiệu đoạn thơ .
-Bước 2 : Đưa đoạn thơ cần phân tích vào .
-Bước 3 : Phân tích ( đánh giá , nhận xét đoạn thơ ).
-Bước 4 : Mở rộng ( nếu có )
Hướng dẫn học sinh vận dụng làm bài TLV phân tích tác phẩm văn học : (Chúng tôi sẽ trình bày minh họa một số tác phẩm về thơ hiện đại ).
* Vận dụng trong tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu . Trong bài này chúng tôi mở rộng ngay phần đầu của bài thơ.
……..Mở đầu bài thơ , tác giả giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của những người lính cụ Hồ thời chống Pháp bằng những câu thơ mộc mạc , tự nhiên :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau ..
Với cặp câu thơ có các vế đối sóng đôi “Quê hương anh”, ”Làng tôi”, “Nước mặn đồng chua” , “ Đất cày lên sỏi đá”, tác giả cho thấy họ là những chàng trai chân lấm tay bùn, họ ra đi từ những làng quê nghèo khó, ra đi vì tiếng gọi của tổ quốc. Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ trong bài thơ là ngôn ngữ trong đời sống dân dã , mộc mạc thôn quê “Anh với tôi đôi người xa lạ”. Tác giả không dùng từ “hai” mà dùng từ “đôi”. Từ “đôi” gợi ra sự gắn bó mật thiết, không thể tách rời .
Từ ngữ sử dụng chọn lọc , rất phù hợp với chủ đề bài thơ . Nói đến chủ đề này ,nhà thơ Hồng Nguyên khi giới thiệu về người lính cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp cũng bằng những câu thơ thật mộc mạc giản dị không kém:
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một , hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến .
**Vận dụng trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương . Bài này khi dạy chúng tôi đưa vào mở rộng 2 ví dụ.
Bài thơ này là mạch cảm xúc của tác giả khi đến viếng lăng Bác Hồ ở Hà Nội . Ban đầu là cảm xúc của tác giả khi đứng ở ngoài lăng , tiếp đến là lúc vào trong lăng cuối cùng là lúc chia tay trở về . Dựa vào mạch cảm xúc ấy , chúng tôi phân tích phần đầu .
…… Đối với nhà thơ Viễn Phương ,ước nguyện được viếng lăng Bác đã ấp ủ từ lâu , nay thực hiện được mơ ước ấy nên niềm cảm xúc trào dâng bằng những câu thơ thật cảm động :
“Con ở niềm Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng .”
Niềm vui sướng vô biên như tâm trạng của người con đi xa lâu ngày nay được về thăm nhà .Tâm trạng vui sướng ấy như vỡ òa qua lời xưng hô “con”, “Bác” thật thân thương , gần gũi .Tiếp đến là hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương cũng gợi lên trong lòng nhà thơ một cảm xúc thật mãnh liệt : “Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam ”. Không phải là sự tình cờ mà nhà thơ đưa hình ảnh hàng tre vào trong khổ thơ đầu của mình để bộc lộ cảm xúc mà chính hình ảnh cây tre là biểu tượng của đất nước Việt Nam , là phẩm chất của con người Việt Nam cần cù bình dị mà kiên cường , bất khuất , thủy chung . Hàng tre luôn là hình ảnh thân quen , gắn bó với con người Việt Nam từ xa xưa . Chính vì vậy mà nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết :
“Tre xanh , xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.”
Hoà vào dòng người thăm lăng Bác , nhà thơ tiếp tục dòng suy tưởng. Lời thơ bỗng dạt dào một cảm xúc tự hào , thành kính , thương nhớ Bác :
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Ai đã từng một lần viếng lăng Bác mới hiểu hết hàm ý trong câu thơ của Viễn Phương . “Một mặt trời trong lăng rất đỏ” . Phép ẩn dụ sâu sắc . Hình ảnh mặt trời là hình ảnh tượng trưng cho Bác Hồ .Bác là mặt trời cách mạng , là nguồn ánh sáng rực rỡ không bao giờ tắt , mãi mãi chiếu rọi con đường đi lên của dân tộc Việt Nam . Đây là một sáng tạo nghệ thuật có tác dụng bộc lộ nội dung rất hiệu quả.
Một hình ảnh mặt trời rất đỏ , nhà thơ đã khái quát được hình ảnh Bác Hồ thật vĩ đại . Còn gì đẹp hơn , tự hào hơn khi nhân dân ta từ miền núi rừng , hải đảo xa xôi tới bưng biền Đồng Tháp đã dành những vần thơ lục bát chứa chan tình nghĩa, biết ơn về Bác để dâng lên người :
Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu , là vừng Thái Dương
Con đang đi giữa đêm trường
Nhờ cha soi đuốc dẫn đường cho con .
…….
***Vận dụng trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt .Trong bài thơ này , phần mở rộng chúng tôi đưa vào khi phân tích khổ cuối cùng .
……..
…….
Kết thúc bài thơ là tình cảm chân thành sâu sắc của người cháu dành cho bà :
Giờ cháu đã đi xa . Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà , niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
Tác giả sử dụng những hình ảnh thơ đối lập nhau giữa cuộc sống tiện nghi , hiện đại ở nước ngoài và hình ảnh bếp lửa bình dị , nghèo khó ở quê nhà để bộc lộ tình cảm chân thành , thủy chung của mình về người bà thân yêu .
Bà , tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương . Hình ảnh người bà thân quen trong Cuộc sống gợi ta nhớ đến lời tâm sự thật dễ thương dành cho bà của người cháu là chiến sĩ trong bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh :
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi , cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ .
…………
2. Vận dụng phương pháp mở rộng khi phân tích truyện hoặc đoạn truyện:
Thường khi làm bài văn phân tích truyện hoặc đoạn truyện các em thường kể suông về các tình tiết trong truyện. Các em ít khai thác nghệ thuật của tác phẩm. Cho nên trong khi GV dạy những tác phẩm này nên nhấn mạnh những nét nghệ thuật đặc trưng để các em nhớ.
Chẳng hạn, khi khai thác nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong các tác phẩm văn học. GV có thể mở rộng bằng cách so sánh cách xây dựng nhân vật giữa các tác phẩm với nhau.
Ví dụ : Trong truyện Làng, tác giả Kim Lân xây dựng nhân vật điển hình rất thành công. Nếu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, nhà văn rất thành công trong việc xây dựng nhân vật điển
hình về người nông dân trước cách mạng tháng Tám qua nhân vật chị Dậu thì trong tác phẩm Làng , Kim Lân xây dựng nhân vật ông Hai là nhân vật điển hình về người nông dân trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp .Đó là hình ảnh của người nông dân chân chất mộc mạc và có tình cảm yêu làng quê , yêu đất nước rất đáng trân trọng .
Hoặc mở rộng bằng cách so sánh các tình huống của truyện . Cách xây dưng tình huống của truyện mang dụng ý nghệ thuật riêng . Nếu truyện không đi sâu vào khai thác nội tâm nhân vật thì tình huống truyện rất nhẹ nhàng , tự nhiên .Nhưng nếu truyện đi sâu vào khai thác nội tâm nhân vật thì tình huống truyện thường căng thẳng , gay cấn .
GV có thể hướng dẫn cho học sinh lập luận bằng cách so sánh để mở rộng nội dung bài viết : Trong truyện Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long , tình huống truyện chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ và đầy thú vị giữa 3 nhân vật trên một chuyến xe đò với Anh thanh niên , một cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình trên đỉnh Yên Sơn . Đọc truyện chúng ta có cảm giác nhẹ nhàng , thích thú . Nhưng trong truyện ngắn Làng Của Kim Lân thì ngược lại . Truyện khai thác nội tâm nhân vật ông Hai . Ông Hai với diễn biến tâm trạng rất phức tạp khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây nên tình huống của truyện thật gay cấn , căng thẳng . Chính các tình huống này đã đẩy mâu thuẫn của truyện lên cao . …….. Nhưng cuối cùng tác giả rất khéo léo để giải quyết mâu thuẫn một cách hợp lý .
Đây là một thành công rất lớn của nhà văn Kim Lân
Ngoài ra , phân tích tác phẩm truyện hoặc đoạn truyện , chúng ta cũng có thể mở rộng bằng cách đưa một số ví dụ về thơ văn ngoài tác phẩm vào để mở rộng .
.Chẳng hạn , khi phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê , chúng ta có thể mở rộng hình ảnh người nữ thanh niên xung phong làm công việc phá bom mìn trên tuyến đường Trường Sơn bằng một số câu thơ có nội dung liên quan :
……Công việc của ba nữ thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ :“Đo khối lượng đất lấp vào hố bom , đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” , công việc thật nguy hiểm , thần chết luôn rình rập dưới lòng đất .
Nhưng khi nói đến cái chết , Phương Định có lời tâm sự “Tôi có nghĩ đến cái chết . Nhưng một cái chết mờ nhạt , không cụ thể . Cái chính : liệu mìn có nổ , bom có nổ không ?” .
Lời tâm sự của Phương Định giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tinh thần trách nhiệm và sự hy sinh quá lớn lao của họ cho đất nước trong chiến tranh ..Sự hy sinh ấy được nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ca ngợi bằng những câu thơ vô cùng xúc động :
Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom .
(Khoảng trời-hố bom )
V. Kết luận: Vận dụng phương pháp này tùy theo sự linh hoạt của từng GV. Chúng ta không nên quá cứng nhắc .Qua quá trình vận dụng, chúng tôi nhận thấy rằng trong tiết học phân tích các tác phẩm văn thơ hiện đại học sinh thấy hứng thú hơn vì các em được tham gia các ví dụ mở rộng mà các em sưu tầm được và hiểu sâu hơn nội dung của bài học. Điều quan trọng là các bài TLV về phân tích tác phẩm văn học của các em có chiều sâu hơn, bài văn của các em viết có độ dài hơn.
Trên đây là phần trình bày của chúng tôi về đề tài đã nêu. Việc làm này được rút ra trong quá trình giảng dạy.Tuy nhiên vẫn mang tính chủ quan nên không tránh khỏi những thiếu sót. Mong mọi người đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài trên được hoàn chỉnh.
Dầu Tiếng , ngày 12 /11/ 2011
Người viết bản tham luận
TRẦN THỊ LỊCH
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ Ngữ Văn
BẢN THAM LUẬN
Đề tài :
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MỞ RỘNG ĐỂ XÂY DỰNG BÀI TẬP LÀM VĂN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC.
( Phần văn thơ hiện đại )
Mục đích ý nghĩa :
Nhằm :
- Thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ thực chất công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” .
- Giảm tỉ lệ yếu kém, không có điểm khống chế , nâng cao đểm 5 trở lên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hằng năm.
- Giúp học sinh cảm thụ sâu hơn những tác phẩm văn học nằm trong chương trình thi tuyển.
- Tiếp tục thực hiện phương pháp tích hợp trong môn Ngữ Văn
- Gây hứng thú cho học sinh trong tiết học Ngữ Văn.
II. Nội dung đề tài :
Một bài TLV phân tích tác phẩm văn học (phân tích truyện, đoạn truyện, bài thơ hoặc đoạn thơ) của học sinh thường chỉ những nội dung gì có trong SGK mà các em được học. Cho nên bài làm thường rất ngắn, khô khan và thiếu cảm xúc. Để có được bài TLV có chiều sâu hơn, giàu cảm xúc hơn thì học sinh làm bài ngoài những gì SGK cung cấp, các em phải biết mở rộng để bài làm của mình có chiều sâu hơn và điểm số nhất định sẽ được nâng lên.
Muốn được như vậy, GV khi lên lớp ngoài việc truyền thụ đầy đủ nội dung yêu cầu của SGK, chúng ta còn phải biết cung cấp thêm cho học sinh những dẫn chứng có nội dung liên quan đến bài học để làm rõ trọng tâm của bài. Cách làm này chúng tôi tạm gọi là
phương pháp mở rộng. Trong khi soạn giáo án GV phải tìm tòi một số dẫn chứng có liên quan đến nội dung bài dạy để đưa vào nhằm giúp học sinh cảm thụ sâu hơn cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học. Việc làm này cũng giúp cho bài giảng của mình hay hơn và gây được hứng thú cho học sinh khi đến với các tác phẩm văn chương. Nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng mở rộng không phải là phô diễn kiến thức của mình mà chỉ nên chọn lọc một hoặc 2 ví dụ tiêu biểu nhất, hợp lý nhất chứ không nên đưa vào tràn lan. Nếu đưa vào quá nhiều ví dụ mở rộng thì bài làm của học sinh sẽ mắc lỗi xa đề, có khi lạc đề hoăc không đủ thời gian làm bài. Còn giáo viên sẽ sa đà vào những nội dung mở rộng mà không đủ thời gian hoàn thành tiết giảng.
Tóm lại, nên vận dụng phương pháp này một cách khéo léo để có kết quả tốt.
III. Biện pháp thực hiện :
-Thao giảng dự giờ để tổ cùng góp ý và xây dựng nội dung của đề tài được hoàn chỉnh .
- GV khi chuẩn bị bài giảng , phải tìm tòi những nội dung liên quan để mở rộng trong quá trình truyền thụ cho học sinh .
-Động viên học sinh tham gia tìm hiểu , sưu tầm những nội dung liên quan đến bài học trong việc soạn bài ở nhà .
-Thống kê điểm số qua các tiết kiểm tra bài viết để thấy kết quả.
IV. Tiến hành thực hiện đề tài :
1.Phân tích các tác phẩm thơ hiện đại :
a. Các bước khi phân tích một bài thơ , đoạn thơ .
-Bước 1 : Giới thiệu đoạn thơ .
-Bước 2 : Đưa đoạn thơ cần phân tích vào .
-Bước 3 : Phân tích ( đánh giá , nhận xét đoạn thơ ).
-Bước 4 : Mở rộng ( nếu có )
Hướng dẫn học sinh vận dụng làm bài TLV phân tích tác phẩm văn học : (Chúng tôi sẽ trình bày minh họa một số tác phẩm về thơ hiện đại ).
* Vận dụng trong tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu . Trong bài này chúng tôi mở rộng ngay phần đầu của bài thơ.
……..Mở đầu bài thơ , tác giả giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của những người lính cụ Hồ thời chống Pháp bằng những câu thơ mộc mạc , tự nhiên :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau ..
Với cặp câu thơ có các vế đối sóng đôi “Quê hương anh”, ”Làng tôi”, “Nước mặn đồng chua” , “ Đất cày lên sỏi đá”, tác giả cho thấy họ là những chàng trai chân lấm tay bùn, họ ra đi từ những làng quê nghèo khó, ra đi vì tiếng gọi của tổ quốc. Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ trong bài thơ là ngôn ngữ trong đời sống dân dã , mộc mạc thôn quê “Anh với tôi đôi người xa lạ”. Tác giả không dùng từ “hai” mà dùng từ “đôi”. Từ “đôi” gợi ra sự gắn bó mật thiết, không thể tách rời .
Từ ngữ sử dụng chọn lọc , rất phù hợp với chủ đề bài thơ . Nói đến chủ đề này ,nhà thơ Hồng Nguyên khi giới thiệu về người lính cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp cũng bằng những câu thơ thật mộc mạc giản dị không kém:
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một , hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến .
**Vận dụng trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương . Bài này khi dạy chúng tôi đưa vào mở rộng 2 ví dụ.
Bài thơ này là mạch cảm xúc của tác giả khi đến viếng lăng Bác Hồ ở Hà Nội . Ban đầu là cảm xúc của tác giả khi đứng ở ngoài lăng , tiếp đến là lúc vào trong lăng cuối cùng là lúc chia tay trở về . Dựa vào mạch cảm xúc ấy , chúng tôi phân tích phần đầu .
…… Đối với nhà thơ Viễn Phương ,ước nguyện được viếng lăng Bác đã ấp ủ từ lâu , nay thực hiện được mơ ước ấy nên niềm cảm xúc trào dâng bằng những câu thơ thật cảm động :
“Con ở niềm Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng .”
Niềm vui sướng vô biên như tâm trạng của người con đi xa lâu ngày nay được về thăm nhà .Tâm trạng vui sướng ấy như vỡ òa qua lời xưng hô “con”, “Bác” thật thân thương , gần gũi .Tiếp đến là hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương cũng gợi lên trong lòng nhà thơ một cảm xúc thật mãnh liệt : “Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam ”. Không phải là sự tình cờ mà nhà thơ đưa hình ảnh hàng tre vào trong khổ thơ đầu của mình để bộc lộ cảm xúc mà chính hình ảnh cây tre là biểu tượng của đất nước Việt Nam , là phẩm chất của con người Việt Nam cần cù bình dị mà kiên cường , bất khuất , thủy chung . Hàng tre luôn là hình ảnh thân quen , gắn bó với con người Việt Nam từ xa xưa . Chính vì vậy mà nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết :
“Tre xanh , xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.”
Hoà vào dòng người thăm lăng Bác , nhà thơ tiếp tục dòng suy tưởng. Lời thơ bỗng dạt dào một cảm xúc tự hào , thành kính , thương nhớ Bác :
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Ai đã từng một lần viếng lăng Bác mới hiểu hết hàm ý trong câu thơ của Viễn Phương . “Một mặt trời trong lăng rất đỏ” . Phép ẩn dụ sâu sắc . Hình ảnh mặt trời là hình ảnh tượng trưng cho Bác Hồ .Bác là mặt trời cách mạng , là nguồn ánh sáng rực rỡ không bao giờ tắt , mãi mãi chiếu rọi con đường đi lên của dân tộc Việt Nam . Đây là một sáng tạo nghệ thuật có tác dụng bộc lộ nội dung rất hiệu quả.
Một hình ảnh mặt trời rất đỏ , nhà thơ đã khái quát được hình ảnh Bác Hồ thật vĩ đại . Còn gì đẹp hơn , tự hào hơn khi nhân dân ta từ miền núi rừng , hải đảo xa xôi tới bưng biền Đồng Tháp đã dành những vần thơ lục bát chứa chan tình nghĩa, biết ơn về Bác để dâng lên người :
Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu , là vừng Thái Dương
Con đang đi giữa đêm trường
Nhờ cha soi đuốc dẫn đường cho con .
…….
***Vận dụng trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt .Trong bài thơ này , phần mở rộng chúng tôi đưa vào khi phân tích khổ cuối cùng .
……..
…….
Kết thúc bài thơ là tình cảm chân thành sâu sắc của người cháu dành cho bà :
Giờ cháu đã đi xa . Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà , niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
Tác giả sử dụng những hình ảnh thơ đối lập nhau giữa cuộc sống tiện nghi , hiện đại ở nước ngoài và hình ảnh bếp lửa bình dị , nghèo khó ở quê nhà để bộc lộ tình cảm chân thành , thủy chung của mình về người bà thân yêu .
Bà , tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương . Hình ảnh người bà thân quen trong Cuộc sống gợi ta nhớ đến lời tâm sự thật dễ thương dành cho bà của người cháu là chiến sĩ trong bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh :
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi , cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ .
…………
2. Vận dụng phương pháp mở rộng khi phân tích truyện hoặc đoạn truyện:
Thường khi làm bài văn phân tích truyện hoặc đoạn truyện các em thường kể suông về các tình tiết trong truyện. Các em ít khai thác nghệ thuật của tác phẩm. Cho nên trong khi GV dạy những tác phẩm này nên nhấn mạnh những nét nghệ thuật đặc trưng để các em nhớ.
Chẳng hạn, khi khai thác nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong các tác phẩm văn học. GV có thể mở rộng bằng cách so sánh cách xây dựng nhân vật giữa các tác phẩm với nhau.
Ví dụ : Trong truyện Làng, tác giả Kim Lân xây dựng nhân vật điển hình rất thành công. Nếu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, nhà văn rất thành công trong việc xây dựng nhân vật điển
hình về người nông dân trước cách mạng tháng Tám qua nhân vật chị Dậu thì trong tác phẩm Làng , Kim Lân xây dựng nhân vật ông Hai là nhân vật điển hình về người nông dân trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp .Đó là hình ảnh của người nông dân chân chất mộc mạc và có tình cảm yêu làng quê , yêu đất nước rất đáng trân trọng .
Hoặc mở rộng bằng cách so sánh các tình huống của truyện . Cách xây dưng tình huống của truyện mang dụng ý nghệ thuật riêng . Nếu truyện không đi sâu vào khai thác nội tâm nhân vật thì tình huống truyện rất nhẹ nhàng , tự nhiên .Nhưng nếu truyện đi sâu vào khai thác nội tâm nhân vật thì tình huống truyện thường căng thẳng , gay cấn .
GV có thể hướng dẫn cho học sinh lập luận bằng cách so sánh để mở rộng nội dung bài viết : Trong truyện Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long , tình huống truyện chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ và đầy thú vị giữa 3 nhân vật trên một chuyến xe đò với Anh thanh niên , một cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình trên đỉnh Yên Sơn . Đọc truyện chúng ta có cảm giác nhẹ nhàng , thích thú . Nhưng trong truyện ngắn Làng Của Kim Lân thì ngược lại . Truyện khai thác nội tâm nhân vật ông Hai . Ông Hai với diễn biến tâm trạng rất phức tạp khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây nên tình huống của truyện thật gay cấn , căng thẳng . Chính các tình huống này đã đẩy mâu thuẫn của truyện lên cao . …….. Nhưng cuối cùng tác giả rất khéo léo để giải quyết mâu thuẫn một cách hợp lý .
Đây là một thành công rất lớn của nhà văn Kim Lân
Ngoài ra , phân tích tác phẩm truyện hoặc đoạn truyện , chúng ta cũng có thể mở rộng bằng cách đưa một số ví dụ về thơ văn ngoài tác phẩm vào để mở rộng .
.Chẳng hạn , khi phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê , chúng ta có thể mở rộng hình ảnh người nữ thanh niên xung phong làm công việc phá bom mìn trên tuyến đường Trường Sơn bằng một số câu thơ có nội dung liên quan :
……Công việc của ba nữ thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ :“Đo khối lượng đất lấp vào hố bom , đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” , công việc thật nguy hiểm , thần chết luôn rình rập dưới lòng đất .
Nhưng khi nói đến cái chết , Phương Định có lời tâm sự “Tôi có nghĩ đến cái chết . Nhưng một cái chết mờ nhạt , không cụ thể . Cái chính : liệu mìn có nổ , bom có nổ không ?” .
Lời tâm sự của Phương Định giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tinh thần trách nhiệm và sự hy sinh quá lớn lao của họ cho đất nước trong chiến tranh ..Sự hy sinh ấy được nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ca ngợi bằng những câu thơ vô cùng xúc động :
Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom .
(Khoảng trời-hố bom )
V. Kết luận: Vận dụng phương pháp này tùy theo sự linh hoạt của từng GV. Chúng ta không nên quá cứng nhắc .Qua quá trình vận dụng, chúng tôi nhận thấy rằng trong tiết học phân tích các tác phẩm văn thơ hiện đại học sinh thấy hứng thú hơn vì các em được tham gia các ví dụ mở rộng mà các em sưu tầm được và hiểu sâu hơn nội dung của bài học. Điều quan trọng là các bài TLV về phân tích tác phẩm văn học của các em có chiều sâu hơn, bài văn của các em viết có độ dài hơn.
Trên đây là phần trình bày của chúng tôi về đề tài đã nêu. Việc làm này được rút ra trong quá trình giảng dạy.Tuy nhiên vẫn mang tính chủ quan nên không tránh khỏi những thiếu sót. Mong mọi người đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài trên được hoàn chỉnh.
Dầu Tiếng , ngày 12 /11/ 2011
Người viết bản tham luận
TRẦN THỊ LỊCH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lich Tran
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)